Booking.com thắng kiện trong cuộc đấu tranh đòi đăng ký tên thương hiệu

Booking.com thắng kiện trong cuộc đấu tranh đòi đăng ký tên thương hiệu

Booking.com có trụ sở tại Amsterdam, bắt đầu sử dụng tên của mình trên toàn cầu vào năm 2006 và đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của Mỹ vào năm 2011.

Ngày 30/6 toà án Tối cao Mỹ đã tuyên bố, công ty đặt phòng du lịch Booking.com, một đơn vị của Booking Holdings, xứng đáng có thể thương hiệu hoá tên của nó. Phán quyết này cũng tác động đến các công ty khác có tên là một từ chung theo sau là đuôi “.com”.

Toà án cho rằng, Quyết định 8-1 của Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) là không chính xác khi họ từ chối đơn đăng ký của Công ty với tên thương hiệu Booking.com. Các thẩm phán đều cho rằng thương hiệu Booking.com đủ khác biệt để USPTO chấp thuận.

Theo tuyên bố của toà án, các cuộc khảo sát cho thấy, người tiêu dùng hiểu rằng khi đề cập đến Booking.com là một công ty cụ thể chứ không phải là dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến nói chung.

Theo bà Ruth Bader Ginsburg, Phó Tư pháp Toà án Tối cao Mỹ, “Booking.com không phải là một cái tên chung cho người tiêu dùng, nó hoàn toàn không phải là chung chung”.

Trái với ý kiến trên, ông Stephen Breyer, Phó Tư pháp Toà án Tối cao Mỹ nói rằng đa số toà án đã quá nhấn mạnh vào các cuộc khảo sát người tiêu dùng, mà theo ông là có giá trị hạn chế.

Luật pháp Mỹ chỉ cho phép đăng ký nhãn hiệu theo các điều khoản “mô tả” hoặc có thể phân biệt một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể với các sản phẩm khác trên thị trường. Các từ “chung” đề cập đến toàn bộ danh mục hàng hoá hoặc dịch vụ, như “xe hơi” hoặc “máy tính”, không thể được bảo vệ theo luật vì điều đó sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh không công bằng cho chủ sở hữu nhãn hiệu.

Booking.com có trụ sở tại Amsterdam, bắt đầu sử dụng tên của mình trên toàn cầu vào năm 2006 và đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của Mỹ vào năm 2011 và 2012.

Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ đã từ chối quyền đăng ký thương hiệu của Booking.com vào năm 2016. Họ cho rằng “booking” (đặt chỗ) là một thuật ngữ chung cho một danh mục dịch vụ và việc thêm đuôi “.com” không chuyển đổi nó thành nhãn hiệu được bảo vệ. Toà án cấp dưới đứng về phía Booking.com, khiến họ kháng cáo lên Toà án Tối cao.

Phát ngôn viên của Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ, ông Paul Fucito từ chối bình luận.

Công ty Booking.com rất hoan nghênh phán quyết của Toà án Tối cao Mỹ. Trong một tuyên bố, phát ngôn viên bà Kimberly Soward, Giám đốc Truyền thông toàn cầu của Booking Holdings nói rằng, phán quyết này “chứng minh rằng hệ thống pháp luật của Mỹ có khả năng phát triển để phản ánh thế giới kỹ thuật số mà chúng ta đang sống”.

Ông David Bernstein, một luật sư của Booking.com, đã gọi quyết định này là một chiến thắng cho vô số chủ sở hữu thương hiệu đã đầu tư nguồn lực quan trọng vào việc xây dựng thương hiệu của họ như Weather.com, Law.com, Wine.com và Hotels.com. Các doanh nghiệp này cho rằng kết quả trong vụ kiện cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thương hiệu hoá tên của họ.

Phán quyết của Toà án Tối cao cũng giúp cho các công ty khác như Salesforce.com và Home Depot bảo vệ thương hiệu của họ khỏi các bản sao tiềm năng.

Minh Duy
Nguồn Nhịp cầu Đầu tư