Marketer minh tran
minh tran

Managing director @ Voltron Performance Marketing Agency

Bẫy sập của não phải, Marketeer càng có kinh nghiệm càng dễ mắc lỗi số 3

Vì sao vẫn có những Marketeer kinh nghiệm tận vài năm về phân tích lại bị rơi vào các tình huống trớ trêu và phi lý trí của não phải khiến kết quả kinh doanh không hoàn hảo đúng như kì vọng?

Khi trò chuyện với các Marketeers ở các thế hệ và lĩnh vực khác nhau, tôi nhận ra một sự khác biệt rõ rệt trong cách họ tiếp nhận và xử lý dữ liệu. Ví dụ như trong bài viết này của TGDD, đề cập đến một "vũ khí bí mật" rất khủng khiếp giúp họ dẫn đầu http://bit.ly/2FQ1KFy

Đọc xong thì tôi khá ngỡ ngàng vì tư duy giúp TGDĐ hình thành nên công cụ “mắt thần" ở bài viết trên, đã được các bạn Intern thực hành nát bét trong những ngày đầu triển khai quảng cáo Facebook, Google (tư duy A/B testing). Nếu TGDĐ theo dõi tỉ lệ hài lòng trên lượt khách ghé thăm để tối ưu từng cửa hàng, thì các bạn Intern sẽ theo dõi tỉ lệ chuyển đối trên lượng người xem quảng cáo để tối ưu từng chiến dịch

Rõ ràng hơi thở của thời đại kĩ thuật số đã giúp các Digital Marketeers ngày nay hình thành, trải nghiệm tư duy phân tích dữ liệu và lưu trữ con số để ra quyết định từ rất sớm, thay vì phải nỗ lực 5-10 năm để lên đến một vị trí cao cấp phụ trách chiến lược mới được thực hành như trước đây

Thời đại kĩ thuật số giúp Digital Marketeer được trải nghiệm và hình thành kĩ năng phân tích dữ liệu sớm hơn Marketeer truyền thống

Tuy nhiên các bạn Intern nêu trên hoặc rất nhiều Marketeer khác, mặc dù đã hình thành tư duy phân tích dữ liệu và hiểu được tầm quan trọng của nó, nhưng vẫn thường xuyên có các quyết định mang màu sắc cảm xúc, khiến kết quả kinh doanh không hoàn hảo đúng như kì vọng. Vậy lý do vì sao vẫn có những người kinh nghiệm tận vài năm về phân tích lại bị rơi vào các tình huống trớ trêu và phi lý trí của não phải như vậy?

1. Thiếu kiểm chứng nguồn thông tin

Trước khi ra một mục tiêu kinh doanh/marketing để thực thi, thì luôn cần phải thu thập câu chuyện, sản phẩm, định hướng, hiện trạng kinh doanh….. tóm lại cần rất nhiều “dữ kiện” khách quan và chính xác
Tuy nhiên, khi tiếp xúc với những đối tác, sếp là chủ doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư có từ 5 đến 10 năm hoặc thậm chí hơn 20 năm kinh nghiệm. Dễ dàng khiến các Marketeer mặc nhiên tin vào bất cứ dữ liệu mà “nguồn” này cung cấp, từ đó bỏ qua tiêu chí khách quan, chính xác, không kiểm chứng lại thông tin mà đưa ra chiến lược với kì vọng cao ngất dựa trên lòng tin sắt đá vào các tình tiết quý giá đã góp nhặt được
Nếu may mắn, kết quả thực tế sẽ trơn tru và không có quá nhiều biến cố nhưng lúc nào cũng lệch một khoảng lớn so với kì vọng ban đầu

Image result for trump advice

Đừng mặc nhiên tin các thông tin từ lãnh đạo, nhà đầu tư mà không kiểm chứng

2. Chấp nhận dữ kiện mơ hồ

Một sáng đẹp trời, chị 3 bán trái cây hậm hực gọi nói “Chị thấy nội dung của em dạo này không hiệu quả, em đăng bài về 6 cách lột vỏ cam đi, viết về nguồn gốc trái cam có ai thèm đọc đâu em”. Thay vì cuống cuồng đè cổ mấy bé nội dung tội nghiệp để vắt ra 20 bài viết đại loại kiểu "6 loại móng tay phù hợp để lột vỏ cam” hay “trend xuân hè 2017, vỏ cam lên ngôi”….. thì hãy bình tĩnh mở số liệu và trả lời với chị 3 trái cây rằng nội dung mới giúp chị tăng gấp 1.5 lần sản lượng cam bán ra so với tháng trước. Chị dựa vào con số nào để nói rằng nội dung không hiệu quả, cho em biết với?
Giúp chị 3 hiểu rằng chiến dịch Marketing đưa ra để phục vụ cho số đông khách hàng, và đôi khi góc nhìn của người chủ doanh nghiệp không đại diện cho số đông

Đừng vì áp lực mà đánh mất sự tỉnh táo khi quan sát dữ liệu và ra quyết định

3. Nhà tù của kiến thức

Những kiến thức đang có góp phần tạo ra thành công trong quá khứ và đưa ta đến vị trí hiện tại, đôi khi tạo ra "quán tính" trong việc ra quyết định. Nhìn thấy sản phẩm, khách hàng nào đó “tựa tựa” như những trường hợp đã gặp trong quá khứ thì ngay lập tức làm tắt bước, ra quyết định luôn mà không cần suy nghĩ quá nhiều.
Giải pháp để thoát khỏi nhà tù êm ái này là tạm thời xoá bỏ hoàn toàn các định kiến và hiểu biết cũ, để học như 1 đứa trẻ khát kiến thức mỗi lần tiếp xúc với 1 ngành hàng, lĩnh vực mới

phi lí trí

Hãy học hỏi với tâm thái của trẻ thơ

---

Đọc thêm chuỗi bài của tác giả và học thêm về Digital marketing thúc đẩy tăng trưởng (Performance marketing) tại đây https://www.brandsvietnam.com/marketer/minhtranVoltron/baiviet