Vinamilk đang thay đổi chiến lược bán hàng?

Chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo của Vinamilk giai đoạn từ 2007-2011

Do đặc thù kinh doanh, ngành hàng tiêu dùng luôn phải duy trì quảng cáo thường xuyên để người tiêu dùng luôn nhận biết đến thương hiệu của mình. Vì thế, những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực hàng tiêu dùng như Vinamilk, Coca-Cola, Tân Hiệp Phát, Unilever, P&G, Masan Consumer… cũng là những doanh nghiệp chi mạnh nhất cho công tác quảng cáo, tiếp thị.

Vinamilk trong những năm qua cũng đã chi mạnh cho công tác bán hàng. Tuy nhiên, cách thức chi cho hoạt động này dường như đang có sự thay đổi.

Chi phí bán và doanh thu của Vinamilk giai đoạn 2007-2011
(Nguồn: CafeBiz tổng hợp theo BCTC hợp nhất kiểm toán của Vinamilk)

Trong năm 2011, chi phí quảng cáo của Vinamilk bất ngờ giảm xuống còn 400 tỷ đồng so với mức 485 tỷ đồng của năm trước đó. Từ năm 2008 đến nay, tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu thuần của Vinamilk vẫn có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng đây là lần đều tiên số tuyệt đối giảm.

Điều này cho thấy công ty đang đẩy mạnh việc khuyến mãi hơn là chi cho quảng cáo.

Trong khi đó, công ty lại tăng mạnh một số chi phí bán hàng khác như tăng chi khuyến mãi từ 268 tỷ lên 502 tỷ đồng; chi hoa hồng và hỗ trợ nhà phân phối từ 237 tỷ lên 330 tỷ đồng. Như vậy tổng 2 chi phí này hơn gấp đôi chi quảng cáo.

Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm của Vinamilk đều cao hơn nhiều so với tốc độ gia tăng của chi phí bán hàng. Chính vì vậy mà tỷ lệ chi phí bán hàng so với doanh thu ngày càng giảm.

Chi tiết các khoản mục trong chi phí bán hàng của Vinamilk

Chi phí bán hàng bao gồm nhiều khoản chi phí thành phần như chi phí quảng cáo, khuyến mãi, chi hoa hồng, vận chuyển hàng hóa, chi phí nhân viên bán hàng…

Theo quy định hiện hành, các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác có hoá đơn, chứng từ hợp pháp gắn với kết quả kinh doanh được tính vào chi phí hợp lý, nhưng không vượt quá 10% tổng các khoản chi phí hợp lý.

Nguồn CafeBiz