31 kế sách giúp doanh nghiệp sống sót qua mùa COVID

Có nên chạy quảng cáo trong mùa dịch? Cần làm gì để đảm bảo tài chính khi việc kinh doanh đang ngày càng khó khăn? Phải làm gì để tìm được nhiều khách hàng mới?...

Các doanh nghiệp bản lĩnh hoàn toàn có khả năng biến thách thức thành cơ hội, mang tâm thế của “lò xo nén”, làm việc chặt chẽ trong từng khâu để sẵn sàng bứt phá.

31 kế sách đề cập đến các cách để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp trong 7 lĩnh vực:

  • Tài chính
  • Quản trị nhân sự
  • Truyền thông nội bộ
  • Quy định an toàn
  • Marketing
  • Sale
  • Sản phẩm

Mỗi kế sách với các cách thực hiện chi tiết có thể giúp các doanh nghiệp:

  • Tìm được những bước hành động cần thiết để duy trì sự tồn tại trong thời kỳ sống còn với dịch bệnh.
  • Tăng doanh thu với các hoạt động trên nền tảng Online.
  • Cắt giảm chi phí mà không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp.
  • Quản lý và ổn định tinh thần nhân viên trong giai đoạn dịch bệnh.

Đây chắc chắn sẽ là chiếc “phao cứu sinh” giúp các doanh nghiệp vượt qua “cơn bão” COVID-19.

1. Tài chính

Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Chính phủ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, hỗ trợ tín dụng... doanh nghiệp cần có các biện pháp chủ động để giữ ổn định tài chính nội bộ.

Rà soát toàn bộ các dự án để cắt các dự án không đem về doanh thu

Việc thiết lập và rà soát báo cáo tài chính của các dự án sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mình đang lãng phí nguồn lực vào đâu. Các dự án không đem về doanh thu hoặc có doanh thu không đáng kể cần được xem xét loại bỏ để tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức không chỉ trong mùa dịch COVID-19 mà trong suốt chu trình hoạt động của doanh nghiệp.

Ổn định tiền mặt

Để ổn định tiền mặt, các doanh nghiệp cần phải dự toán nguồn tiền hiện có. Trong thời điểm COVID-19, “tiền mặt là vua”. Việc tính toán lượng tiền mặt đồng thời áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí sẽ giúp doanh nghiệp xác định được lượng tiền mặt khả dụng trong từng khoảng thời gian nhất định, có đủ để chi tiêu trong và sau dịch bệnh hay không, đề phòng rủi ro bất trắc nếu có bất kỳ biến chuyển tiêu cực nào từ phía ngân hàng.

Giảm chi phí cho những hoạt động chưa cần thiết

Một ví dụ cho các chi phí không cần thiết là chi phí ăn uống của nhân viên trong thời gian hiện tại. Các doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí ăn uống đối với các doanh nghiệp có hỗ trợ ăn trưa cho cán bộ nhân viên, khuyến khích cán bộ nhân viên tự chuẩn bị đồ ăn để đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm chi phí mùa dịch, hạn chế tổ chức những bữa tiệc nội bộ, hoãn các kế hoạch công tác, du lịch không cần thiết.

2. Quản trị nhân sự

Tập trung vào nhân sự hiện tại

Training, đào tạo sâu hơn: Trong tình trạng khó khăn của dịch bệnh, doanh nghiệp sống sót được là nhờ chính năng lực của các cán bộ nhân viên. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp nhìn nhận lại hệ thống nhân sự, tập trung đào tạo và giao trọng trách cho nhân viên có kỹ năng tốt và làm việc hiệu quả nhất trong lĩnh vực đó.

Điều chỉnh nhân sự tại các bộ phận hỗ trợ

Cắt giảm hoặc điều chuyển nhân sự sang bộ phận khác trực tiếp tạo ra doanh thu: Lượng khách hàng của doanh nghiệp trong thời buổi COVID hầu như đều bị ảnh hưởng ít nhiều. Việc cắt giảm hoặc luân chuyển nhân sự từ các bộ phận hỗ trợ/ chăm sóc khách hàng, hoặc các phòng ban khác không trực tiếp tạo ra doanh thu là việc làm cần thiết để điều chỉnh hệ thống nhân sự và giảm thiểu tổn thất.

3. Truyền thông nội bộ

Cung cấp các thông tin an toàn mùa dịch liên tục, kịp thời. Tuy các cổng thông tin đại chúng đã đề cập rất nhiều đến tình hình mùa dịch, nhưng việc doanh nghiệp xuất bản các ấn phẩm truyền thông nội bộ liên tục, kịp thời, có liên quan đến chủ đề nóng hổi này sẽ tạo dựng tâm lý vững vàng hơn cho nhân sự công ty, thể hiện sự nhanh nhạy, chu đáo của doanh nghiệp, củng cố ý chí chung tay góp sức, đồng lòng vượt qua tâm bão.

4. Quy định an toàn mùa dịch

Trước tình hình diễn biến nguy hiểm của dịch bệnh, tất cả công ty, văn phòng làm việc, cửa hàng cần phải đảm bảo các quy định an toàn mùa dịch được Bộ Y tế đề nghị. Có thể ví dụ một số cách đơn giản như:

Đảm bảo an toàn khi ra vào văn phòng

Thực hiện nghiêm túc các quy định và biện pháp phòng dịch như: Đo thân nhiệt cho 100% người ra vào, đeo khẩu trang 100% trong quá trình tiếp khách và làm việc, những người đi từ vùng dịch trong 14 ngày không được cho vào tòa nhà...

Tránh tụ tập đông người

Thực hiện bằng cách chuyển các cuộc họp sang hình thức online, sử dụng công cụ họp trực tuyến, cắt các hoạt động tập thể, giảm bớt các hoạt động đông người...

5. Marketing

Một trong những sai lầm của các doanh nghiệp trong giai đoạn này là cắt giảm ngân sách hoặc dừng các hoạt động Marketing, quảng cáo. Nhưng trong thời điểm này, khi nhiều đối thủ đang bị loại ra khỏi “cuộc chơi”, cơ hội dành cho bạn chắc chắn đang rộng mở nếu bạn biết tận dụng mọi tiềm lực về Marketing.

Chuyển từ offline sang online

Tâm lý lo sợ tác động mạnh lên hành vi tiêu dùng. Hơn 50% người được hỏi đã giảm thời gian mua sắm tại chợ, siêu thị và tạp hóa. Ngược lại, con số này ở hình thức mua sắm online chỉ là 23%.

Vì vậy việc chuyển đổi từ bán hàng offline truyền thống sang hình thức online trở nên cần thiết hơn bao giờ hết nếu doanh nghiệp muốn tồn tại trong thời kỳ này.

Chạy quảng cáo online

Nhiều doanh nghiệp mắc phải sai lầm khi cắt bỏ các kênh quảng cáo online trong thời gian này. Tại sao lại gọi là “sai lầm”?

  • Vì nhiều đối thủ đã dừng “cuộc chơi”, mức độ cạnh tranh giảm.
  • Vì thời gian này, chi phí chạy quảng cáo giảm.
  • Vì mọi người đã chuyển sang hình thức mua sắm online.

Nếu bạn biết tận dụng các hình thức quảng cáo online trong thời gian này, đây chắc chắn là “mỏ vàng” mà bạn có thể khai thác triệt để.

Cập nhật các ấn phẩm bắt trend trong mùa dịch

Đừng làm ngơ trước các nội dung đang được nhiều người quan tâm trong giai đoạn này. Hãy thử nghiên cứu kỹ hơn, chắc chắn bạn sẽ tìm ra được một vài “lối đi” mới cho sản phẩm của mình.

6. Sale

Dù trong bất kỳ thời điểm nào, một doanh nghiệp muốn duy trì thì không thể bỏ qua các hoạt động kinh doanh, bán hàng. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh, nhân viên sale cần phải có các hành động kịp thời để góp phần ổn định doanh thu.

7. Sản phẩm

Doanh thu có tăng hay không phần nhiều dựa vào nội tại của sản phẩm. Sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu hiện tại của thị trường không? Có giải quyết được vấn đề mà người tiêu dùng gặp phải hay không?

Tất cả sẽ được giải đáp trong Ebook “31 kế sách giúp các doanh nghiệp vượt qua mùa dịch”

Tải full tài liệu tại đây.

Novaon