Tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh trong quý 1/2017 đạt mức cao kỷ lục nhờ vào mùa Tết

Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) toàn quốc trong quý đầu tiên của năm 2017 đã đạt mức tăng kỷ lục trong suốt vài năm trở lại đây, với mức tăng trưởng dương, đạt 9.6% so với mức tăng trưởng 5.3% cùng kỳ năm trước.

Điều này được ghi nhân là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ba năm qua. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ mức tăng 8.5% từ tăng trưởng sản lượng, theo báo cáo Market Pulse Qúy 1, được công bố bởi Nielsen Việt Nam - công ty toàn cầu về thông tin và đo lường hiệu quả kinh doanh.

Báo cáo Market Pulse của Nielsen dựa trên kết quả đo lường bán lẻ của ngành hàng tiêu dùng nhanh, trên những nhóm sản phẩm chính, để theo dõi liên tục việc lưu thông sản phẩm thông qua các kênh thương mại và cửa hàng bán lẻ được xác định. Các chỉ số bán lẻ được sử dụng sử dụng trong bài viết cho thấy nỗ lực của nhà sản xuất và các nhà bán lẻ cũng như sức tiêu thụ của người tiêu dùng.

[Download toàn bộ infographic, bấm vào đây]

Theo báo cáo, khi quan sát tổng quan ở 6 ngành hàng lớn (nước uống-bao gồm bia, thực phẩm, sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân và thuốc lá) sự phục hồi tăng trưởng đang diễn ra ở tất cả các ngành hàng. Đặc biệt, có 3 trong số 6 ngành hàng lớn đã có sự tăng trưởng 2 chữ số trong quý này. Những ngành hàng lớn đó là Thực Phẩm, Sản Phẩm Chăm Sóc Gia Đình và Sản Phẩm Chăm Sóc Cá Nhân, với 13.9%, 12.4% và 12.2% tương ứng. Theo sau, ngành hàng Sữa đạt mức tăng trưởng 10.3% và ngành hàng Nước Uống đạt 9.1%. Cuối cùng, Thuốc Lá tăng 5.6% trong quý này.

Đáng chú ý, ngành hàng Nước Uống tiếp tục là ngành hàng dẫn đầu trong việc đóng góp vào doanh số FMCG trong quí này, đóng góp khoảng 45% doanh số. Thuốc Lá và Thực Phẩm đóng góp vào tổng doanh số khoảng 19% và 13% tương ứng.

“Tin vui là tiêu dùng trong mùa Tết đã đạt được mức tăng cao kỷ lục trong nhiều năm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải chú ý đến sự tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh trong năm 2017. Sau khi tăng trưởng ấn tượng mức 18,7% vào tháng Giêng âm lịch, sự tăng trưởng của tháng Hai và tháng Ba đã giảm xuống chỉ còn 8,6% và 2,1% tương ứng. Đây có thể là một dấu hiệu sớm của sự chậm lại, hoặc chỉ là do mùa thấp điểm sau Tết.” ông Nguyễn Anh Dũng, Giám Đốc, Trưởng Bộ Phận Dịch Vụ Đo Lường Bán Lẻ Nielsen Việt Nam cho biết.

Vùng nông thôn đã được nhắc đến như là một nguồn tăng trưởng mới cho nhiều nhà sản xuất. Câu chuyện này một lần nữa được nhìn thấy rõ rệt trong quý đầu tiên của năm 2017. Báo cáo cũng cho thấy rằng vùng nông thôn tăng mạnh trở lại trong quý này ở mức 12.4%, đóng góp 51% vào tổng doanh thu ngành hàng tiêu dùng trên toàn quốc, trong khi khu vực thành thị chỉ tăng ở mức 6.5%. Điểm sáng trong báo cáo lần này là sự tăng trưởng của cả khu vực thành thị và vùng nông thôn chủ yếu đến từ tăng trưởng sản lượng.

“Mặc dù khu vực nông thôn đã tăng trưởng chậm lại do sự bất lợi về thời tiết và những thách thức trong năm vừa qua, nhưng thực tế cho thấy sự tăng trưởng trong nông thôn đã phục hồi trở lại với sự tăng trưởng ở tất cả các ngành hàng lớn” ông Dũng nhấn mạnh. “Vẩn có hơn 60% dân số Viêt Nam sống ở khu vực nông thôn và có rất nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất ở thị trường này. Người tiêu dùng nông thôn đang có mức thu nhập tăng lên và có tiếp cận tốt với nhiều thông tin hơn thông qua việc kết nối với internet, điện thoại thông minh để biết thêm thông tin sản phẩm và chất lượng. Với tầm quan trọng của thị trường nông thôn, các nhà sản xuất nên nắm bắt cơ hội ở thị trường này bằng cách trang bị cho mình những kiến ​​thức cập nhật về thị trường mới nổi này như nhu cầu của người tiêu dùng và xu hướng thị trường”.

[Download toàn bộ infographic, bấm vào đây]

Nguồn Nielsen