5 mẹo giúp khách hàng thanh toán dễ dàng trên mạng

Cung cấp nhiều kênh, đồng bộ hóa thiết kế, cung cấp chứng thực bảo mật... là những mẹo nhỏ giúp thanh toán trực tuyến trên website của bạn dễ dàng và tin cậy hơn.

Thanh toán là bước cuối cùng của quá trình mua hàng, đó là lý do tại sao bạn phải tạo mọi điều kiện thuận tiện và dễ dàng nhất để khách hàng tiến hành khâu này.

1. Cung cấp nhiều kênh thanh toán

Điều này tưởng là lẽ đương nhiên, song rất nhiều website chỉ cho phép khách hàng thanh toán qua một kênh cố định. Việc thanh toán bằng nhiều phương thức khác nhau cũng giúp bạn mở rộng khách hàng.

Hãng Mindmeister cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, PayPal, American Express…

2. Cho phép thanh toán mà không cần tạo tài khoản

Có thật sự cần thiết khi bạn yêu cầu khách hàng phải nhập tên và mật khẩu trước khi thanh toán không? Đối với những khách hàng lần đầu tiên truy cập website, điều này tỏ ra thật phiền phức.

Nguyên nhân chính khiến khách hàng mua sắm trực tuyến không thích phải đăng ký chính là việc họ không muốn hòm thư bị khủng bố bởi những email rác, chèo kéo mua hàng.

Thêm vào đó, so với việc mua sắm trực tiếp tại những cửa tiệm, khách hàng không bao giờ bị hỏi hòm thư điện tử hay tài khoản khách hàng. Việc đăng ký thành viên còn tốn thêm thời gian thanh toán. Bạn hãy học tập eBay tại bước này.

eBay không đòi hỏi bạn phải đăng ký hay đăng nhập khi thanh toán.

3. Đồng bộ hóa thiết kế

Trên phương diện thương hiệu, bạn nên đồng bộ hóa thiết kế, bởi vậy sẽ tăng tính nhận diện thương hiệu. Hơn nữa, việc thay đổi diện mạo của trang thanh toán có thể khiến khách hàng nghi ngờ rằng mình đang bị dẫn vào một hệ thống khác không an toàn.

Hệ thống nhận diện của 6Wunderkinder rất đồng bộ.

Trên hình bên, bạn có thể nhận ra 6Wunderkinder's có một hệ thống nhận diện rất đồng bộ, từ trang chào mừng, đến đăng ký thành viên và thanh toán.

4. Hãy khiến những lỗi nhỏ dễ dàng được sửa

Giả sử khách hàng đánh máy nhầm, mắc một số lỗi khi nhập dữ liệu, trong bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng phải phát triển hệ thống chỉ ra lỗi đó.

Một số trang thanh toán chỉ ra lỗi ở đầu mục, tuy nhiên người mua sẽ không biết được chỗ nào phải sửa, chỗ nào không. Cách tốt nhất, dòng hướng dẫn sửa lỗi phải được hiện thị ở dưới lỗi mà khách hàng mắc phải.

Những lỗi sai được Spotify chỉ ra ngay bên dưới hộp thoại.

Spotify trong ví dụ dưới đây không xóa hết dữ liệu đã nhập vào, thay vào đó thông báo bằng tin nhắn màu đỏ, ngay dưới hộp thoại nhập sai.

5. Cung cấp chứng thực bảo mật

Đa số khách hàng đều e ngại phải thanh toán trực tuyến do những mối lo ngại đến từ bảo mật. Thông thường bạn phải có chứng chỉ Secure Sockets Layer (SSL), PCI hoặc PayPal

Hãng Mindmeister hiện thị những chứng chỉ đảm bảo thanh toán an toàn khi khách hàng giao dịch.

Bằng những cách trên, bạn sẽ tạo dựng được lòng tin và mang đến cho khách hàng sự tiên lợi khi thanh toán trực tuyến.

Đức Anh / Entrepreneur
Nguồn VnExpress