"Screen-less moment" - nơi thương hiệu có thể chạm đến người dùng nhưng hay bị bỏ lỡ

Screen-less moment - nơi thương hiệu có thể chạm đến người dùng nhưng hay bị bỏ lỡ

Khả năng tối ưu hóa các khoảnh khắc không màn hình (screen-less moments) biến Zing MP3 - ứng dụng nghe nhạc số 1 hiện nay tại Việt Nam trở thành nền tảng quảng cáo âm nhạc (music advertising platform) tiềm năng với bất kì doanh nghiệp nào.

Vài năm trở lại đây, việc sử dụng âm nhạc trong marketing trở nên phổ biến. Không khó để bắt gặp các đoạn nhạc quảng cáo với giai điệu ấn tượng hay các MV (video âm nhạc) được lồng ghép tên tuổi của thương hiệu, tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

Không dừng lại ở đó, sự bùng nổ của thói quen nghe nhạc trực tuyến trên di động cùng sự đa dạng của các nền tảng music streaming giúp các thương hiệu chú ý hơn đến việc tiếp cận người dùng ở những khoảnh khắc không màn hình (screen-less moment). Cũng vì vậy, quảng cáo audio (audio ads) là một trong những lựa chọn sáng giá cho các doanh nghiệp trước tình trạng bão hòa của nhiều nền tảng quảng cáo hiện nay.

Tận dụng screen-less moment để tiếp cận người dùng

Cuộc sống của chúng ta gắn liền với những khoảnh khắc không-màn-hình (screen-less moment), và chúng thường được lấp đầy bởi âm nhạc. Ví dụ như nghe nhạc ở phòng tập, khi nấu ăn, nghe podcast khi đang lái xe, hoặc đắm chìm trong các bản nhạc nhẹ nơi công sở. Những khoảnh khắc không màn hình này là nơi thương hiệu có thể tiếp cận người dùng bằng quảng cáo âm thanh - điều mà những quảng cáo trực quan khác không làm được.

Nhận định này đã được chứng minh trong báo cáo Online Music Streaming do Adtima thực hiện (2018), khi có đến 68% người dùng nghe nhạc khi đang làm đồng thời một hoặc hai việc khác.

Những hoạt động phổ biến nhất khi nghe nhạc online. Nguồn: Adtima 2018.

Thêm vào đó, theo nghiên cứu Music Consumer Insight của IFPI (2018), trung bình một người dành ra 2,5 giờ một ngày để nghe nhạc. Trong đó, 66% người dùng nghe nhạc khi lái xe, 54% nghe nhạc khi đang di chuyển đến chỗ làm, và 40% nghe nhạc khi đang làm việc/học tập. Đây đều là những khoảnh khắc screen-less và nó chiếm phần lớn khoảng thời gian trong ngày của chúng ta.

66% người dùng nghe nhạc khi lái xe, 54% nghe nhạc khi đang di chuyển đến chỗ làm, và 40% nghe nhạc khi đang làm việc/học tập.Nguồn: IFPI (2018).

Những khoảnh khắc không-màn-hình trở nên vô cùng hấp dẫn với thương hiệu để tiếp cận người dùng, nhất là khi lĩnh vực này vẫn còn là một “đại dương xanh” rộng lớn, chưa có nhiều cạnh tranh. Có hai khoảnh khắc chính mà các marketers có thể dựa vào để “trò chuyện” cùng khách hàng tiềm năng của mình: thông qua cảm xúc hoặc thông qua hoạt động thường ngày.

Thương hiệu chocolate Snickers nổi tiếng đã xây dựng thành công một chiến lược quảng cáo độc đáo tận dụng cảm xúc và thói quen của người dùng. Thông qua nghiên cứu, nhãn hàng nhận ra rằng khi đói, chúng ta thường sẽ hành động khác thường ngày.

Chính vì vậy, Snickers nhắm đến nhóm người dùng có hành vi nghe nhạc không giống họ hằng ngày (nghe ballad thay vì rock, nghe nhạc lúc nửa đêm, nghe trên máy tính thay vì điện thoại...), từ đó gửi đến thông điệp You’re not yourself when you’re hungry” (bạn không còn là chính bạn khi đói bụng) qua các đoạn audio ads kéo dài 30 giây. Snickers cũng không quên khuyến khích người dùng ăn ngay một thanh chocolate để xua tan cơn đói.

Tại sao lựa chọn âm nhạc trực tuyến để tối ưu hóa screen-less moment?

Với tiềm năng mà screen-less moment mang lại, doanh nghiệp cần một công cụ để tận dụng cơ hội trò chuyện với khách hàng mục tiêu của mình. Âm nhạc, cụ thể hơn là âm nhạc trực tuyến sẽ là giải pháp hoàn hảo. Nhưng tại sao lại là âm nhạc trực tuyến?

Đầu tiên, thông điệp của doanh nghiệp có thể được truyền đạt một cách “đúng người đúng thời điểm” nhất nhờ những nền tảng phát nhạc trực tuyến. Dựa vào dữ liệu người dùng thu thập được khi đăng nhập tài khoản và trong suốt quá trình nghe nhạc, các nền tảng hiện nay hoàn toàn có thể target được giới tính, tuổi, vị trí địa lý, thiết bị truy cập, sở thích một cách chính xác nhất. Với xu hướng nghe nhạc trên điện thoại bằng tai nghe, đây còn là cơ hội tạo ra không gian trò chuyện 1-1 với từng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Thêm vào đó, với tình hình bão hòa của rất nhiều giải pháp quảng cáo hiện nay, các nền tảng phát nhạc trực tuyến trở nên cực kì tiềm năng với tập người dùng khổng lồ, lý tưởng để tạo độ phủ cho thương hiệu, điển hình có Zing MP3 – ứng dụng nghe nhạc trực tuyến số 1 tại Việt Nam hiện nay. Với lượng người dùng khổng lồ, Zing MP3 hoàn toàn có thể hỗ trợ thương hiệu tiếp cận các đối tượng nghe nhạc thụ động. Còn đối với khoảnh khắc nghe nhạc chủ động, những giải pháp trực quan như banner ads, video ads trên hệ sinh thái Adtima (Zing.vn, Zalo, Zing TV hay Báo Mới) sẽ thể hiện vai trò quan trọng vốn có.

Hệ sinh thái Adtima với hàng loạt các nền tảng ứng dụng di động hàng đầu Việt Nam hiện nay.

Đã có không ít thương hiệu tận dụng được nền tảng âm nhạc trực tuyến để “chạm” vào screen-less moment của khách hàng. Điển hình, Highland Coffee và Biti’s Hunter Street đã rất thành công khi truyền đạt được thông điệp của thương hiệu với các đoạn quảng cáo 30s (audio ads); hay Enchanteur khi hợp tác cùng nữ ca sỹ trẻ AMEE trong ca khúc “Dấu Yêu Vô Hình” (branded song), với hiện hơn 3,2 triệu lượt nghe trên Zing MP3.

Hai đoạn audio advertising nổi bật của Highland Coffee và Biti’s từng chạy trên Zing MP3.

Tiềm năng mà nền tảng nhạc trực tuyến mang lại cho doanh nghiệp để tối ưu hóa các screen-less moment là rất lớn. Bài toán cuối cùng chỉ là doanh nghiệp nào tận dụng được lợi thế này sớm nhất, triệt để nhất, trước khi đối thủ cạnh tranh kịp nhảy vào.

Ra đời từ năm 2013, Adtima là publisher sở hữu nền tảng quảng cáo, truyền thông số và giải trí hàng đầu Việt Nam, đặc biệt là trên di động. Ngoài ra, Adtima còn là thành viên sáng lập MMA Vietnam (Hiệp hội Mobile Marketing toàn cầu tại Việt Nam). Adtima chính là đơn vị khai thác quảng cáo độc quyền trên các sản phẩm: Zalo (OTT số 1 Việt Nam với 46,5 triệu người dùng thường xuyên), Báo Mới (Ứng dụng đọc tin hàng đầu trên di động), Zing MP3 (Nền tảng âm nhạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam), Zing.vn (Báo điện tử số 1 Việt Nam), Zing TV (Nền tảng video chất lượng cao).

Trung Hiếu
Nguồn Adtima