Ngành bán lẻ Trung Quốc hậu COVID-19 và bài học cho các doanh nghiệp Việt

Đã gần 3 tháng kể từ khi các thành phố lớn ở trung quốc bị phong tỏa vì đại dịch covid-19, nước này đang dần ổn định trong giai đoạn hậu covid-19. tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn và thách thức đối với các nhà bán lẻ trung quốc, đặc biệt là những doanh nghiệp gần như phụ thuộc vào những kênh bán hàng truyền thống. họ không chỉ gặp phải khó khăn trong việc suy giảm doanh số, mà còn gặp phải thách thức trong việc chuyển đổi số. giờ đây, ngành bán lẻ trung quốc đang đối diện với những thay đổi lớn nhất từ trước đến nay.

Trước cuộc khủng hoảng, các nhà bán lẻ offline đã phải đối diện với một tương lai không chắc chắn. Các trung tâm mua sắm lớn đã trải qua 3 năm liên tiếp sụt giảm doanh thu từ năm 2016 đến 2019. Các đại gia thương mại điên tử là Alibaba và JD.com đã lấn sân sang bán lẻ offline cùng với kho dữ liệu khổng lồ về dữ liệu người tiêu dùng cùng với tính linh hoạt của New Retail (sự kết hợp giữa thương mại điện tử với hệ thống cửa hàng vật lý).

COVID-19 là món quà không mong đợi đối với các nhà bán lẻ offline ở Trung Quốc với liên tiếp các cửa hàng bị đóng cửa, những cửa hàng còn lại thì suy giảm doanh số trầm trọng. Đến tháng 2/2020, H&M đã đóng cửa 64% cửa hàng tại Trung Quốc và doanh số giảm 89% so với cùng kì năm 2019.

Và khi số ca nhiễm COVID-19 bắt đầu giảm trong tháng 3, các nhà bán lẻ offline đã nhanh chóng hoạt động trở lại. Trong một cuộc khảo sát của Hiệp hội Thương mại Hàng hóa Trung Quốc cho thấy 81% các nhà bán lẻ đã mở lại toàn bộ các cửa hàng và 15% mở lại ít nhất 90%.

Mặc dù lệnh phong tỏa đã kết thúc và các cửa hàng đã được mở cửa lại một cách nhanh chóng, nhưng nỗi đau của các nhà bán lẻ vẫn còn đó. Khảo sát cho thấy chỉ 77% các nhà bán lẻ có lưu lượng khách trên mức 50% so với trước đại dịch. Các báo cáo đến từ Suning và Walmart cho thấy rằng một số địa điểm cho nhận được một nửa lượng khách so với bình thường. Gần một nửa các nhà bán lẻ ước tính doanh số của họ chỉ bằng 60-70% so với trước đại dịch, trong khi chỉ 3% cho rằng họ doanh số của họ sau đại dịch phục hồi bằng với trước khi COVID-19 diễn ra. Đến giữa tháng 4, doanh số của H&M vẫn giảm 23%.

Nỗi sợ rằng đại dịch có thể tái phát vẫn đang ám ảnh các nhà bán lẻ offline Trung Quốc. Đối mặt với các lo lắng của khách hàng, nhà bán lẻ điện tử Gome đã đưa ra chiến lược áp dụng tại hơn 1000 cửa hàng của mình. Tất cả khách hàng khi đến với cửa hàng của họ bắt buộc phải đeo khẩu trang và đo thân nhiệt, và toàn bộ cửa hàng của họ sẽ được khử trùng định kì. Công ty phân phối mỹ phẩm Wow Color cũng đưa ra chính sách tương tự. JD thậm chí còn chỉ cho tối đa 300 khách hàng được phép vào trung tâm thương mại của họ trong cùng một thời điểm. Mặc dù là cần thiết, những những biên pháp trên cũng phần nào không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số mà còn là gắng nặng chi phí đối với các nhà bán lẻ.

Đối mặt với những lo lắng đến từ khách hàng, một số nhà bán lẻ cũng đã nỗ lực công khai những cố gắng của họ trong việc đảm bảo an toàn cho khách hàng của họ. Đầu tháng 4, Gome đã đăng hình ảnh toàn bộ nhân viên của họ đều được mặc đồ bảo họ trên Weibo. Sephora đã viral về các biện pháp bảo vệ an toàn của họ trong một đoạn video ca nhạc được chia sẻ trên Wechat.

Cuộc khủng hoảng COVID-19 như là chiếc đinh cuối cùng đóng vào chiếc quan tài dành cho nhà phân phối mỹ phẩm của Space NK của Anh, khi mà họ chính thức rời khỏi Trung Quốc sau hơn 12 năm không tìm được chỗ đứng tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.Đối thủ của họ Watson, người đi tiên phong trong việc số hóa hơn 3000 cửa hàng của họ, đẩy mạnh thương mại điện tử, dường như đã có sự chuẩn bị tốt để vượt qua cơn bão này.

Việc đưa thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng chủ chốt đã được đẩy nhanh hơn bao giờ hết sau đại dịch. Các thương hiệu nổi tiếng như Prada, Tesla và Ikea đã chính thức có gian hàng trên Tmall. Louis Vuitton đã chính thức thực hiện buổi livestream đầu tiên trên mạng xã hội RED vào cuối tháng 3 với hơn 150,000 lượt xem. Alibaba đã tổ chức tuần lễ thời trang ảo với sự tham gia của hơn 150 thương hiệu và 11 triệu người xem , đem lại doanh thu hơn 3 triệu USD.

Và bây giờ, Gome đang thực hiện chuyển đổi số nghiêm túc hơn: Vào 20 tháng 4, nền tảng mạng xã hội mới nổi Pinduoduo (PDD), điều này sẽ giúp cho Gome tận dụng được nền tảng mạng xã hội của PDD truy cập được sở thích và hành vi của người tiêu dùng, và nâng cấp chuỗi cung ứng của Gome trên toàn cầu. Thương vụ lần này đã giúp Gome gia nhập hàng ngũ đối thủ cạnh tranh của Five Star và Walmart, những nhà bán lẻ đã hình thành mối quan hệ đối tác với các nhà bán lẻ trực tuyến trước khi bùng nổ.

Tình hình thực tế sau thời gian phong tỏa không phải là lúc để các nhà bán lẻ offline ăn mừng (sau đại dịch), bây giờ họ đang phải đối mặt với áp lực chuyển đổi số lớn hơn bao giờ hết. Và đây cũng là một bài học cho các nhà bán lẻ offline trên toàn thế giới.

Nguồn: Gartner via WorldLine Technology