9 Điều quan trọng cần lưu ý khi SEO on-page năm 2014

Thế giới SEO năm 2014 đã thay đổi rất nhiều so với năm 2013, nó có thể gây ra nhiều khó khăn cho những SEOer còn non tay nghề trong việc theo dõi những yếu tố còn hoặc không còn hữu dụng.

Nhưng may mắn thay, trong khi Google thay toàn bộ các thuật toán mới bằng Hummingbird, những tiêu chuẩn vàng của họ đối với các tiêu chuẩn quản lý website vẫn không thay đổi: Google luôn yêu cầu chúng ta cung cấp nội dung tốt nhất và những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng (UX).

Nhưng điều này có nghĩa gì trong năm 2014 ? Những yếu tố On-page nào vẫn còn khả dụng, cũng như đối với người đọc và các công cụ tìm kiếm?

1. Blog phải được cập nhật thường xuyên và nội dung phải hấp dẫn

Vài năm trước đây, Blog chỉ đơn giản là nơi để công ty giới thiệu về sản phẩm, lịch sử hình thành công ty... Blog đã không được xem là một nơi để các công ty cung cấp nội dung, xây dựng thương hiệu, thu hút người đọc và xây dựng tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực ngành hàng của họ. Bây giờ, tất cả những điều nói trên là vô cùng cần thiết.

Những thay đổi nội dung blog hàng ngày với những hình ảnh phù hợp với nhu cầu người đọc, nội dung bài viết hữu ích, những hiểu biết có giá trị sẽ tạo ra sự gia tăng trung bình 51,38% lưu lượng tìm kiếm hữu cơ từ các công cụ tìm kiếm của Google.

2. Thiết lập quyền tác giả Google cho bài viết (Google Authorship Integration)

Google Authorship Integration là cách để Google xác minh tác giả của nội dung, quản lí nội dung và thiết lập quyền sử dụng bài viết (và tác quyền) được trao cho bất kỳ cá nhân tác giả của Google đã đăng ký trước. Author rank (xếp hạng tác giả) là một khái niệm được tạo ra từ ý tưởng này. Với Google Authorship Integration thì các tác giả sẽ được tăng mức độ tin cậy hoặc "xếp hạng" dựa trên lịch sử xuất bản của họ. Sau khi bạn xác minh quyền thì tất cả các nội dung có quyền tác giả và tất cả các bài viết của Website khác chứa nội dung copy này sẽ được xếp hạng thấp hơn trên xếp hạng tìm kiếm Google.

Lợi ích khác của quyền tác giả Google cũng rất hấp dẫn. Lợi ích lớn nhất của quyền tác giả trong Google chính là hình ảnh tiểu sử, thông tin cá nhân của người viết bài trên Google+ của tác giả được hiển thị bên cạnh kết quả tìm kiếm, trong trang kết quả tìm kiếm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này sẽ tạo sự chú ý, thu hút nhiều lượt click hơn.

Đây là một số ví dụ:

3. Lựa chọn và tối ưu hóa URL

Chúng ta vẫn ưu tiên các URL từ khóa dài, tĩnh và bạn nên tối ưu hóa theo phương cách này càng sớm càng tốt.

Các URL tối ưu hóa là các URL phải thỏa mãn các điều kiện như:

  • Dưới 100 ký tự;
  • Từ cách nhau bằng dấu gạch ngang;
  • URL nên không quá 3 subdirectories;
  • Nếu bạn đang muốn giành thứ hạng cho những từ khóa về địa điểm, hãy thêm những từ khóa đó vào URL;
  • Các trang web thương mại điện tử nên chèn thêm mã theo dõi hoặc số sản phẩm ở cuối URL (và tuyệt đối không nên sử dụng các con số như một sự thay thế cho các từ khóa).

4. Thẻ Tiêu đề - Title Tags

Thẻ tiêu đề - Title Tags vẫn luôn là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất và năm 2014 cũng như thế. Từ khóa trong tiêu đề của bạn phải có khả năng đi đến văn bản có thể click được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, tối ưu hóa thẻ tiêu đề rất quan trọng vì nó hỗ trợ rất nhiều trong quá trình SEO. Nó là một yếu tố không thể thiếu nếu muốn được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm, nhưng nếu thẻ tiêu đề của bạn không hấp dẫn người đọc, thì sẽ không có ai nhấp vào.

Khi viết Title Tags của bạn, nên cho những từ khóa của bạn xuất hiện một cách tự nhiên và có tính chiến lược. Thường cách tốt nhất là để sử dụng tên công ty để tag tiêu đề trang chủ. Đối với các trang trong, thì hãy thêm nó ở cuối của Title Tags chứ đừng thêm vào đầu; điều này giúp xây dựng thương hiệu.

Title Tags của bạn lý tưởng nhất là nên ít hơn 65 ký tự và nếu bạn đang nhắm mục tiêu từ khoá chỉ địa phương, hãy dùng chúng trong Title Tags.

5. Tiêu đề bài viết - Heading Tags

Tiêu đề bài viết - Heading Tags cũng vẫn là một trong những yếu tố quan trọng Google sử dụng để giải mã những gì nội dung trang của bạn nói đến. Bạn cần xử lý tốt vấn đề tối ưu hóa về cách sử dụng tiêu đề bài viết, thân thiện với người đọc, cùng một nguyên tắc giữ đúng về những gì các công cụ tìm kiếm muốn xem. Vì vậy, nếu bạn hiểu rõ cách để dẫn dắt quá trình trải nghiệm của người đọc ở website, thì Google cũng sẽ ưu ái website của bạn hơn.

Mỗi trang nên có một và chỉ một H1. H1 của bạn cho biết chủ đề chính của trang web và nên là yếu tố đầu tiên trên trang của bạn. Trong thực tế, H1 sẽ thường xuyên tự động trở thành Title Tags của bạn, phụ thuộc vào phần mềm CMS bạn đang sử dụng và các plugin SEO tùy chỉnh mà bạn đã cài đặt. Thường thì đây cũng là các áp dụng tốt nhất.

Hãy chia nhỏ các đoạn content và đặt Heading Tags phù hợp để người đọc thuận tiện scan nội dung, đồng thời tạo điều kiện cho robot của Google xử lý trang của bạn dễ dàng hơn.

Chèn từ khóa vào trong thẻ tiêu đề cấp thấp hơn (H2, H3…) cũng như trong thẻ H1 của bạn, một cách tiết chế và tự nhiên. Đừng cố gắng chèn thật nhiều từ khóa ! Điều quan trọng là giữ cho từ khóa xuất hiện một cách thật tự nhiên và hữu ích với người đọc.

Nguồn Digitalk