[Nielsen] Sau tăng trưởng vào quý 2, ngành hàng FMCG lại chững lại trong quý 3/2016

Sau tăng trưởng vào quý 2/2016, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại 6 thành phố lớn của Việt Nam (Hà Nội, Tp. HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang và Đà Nẵng) đã chững lại trong quý 3 năm nay với mức tăng trưởng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ mức tăng trưởng sản lượng với 3,5%, theo báo cáo Market Pulse mới được công bố bởi Nielsen Việt Nam – công ty toàn cầu về nghiên cứu và đo lường hiệu quả hoạt động.

Báo cáo Market Pulse của Nielsen dựa trên kết quả đo lường bán lẻ của ngành hàng tiêu dùng nhanh, trên những nhóm sản phẩm chính, để theo dõi liên tục việc lưu thông sản phẩm thông qua các kênh thương mại và cửa hàng bán lẻ được xác định. Các chỉ số bán lẻ được sử dụng sử dụng trong bài viết cho thấy nỗ lực của nhà sản xuất và các nhà bán lẻ cũng như sức tiêu thụ của người tiêu dùng.

[Để tải báo cáo đầy đủ, bấm vào đây]

Theo báo cáo, khi quan sát kĩ hơn ở các ngành hàng lớn (thức uống(1), thực phẩm(2), sữa(3), sản phẩm chăm sóc gia đình(4), sản phẩm chăm sóc cá nhân(5), thuốc lá và sản phẩm chăm sóc em bé) sự phục hồi tăng trưởng dương diễn ra ở hầu hết các ngành hàng ngoại trừ ngành hàng Sản phẩm chăm sóc em bé. Chẳng hạn như thực phẩm đạt mức tăng trưởng 7,8%, sữa tăng 1,3%, sản phẩm chăm sóc gia đình tăng 8,2%, sản phẩm chăm sóc cá nhân tăng 3,9% và thuốc lá tăng 5,1%. Bên cạnh đó, ngành hàng nước uống (bao gồm bia) vẫn là ngành hàng có đóng góp lớn nhất vào doanh số tiêu dùng nhanh trong quý 3 với 41%. Thế nhưng, ngành hàng nước uống trên toàn quốc đã giảm nhẹ lần đầu tiên trong vòng 2 năm trở lại đây, chỉ tăng mức 4,7% trong quý 3 so với mức 9,2% trong quý 2. Bia vẫn giữ được mức tăng trưởng ấn tượng với 9,2%.

Báo cáo cho thấy sự tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh tại 6 thành phố lớn vẫn duy trì ổn định trong khi khi vực đô thị còn lại & khu vực nông thôn lại chững lại. Khi nhìn vào một số các ngành hàng lớn mà đã có sự tăng trưởng tốt tại thị trường 6 thành phố lớn, thì bức tranh tăng trưởng ở nông thôn lại rất khác so với khu vực thành phố. Ví dụ: ngành hàng các sản phẩm chăm sóc gia đình đạt mức tăng trưởng 8,2% trong 6 thành phố lớn, nhưng chỉ duy trì ở mức 0,1% ở nông thôn. Ngành hàng thực phẩm đạt 7,8% tăng trưởng trong 6 thành phố lớn, nhưng tăng trưởng của ngành hàng này ở nông thôn đã giảm xuống ở mức 0,3%.

“Đã đến lúc các nhà sản xuất phải bước ra khỏi vùng an toàn, đó là 6 thành phố lớn. Để nắm bắt đầy đủ các cơ hội phát triển thị trường và thúc đẩy một doanh nghiệp phát triển lâu dài, nông thôn - vùng đất chưa được khai thác nhiều nhưng đầy tiềm năng là khu vực mà các nhà sản xuất cần phải tấn công. Cộng đồng nông thôn Việt Nam chiếm 68% của 90 triệu dân và khu vực này đóng góp vào 51% doanh số bán hàng tiêu dùng nhanh. Hơn nữa, người dân nông thôn hiện nay đang ưu tiên đầu tư vào giáo dục, và đang có sự tăng trưởng thu nhập vào khoảng 44% trong 3 năm qua. Qua 2 điểm trên cho thấy thị trường nông thôn tiềm ẩn rất nhiều cơ hội nhưng vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp biết đến", theo quan sát của ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc – Trưởng bộ phận Dịch vụ đo lường bán lẻ.

[Để tải báo cáo đầy đủ, bấm vào đây]

Khi nói đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng của người tiêu dùng nông thôn, ngoài việc chịu ảnh hưởng từ các ý kiến và kiến nghị của gia đình và bạn bè, người tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam cũng có những phản ứng tích cực từ các khuyến nghị của các nhà bán lẻ. 9 trong 10 (90%) nhà bán lẻ giới thiệu sản phẩm cho người mua hàng, và trung bình đạt được tỷ lệ gần 1 trong 3 người mua sản phẩm được đề nghị bởi các nhà bán lẻ (31% khách hàng mua sản được đề nghị bởi các nhà bán lẻ). Với lên đến 27,5 triệu người mua sắm ghé các cửa hàng bán lẻ mỗi ngày, khuyến nghị nhà bán lẻ có thể là một hình thức quan trọng nhằm nâng sức mạnh của một thương hiệu.

Ông Dũng cũng nhấn mạnh rằng: "Sự kết hợp những thách thức và cơ hội ở thị trường nông thôn đòi hỏi nhà sản xuất phải có sự hiểu biết thấu đáo về người tiêu dùng nông thôn và có các lộ trình thích hợp để dành lấy thị trường tiềm năng này. Đặc biệt, kết nối và “giữ lại” những người ủng hộ cho thương hiệu của bạn để tận dụng sức mạnh của lời nói, các nhà bán lẻ trở thành đòn bẩy làm đại sứ thương hiệu khá quan trọng. Và các nhà sản xuất / cung cấp dịch vụ cũng nên dựa vào sức mạnh của truyền hình đại chúng trong khi vẫn tập trung vào kênh truyền thông kỹ thuật số để kết nối với người tiêu dùng trẻ tuổi".

(1) Đồ uống bao gồm: Bia, nước giải khác, nước uống tăng lực, nước uống thể thao, nước lọc đóng chai, Tonic Food Drink, nước trái cây, trà túi lọc, trà chai, cà phê chai, cà phê
(2) Thực phẩm bao gồm: bánh quy, bánh & bánh xốp, snack, dầu ăn, mì ăn liền, tương ớt, kẹo gum, thành phần cho bữa ăn chuẩn bị sẵn, bouillon - MSG
(3) Sữa bao gồm: sữa bột, yagourt, sữa đặc có đường, sữa hộp/chai
(4) Sản phẩm chăm sóc gia đình: bột giặt, nước xả vải, nước rửa chén, nước lau chùi nhà cửa, sản phẩm chai xịt diệt muỗi/gián, nhang chống muỗi, khăn giấy dùng trong nhà vệ sinh
(5) Sản phẩm chăm sóc cá nhân: sản phẩm chăm sóc mặt, dầu gội, dầu xả, dầu tắm, kem đánh răng, bàn chải đánh răng, khăn giấy lau mặt, sản phẩm chăm sóc phụ nữ, nước súc miệng, chất khử mùi, kem dưỡng da

Nguồn Nielsen