Marketer Hoàng Ngọc Dũng
Hoàng Ngọc Dũng

CEO & Film Director @ ColorMedia.,JSC

Đắt hay "Đắt giá" 950,000,000đ/1 spot 30s quảng cáo truyền hình ở SEA Games 30?

Để book 01 spot (01 lần phát sóng) phim quảng cáo (TVC) 30s trong trận Chung kết Bóng đá nam SEA Games 2019, nhãn hàng phải chi trả một khoản là 950,000,000đ (Chín trăm năm mươi triệu đồng).

Quy đổi ra giá trị thực tế, 01 spot TVC 30s gần bằng 01 xe hơi Vinfast Lux 2.0.

Vỏn vẹn 30s, phát sóng 1 lần, tại sao lại đắt đỏ thế? Có Hiệu quả không?

Chưa bàn đến giá, chưa hỏi hiệu quả. Đầu tiên, một lần nữa xin cảm ơn các cầu thủ môn bóng đá nam và bóng đá nữ đã làm mãn nhãn, nức lòng người hâm mộ trong và ngoài nước trong suốt thời gian qua. Cảm ơn thầy Park Hang Seo đã mang tới một sự hồi sinh, đoàn kết cho bóng đá Việt Nam. Hơn 90 triệu dân đang vỡ oà trong cảm xúc vì cả hai đội tuyển bóng đá ở SEA Games 30 đều mang về được tấm huy chương Vàng quý giá dành tặng người hâm mộ.

Nhớ lại, bóng đá có lẽ đúng là môn thể thao yêu thích nhất đối với người dân Việt ta. Chẳng thế mà có nhiều người hâm mộ đã đập cả tivi vì sự lặp đi lặp lại quảng cáo "Kangaroo - máy lọc nước hàng đầu Việt Nam" trong trận chung kết cúp C1 năm nào. Sau trận đấu, vì sự vô tình hay cố ý mà đã giúp cho gần một nửa dân Việt biết đến thương hiệu Kangaroo, từ đó làm nên một viral chóng mặt.

Sau vài yếu tố trên thì chúng ta cùng phân tích xem, 950,000,000đ trên kia có hay không là "đắt giá":

  1. Truyền hình vẫn là kênh truyền thông có độ phủ tốt nhất trong nhiều kênh truyền thông của nhãn hàng. Từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi tới hải đảo... nơi nào có TV là có sóng truyền hình.
  2. Ở trận cầu nảy lửa SEA Games 30, có hơn 90 triệu dân Việt Nam luôn dõi theo và cổ vũ cho đội tuyển, thì hiển nhiên có TVC 30s phát sóng dịp này thì là điều tuyệt vời và độ lan tỏa thì không tưởng tượng nổi.
  3. Vậy nhưng chỉ bỏ 1 lần 950,000,000đ để phát sóng hay phải X2, X4 lên thì mới đạt hiệu quả ghi nhớ? Có nghĩa là nếu phát vỏn vẹn 1 lần trong 1 trận đấu thì đo hiệu quả sẽ rất khó.
  4. Nói đến TVC thì có công thức ABC (A: Attention - Sự chú ý; B: Branding - Liên tưởng thương hiệu; C: Consolidate - Củng cố & Thay đổi - Changing). Thoạt tiên TVC phải tạo được ấn tượng với người xem, sau đó họ nhớ thương hiệu và có hành động sau khi xem.

Vậy TVC 30s chỉ phát 1 lần ở trận Chung kết liệu có hiệu quả?

Không một người dân Việt Nam nào muốn bỏ lỡ khoảnh khắc mà trận bóng diễn ra.

Hoàng Dũng từng có một bài viết Tôi từng khuyên nhiều nhãn hàng dừng quảng cáo truyền hình khi chỉ có 100,000 USD. Bài viết đó vẫn đúng, nhưng với trường hợp này chúng ta vẫn có những cơ hội quảng bá thương hiệu nếu có kế hoạch và chiến lược cụ thể.

Một vài quan điểm của tôi:

  • Có idea/concept đủ sáng tạo và gây chú ý, tò mò cùng người xem.
  • Thông điệp ngắn gọn, súc tích đủ để người xem nhận biết được Thương hiệu.
  • Thay vì TVC 30s, có thể chọn spot 10s, 15s hoặc 20s và x (nhân) tần suất để tạo sự lặp đi lặp lại.
  • Chọn vị trí trong khung giờ phát sóng. Vì thời gian nghỉ giữa giờ, người hâm mộ sẽ relax, hoặc làm nốt việc gì đó.
  • Cuối cùng chọn đơn vị tư vấn và sản xuất TVC phù hợp, sáng tạo.
  • Chưa hết, con số 950,000,000đ chỉ là giá gốc của TVAd (Trung tâm quảng cáo và Dịch vụ Đài truyền hình Việt nam). Giá offer (giảm giá) còn rơi vào khoảng 30-35% trên thị trường Booking Media.

Chúc cho các Thương hiệu, Nhãn hiệu sẽ được biết đến nhiều hơn với đông đảo người hâm mộ Việt Nam qua trận chung kết này. Chúc đội tuyển Bóng đá Việt Nam luôn vững bước trên chặng đường chinh phục môn thể thao vua của toàn thế giới.

Cùng xem lại những hình ảnh đẹp của đội tuyển.

Hoàng Dũng
Color Media
* Nguồn ảnh: Vietnamnet, Zing News, Internet