FMCG Monitor 08/2017: Sản lượng tiêu thụ FMCG có cải thiện

FMCG Monitor: 12 tuần kết thúc vào 13/08/2017

Điểm tin chính trong Báo cáo tháng 8 năm 2017:

Các chỉ số chính

CPI tháng 8/2017 cao hơn so với tháng trước do giá xăng và các dịch vụ y tế tăng mạnh. Tuy nhiên, CPI bình quân 8 tháng đầu năm tiếp tục được kiểm soát ở mức tăng dưới +4%. Bức tranh kinh tế Việt Nam sáng sủa hơn dù vẫn có thách thức và được mong đợi sẽ tiếp tục cải thiện trong những tháng còn lại.

Bức tranh tăng trưởng thị trường FMCG

Trong ngắn hạn, sản lượng tiêu thụ tăng nhẹ ở thị trường Thành thị 4 TP và có phần cải thiện ở Nông thôn sau khi chạm mức tăng trưởng thấp nhất trong năm 2017. Thị trường bước đầu có tín hiệu phục hồi sau mùa thấp điểm.

Sản lượng tiêu thụ là yếu tố chính chi phối tăng trưởng của hầu hết ngành hàng. Trong khi Thức uống lấy lại đà tăng trưởng, các ngành hàng Phi Thực phẩm tiếp tục tăng trưởng ấn tượng thì Sữa, các sản phẩm từ Sữa và Thực phẩm đóng gói vẫn tăng trưởng âm trong giai đoạn này. Người tiêu dùng gần đây giảm lượng tiêu thụ phụ gia nấu ăn, phải chăng họ đang thay đổi thói quen nấu ăn của mình? Hay là họ ra ngoài ăn nhiều hơn?

[Download báo cáo tại đây]

Ngành hàng tiêu biểu

Sau một năm sụt giảm, ngành hàng Sữa đậu nành đã phục hồi lại ở cả Thành thị 4 TP và Nông thôn kể từ đầu năm nay nhờ giành lại được người mua. Một số thương hiệu chính trong ngành đã chi nhiều hơn cho các hoạt động khuyến mãi/ quảng cáo giúp thị trường sôi động trở lại, liệu đây có phải là nguyên nhân dẫn đến sự phục hồi của ngành hàng? Và giữa xu hướng sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm dinh dưỡng, thì thị trường Sữa đậu nành có thể phát triển thêm như thế nào?

Kênh mua sắm

Ở Thành thị 4 TP chính, các kênh mua sắm hiện đại vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt hơn các kênh truyền thống. Điều thú vị là, các cửa hàng chuyên doanh chuyên bán thức uống và các sản phẩm chăm sóc cá nhân đang dẫn dắt sự tăng trưởng của kênh mua sắm truyền thống. Dường như để đáp ứng nhu cầu cá nhân, người tiêu dùng nhiều khả năng sẽ chọn những nơi cung cấp sự đa dạng về sản phẩm.

Tiêu điểm của tháng - Sự quan trọng của Thực phẩm tươi sống!

Thực phẩm tươi sống vẫn chiếm phần lớn trong chi tiêu của người tiêu dùng, tuy nhiên bên trong giỏ hàng đang thay đổi. Người tiêu dùng chi nhiều hơn cho trái cây, rau củ và thịt trắng (cá, hải sản). Ý thức về sức khoẻ dường như có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng không chỉ trong FMCG mà còn đối với thực phẩm tươi sống. Vì vậy, việc ưu tiên sức khỏe của người tiêu dùng là vấn đề nên cân nhắc trong việc tìm kiếm thêm cơ hội tăng trưởng.

[Download báo cáo tại đây]

David Anjoubault - General Manager, Kantar Worldpanel Vietnam
Nguồn Kantar Worldpanel