Toàn cảnh vòng Bán kết Young Marketers 3

Toàn cảnh vòng Bán kết Young Marketers 3

"Bản năng của mẹ là bảo vệ con nhưng khi đánh mắng con, mẹ lại là người làm tổn thương con trước nhất."

Sự thật ngầm hiểu của đối tượng mục tiêu được CÁT – nhóm thí sinh đến từ Hà Nội, tìm ra đã khiến cả hội đồng BGK Vòng Bán Kết cuộc thi Young Marketers 3 tâm đắc và thích thú. Nhìn được vào tận sâu góc khuất của bậc làm cha, làm mẹ, CÁT đã tìm thấy một sự thật rất đắt giá, đủ để khi nói ra, người tiêu dùng phải thốt lên rằng: wow, bạn rất hiểu tôi. Không áp đặt, không phán xét, nhìn vấn đề từ vị trí cha mẹ, từ những chuyên gia thấu hiểu trẻ con sâu sắc Shichida, CÁT xứng đáng là nhóm có bài thi xuất sắc nhất ở Vòng Bán kết Young Marketers 3.

Ngày 25/10/2014, Vòng Bán kết cuộc thi Young Marketers 3 đã diễn ra với nhiều màu sắc và cảm xúc. Với đề tài “thời sự” và đánh vào gốc rễ văn hóa dạy con của người Việt như nhận xét của chị An Đặng – Head of Marketing, Shell Vietnam, giám khảo Vòng Bán kết: Giải quyết vấn nạn bạo lực trẻ em – các nhóm được giả định là đội ngũ Marketer từ Shichida được yêu cầu xây dựng chiến dịch truyền thông xã hội nhằm giảm tỉ lệ trẻ em bị đối xử bạo lực từ 73,8% xuống còn 68,8%, đồng thời bán được sản phẩm “Bài học không nước mắt” của Shichida.

Các nhóm đã thể hiện nền tảng kiến thức marketing căn bản với những khung bài làm, cách tư duy, lập luận khá “chuẩn”, dù không khỏi bị đánh giá là rập khuôn nếu không có những đột phá hợp lý.

Từ những kiến thức marketing được chia sẻ thường xuyên trên fanpage Young Marketers đến những buổi huấn luyện trước bán kết của anh Hùng Võ – Managing Director của REDDER Advertising và chị An Đặng cùng sự hướng dẫn, theo sát của các anh chị chuyên gia marketing nhiều kinh nghiệm của Young Marketers cố vấn cho TOP 8 (trừ M-Attack nhóm thi cơ hội lần 2), các nhóm đã thể hiện nền tảng kiến thức marketing căn bản với những khung bài làm, cách tư duy, lập luận khá “chuẩn”, dù không khỏi bị đánh giá là rập khuôn nếu không có những đột phá hợp lý. Có lẽ vì có một mức khởi đầu ngang nhau, rèn luyện, trợ giúp và được truyền lửa ngang nhau, mà Vòng Bán kết trở nên gay cấn hơn bao giờ hết, khi các nhóm thí sinh tỏ ra ngang tài ngang sức, còn đam mê thì nhóm nào cũng cháy hết mình. Thật khó cho người “cầm cân nảy mực” để từ Top 8 + 1 chọn ra Top 4+1 bước tiếp vào Vòng Chung kết. Trước tiên, để có cái nhìn tổng quan hơn cách thức chấm thi và công bố kết quả, hãy cùng Young Marketers mùa 3 nhìn lại sự khắc nghiệt và cạnh tranh các nhóm đã phải đối mặt ở thử thách vòng loại các bạn nhé.

Và bây giờ, chắc chắn các bạn đã sẵn sàng để xem phần bài dự thi Bán kết của nhóm thí sinh. Hãy xem top 8+1 của Young Marketers tại Vòng Bán kết đã đem đến những ý tưởng như thế nào nhé.

Hội đồng ban giám khảo gồm 7 anh chị (từ trái qua): anh Jay Lee, chị Phạm Nhã Uyên, chị Huỳnh Thị Xuân Liên, chị Đặng Hoài An, anh Nguyễn Hoàng Đăng Khoa, chị Phạm Thị Tố Trâm và anh Hùng Võ.

- ★ -

1- CÁT (Phùng Tú Oanh và Nguyễn Thị Ngọc Dung – ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội)

Đại diện duy nhất đến từ Hà Nội, những cô gái nhỏ bé đã làm cho thủ đô tự hào với bài làm cao điểm nhất Vòng Bán kết.

Với Insight nhóm tìm ra: “Bản năng của mẹ là bảo vệ con NHƯNG khi đánh mắng con, mẹ lại là người làm tổn thương con trước nhất” và phân tích ‘hành trình đánh con’ của mẹ bật lên được nguyên nhân chính đến từ sự mất kiên nhẫn, nhóm đã nhận được nhiều lời khen về cách tiếp cận người tiêu dùng rất khác, thật sự thấu hiểu và cảm thông với tấm lòng của bậc cha mẹ, thấy được cả góc khuất trong lòng của họ. Anh Hùng Võ đánh giá đây cũng là một inconvenient truth đắt giá đáng ghi nhận, đủ wow và gây rúng động lòng mẹ. Tuy nhiên, Insight của nhóm chưa được thành hình chặt chẽ dẫn đến có nhiều cách hiểu và giải Insight này khác nhau. Điển hình là màn tranh luận hấp dẫn trong nội bộ ban giám khảo.

Không như nhiều nhóm dự thi khác, thông điệp của CÁT có thể khuyến khích, động viên bậc làm cha làm mẹ thay vì phán xét họ, nói rằng họ đang sai, rằng họ phải thay đổi.

Chị An Đặng cho rằng: “Chị rất thích việc nhóm các em chỉ ra sự mất kiên nhẫn chính là nguyên nhân chính nhóm ba mẹ này đánh con. Từ đó liên kết với ý tưởng lớn: Mẹ, mẹ có thể! Yêu con, mẹ có thể cố thêm lần nữa, kiên nhẫn thêm lần nữa mà, và lúc này còn có Shichida đồng hành cùng mẹ. Tuy nhiên, câu kết luận Insight của nhóm về bản năng bảo vệ của mẹ lại không liên quan chặt hẽ, đồng thời không thấy được điểm chính yếu cần nhấn mạnh là sự mất kiên nhẫn.” Còn anh Hùng Võ lại đưa ra một các hiểu khác: “Anh lại kết & hiểu câu Bản năng của mẹ là bảo vệ con nhưng khi đánh mắng con chính mẹ lại làm tổn thương con trước nhất. Sự thật về người tiêu dùng rất hay, sáng và đẹp. Nói với mẹ rằng, mẹ ơi, mẹ có thể làm khác đi, mẹ có thể bảo vệ con mà không cần làm tổn thương con. Hướng đi này sẽ dễ gây xúc động với người tiêu dùng hơn.”

Không như nhiều nhóm dự thi khác, thông điệp của CÁT có thể khuyến khích, động viên bậc làm cha làm mẹ thay vì phán xét họ, nói rằng họ đang sai, rằng họ phải thay đổi. Đồng thời, còn một điểm sáng trong hoạt động triển khai kế hoạch của nhóm, chính là “7 ngày không nước mắt” trong giai đoạn 2 về việc cho các bà mẹ cùng cam kết về việc không đánh con, làm con khóc trong vòng 7 ngày liên tiếp. Theo như anh Khoa Nguyễn, Head of Marketing, Microsoft Mobile Devices/Nokia Vietnam, đây cũng như chiếc đồng hồ báo thức luôn nằm trong tâm trí của cha mẹ để mỗi khi họ chuẩn bị đánh con thì nó lại rung lên cảnh tỉnh. Ý tưởng đơn giản nhưng rất hiệu quả. Tuy nhiên, nhóm cần chú ý đặt tên giai đoạn hoặc chương trình phải liên quan và nhất quán với ý tưởng lớn, ví dụ là “7 ngày mẹ bảo vệ con” hay “7 ngày mẹ có thể” hơn là “7 ngày không nước mắt”.

Bài làm nhóm Cat:

- ★ -

2- InBuzz (Nguyễn Thị Hồng Kim Hà và Lương Tuấn Dương – ĐH Ngoại thương TPHCM)

Làm Marketing không phải chỉ cần có những ý tưởng hay, lập luận logic, chặt chẽ, mà còn cần cả kỹ năng trình bày ý tưởng của mình. InBuzz chính là nhóm hiếm hoi có được kỹ năng thuyết trình khá cuốn hút, tự tin và mạch lạc.

Dẫn nhập vấn đề khá ấn tượng với việc tái định nghĩa lại thật sự "bạo lực là gì?", không như quan niệm đã ăn sâu vào tâm trí của nhiều người, phải bị thương, phải chảy máu đó mới là bạo lực. InBuzz đã trích dẫn phần định nghĩa của Unicef và khẳng định: bạo lực có rất nhiều dạng, đánh là bạo lực, mắng cũng là bạo lực – do nhận thức của rất nhiều bậc ba mẹ là phải đánh đập chảy máu, có hậu quả nặng nề mới là bạo lực với con, nên họ không thấy bản thân mình trong câu chuyện bạo hành với con trẻ, và từ đó không thấy mình cần phải thay đổi. Dẫn dắt và lập luận chặt chẽ, phân khúc khách hàng tốt chính là những ưu điểm của InBuzz.

Dẫn nhập vấn đề khá ấn tượng với việc tái định nghĩa lại thật sự "bạo lực là gì?", không như quan niệm đã ăn sâu vào tâm trí của nhiều người, phải bị thương, phải chảy máu đó mới là bạo lực.

Tuy nhiên, với Insight: “Tôi muốn một phương pháp giáo dục cho trẻ mà không ảnh hưởng xấu đến tình thân (Intimacy) tôi và bé có với nhau” và ý tưởng lớn “No fear, no distance, only intimacy”, nhóm không mang đến được một kế hoạch triển khai vẹn tròn và thuyết phục. "Thương hiệu ở đâu, làm thế nào để bán được hàng?" chính là câu hỏi chung của BGK khi toàn bộ hoạt động của nhóm không thấy được vai trò thương hiệu trong đó khiến cho chiến dịch quá thiên về mục tiêu xã hội, mà bỏ quên mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra, việc tài trợ 3 tuần nội dung toàn bộ cho một chương trình truyền hình “Bố đi đâu thế” là điều quá xa vời và không thiết thực với ngân sách đề bài được ra. Thêm nữa, tính chất của chương trình cũng không liên quan đến vấn đề mình đang đi giải quyết. Và câu hỏi mở cuối cùng chị Xuân Liên, Senior Vice President, Suntory Pepsico Vietnam – Trưởng BGK đặt ra cho nhóm: “Liệu người ta có bỏ tiền ra đi học một khóa học để chơi đùa với con?” rất đáng học hỏi và suy ngẫm.

Bài làm nhóm InBuzz:

- ★ -

3 – T.O.P (Phạm Văn Khải và Trương Thị Ánh Nguyệt - ĐH Kinh tế TPHCM)

Anh Khoa Nguyễn: “Anh đã gặp nhóm lần này là lần thứ 2 và anh thấy sự tiến bộ của nhóm trong cách dẫn dắt câu chuyện, đồng thời có sự hòa quyện, ăn ý giữa 2 người thành viên, đáng khen ngợi. Về bài làm, các em đã đi phân tích Insight của nhóm đối tượng mục tiêu rất sâu và chắc. cha mẹ đánh con đánh con vì muốn tốt cho con? Tại sao? Vì làm cho ba mẹ TỰ HÀO. Đối với anh, đây là điểm sáng của bài. Tuy nhiên, Điểm hay này lại không được nhấn mạnh và nâng lên tầm cao mà thay vào đó, các em đi giải quyết vấn đề bằng sự thấu hiểu?”

Cảm giác “nhen nhóm hi vọng rồi chợt tắt” của anh Khoa Nguyễn cũng chính là băn khoăn và tiếc nuối của nhiều BGK. Từ Insight: “...nhưng thật ra mẹ chỉ đang tự hào về chính bản thân mình, tự hào rằng mình đã được những mục tiêu trong việc dạy con, dù bằng cách ép buộc”, nhóm lại gượng ép đưa ra ý tưởng lớn “Mẹ tự hào vì đã thấu hiểu con” khiến bài bị hổng nhiều và không hiệu quả ở tất cả các phần sau.

Bài làm nhóm TOP:

- ★ -

4 - Xscape (Mai Văn Bằng và Nguyễn Nhật Duy - ĐH Ngoại thương TP.HCM)

Bài trình bày rõ ràng, chặt chẽ và có hệ thống: từ phân tích thị trường, đối thủ đến điểm mạnh của riêng Shichida. Thêm vào đó, việc tư duy phản biện trong ‘hành trình đánh con’ của cha mẹ mục tiêu đã cho Xscape những góc nhìn rất tìm năng. Như Xscape quan sát thấy, cha mẹ thường đánh con khi nó cứ lặp đi lập lại những lỗi sai cũ rồi sau đó họ lại dành thời gian nói chuyện, chia sẻ cùng con để chắc rằng con nó đã hiểu lỗi của mình. Vậy tại sao, cha mẹ lại không nói chuyện với con, trước khi đánh?

Tuy nhiên, phần Insight còn chưa nhất quán và gãy gọn - tham lam khi mang cả việc dạy con có trách nhiệm vào bài: “Tôi muốn con tôi trở nên có trách nhiệm nên tôi mới đánh nó. Tôi mong muốn có một phương pháp dạy con giúp tôi thực sự hiểu con mình để nó học cách có trách nhiệm.” Tiếp đó, phần chiến lược tiếp cận và ý tưởng lớn lại chỉ tập trung vào việc hiểu con trong khi vấn đề đặt ra là cái ba mẹ mong muốn là con cái có trách nhiệm.

Đối với chị Tố Trâm, Associate Director, Masan Beverage, chị khá không đồng ý với bài làm của nhóm: việc dạy con là trách nhiệm cả đời của bố mẹ, nhận thức cố hữu của người Việt lại không dễ gì xóa bỏ chỉ trong 3 tháng ngắn ngủi nếu Xscape đánh theo hướng này. Cuối cùng, nhóm cũng không trả lời được câu hỏi của anh Jay Lee, Category Head of Marketing, Orion Vina đặt ra: “Vì sao người ta phải tham gia khóa học của các em, có phải chỉ vì thấu hiểu?”

Bài làm nhóm Xscape:

- ★ -

5 – GAKU (Nguyễn Thị Tuyết Như và Nguyễn Trần Hương Thảo - ĐH RMIT TPHCM)

Như lời khen của chị Phạm Nhã Uyên, Portfolio Manager, Coca-Cola Southeast Asia dành cho nhóm, việc GAKU mở đầu phần thuyết trình của mình bằng cách tiết lộ luôn cả ý tưởng lớn “The Giant clock” để ngay lập tức thu hút sự chú ý của người nghe là cách dẫn dắt rất thông minh. Hai cô gái đã chứng tỏ bản lĩnh sinh viên RMIT với phần thuyết trình tự tin, đầy đam mê cùng phong cách rất phóng khoáng.

Tìm được một Insight đánh đúng tâm lý của nhiều bà mẹ: “Luôn phải chịu áp lực công việc và bị giới hạn về thời gian, tôi muốn có một cách thức đơn giản để con tôi nghe lời tôi tức thì mà không cần sử dụng bạo lực.”, đặc biệt chữ “tức thì” chính là nỗi niềm phụ huynh rất ngại nói ra nhưng luôn đúng – đây là 1 insight được chị Tố Trâm thích thú vì đánh giá "rất thật, rất relevant". Tuy nhiên, nhóm đã không chú ý đến việc: liệu Shichida – thương hiệu đồng hành của chiến dịch có thể giải quyết vấn đề đó hay không. Chị Nhã Uyên chỉ trả lời cho câu hỏi đó bằng một câu hỏi mở khác: “Khi xưa, phải mất bao lâu thì người dân mới chịu đội mũ bảo hiểm?” Nhận thức không phải có thể thay đổi một sớm một chiều, về vấn đề giáo dục tư tưởng lại càng khó. Do đó, chữ “tức thì” có vẻ “quá sức” của sản phẩm.

Ngoài ra, như anh Hùng Võ liên tục nhấn mạnh, nhóm còn chưa liên kết được giữa segmentation, đến observation, dẫn dắt ra đến Insight. Ý tưởng lớn lại chưa thấy được sự hòa hợp, nhất quán với Insight. Thêm vào đó, nếu chiếc đồng hồ lớn là ý tưởng chính thì cần phải được tận dụng phát triển tối đa, hiện được để trong giai đoạn 1 khác mờ nhạt. Tóm lại, bài làm có điểm sáng nhưng về mặt suy nghĩ hệ thống, logic cần phải xem lại.

Bài làm nhóm GAKU:

- ★ -

6 – Flaw-some (Nguyễn Quốc Đăng Khoa và Đặng Ánh Vy- ĐH Ngoại Thương TPHCM)

Flaw-some bị anh Khoa Nguyễn đặt câu hỏi ngay từ chính phần Insight có phần gượng ép: “Họ cần một phương pháp giáo dục không bạo lực để cho con em mình phát triển đúng kỳ vọng của họ”, cha mẹ có thật sự muốn một phương pháp không bao lực? Điểm nổi bật của nhóm được cả chị Nhã Uyên và chị Xuân Liên tán thành chính là cách dẫn nhập rất thú vị, trước khi dạy trẻ, bạn phải biết học trẻ trước đã.

Trong phần phân tích, động lực và rào cản của cha mẹ được đưa ra khá ổn, ra được ý tưởng lớn rất “chạm” là nhắc nhở phụ huynh hãy học từ trẻ con trước khi đòi dạy trẻ, nhưng phần hoạt động triển khai được đưa ra quá khô khan, thiếu lửa với khóa học thử, khiến nhóm Flaw-some không trở thành top 5 của Vòng Bán kết mặc dù nhóm thể hiện một phong độ rất tốt ở vòng loại.

Bài làm của nhóm Flaw-some:

- ★ -

7 – UNREACHABLE (Vũ Nguyễn Thảo My và Lê Thị Minh Nguyệt - ĐH Ngoại Thương TPHCM)

“Khi hai người đánh nhau, người ta nói, đó là bạo lực. Khi trẻ con đánh người lớn, người ta nói, đó là hỗn xược. Nhưng khi người lớn đánh trẻ con, người ta lại gọi đó là dạy con, là kỷ luật” - thế mạnh về từ ngữ và khả năng thuyết trình, UNREACHABLE dẫn dắt câu chuyện rất mạch lạc và khá hấp dẫn. Tuy nhiên, nhóm lại làm BGK và người xem bị lạc trong các mối liên kết, không đi theo mạch logic để dẫn dắt từ từ đế ý tưởng lớn. Nhóm mở đầu bằng một phát hiện về lí do vì sao cha mẹ lại đánh con cái "đánh là để cho nó tốt", thế nhưng phần sau lại đi vào sự thấu hiểu. "Sự thấu hiểu giúp gì cho việc nhớ điều tốt đó? Khi chính bản thân họ còn không mảy may tự đặt câu hỏi là liệu có phải tôi đang không hiểu con hay không thì làm sao mình có thể bán giải pháp về sự thấu hiểu cho họ?" chính là băn khoăn của chị Nhã Uyên.

Còn anh Jay Lee thì thử thách nhóm bằng câu hỏi: “Lợi ích thật sự của cha mẹ khi tham gia khóa học này là gì? Tốn tiền và thời gian chỉ để hiểu con có cần thiết hay không? Và làm sao bạn có thể thuyết phục họ rằng họ CẦN sản phẩm của mình?” UNREACHABLE khá vất vả để trả lời câu hỏi này, đơn giản vì với bài làm của nhóm, chắc chắn nhóm không thể giải được những bài toán đó.

Với ý tưởng lớn “Thấu hiểu con là quyền năng của mẹ / Mom’s marvelous nature”, nhóm muốn đánh vào cảm giác có lỗi của những bà mẹ đánh con và khuyến khích họ dùng sản phẩm Shichida để lấy lại được khả năng thấu hiểu con thay vì phải dạy con bằng roi, vọt. Tuy nhiên, với chị Xuân Liên, đây không phải là Insight. Còn đối với chị An Đặng, phần Insight này quá rối, không nhất quán và chặt chẽ.

Bài làm của nhóm UNREACHABLE:

- ★ -

8 – PUVU (Lê Tăng Gia Phú và Nguyễn Hoàng Minh Vũ - ĐH Ngoại Thương TPHCM)

Do thành viên còn lại có việc gấp phải về quê, PUVU chỉ tham gia tranh tài với 1 thành viên là bạn Gia Phú. Có lẽ vì vậy, phần thuyết trình còn nhiều lỗ hổng khó có thể bù đắp hay dung hòa. Các giám khảo đều cùng quan điểm rằng, Insight PUVU đưa ra không phải là Insight mà chỉ là fact / truth, vì đó là điều đúng nhưng không phải điều ba mẹ nghĩ.

Với ý tưởng lớn “Don’t love me wrong” và sự thật quá chung về khách hàng: “yêu con là bản năng của cha mẹ, nhưng dạy con lại là một quá trình học tập và rèn luyện”, PUVU chọn chiến lược triển khai để chỉ ra được rằng cha mẹ đang sai khi dạy con theo cảm tính như vậy. Nhận xét của chị Tố Trâm về bài làm: “Bài làm còn rất bề mặt. Trong khi Shichida có một sản phẩm cụ thể, một khóa học cụ thể, phương pháp cụ thể, nhóm em lại hướng người ta đến một sản phẩm giáo dục chung chung. Ngoài ra, vấn đề là do em dựa trên một cái fact/ truth, chứ không phải trên sự thấu hiểu (Insight) nên mọi thứ sau đó đều rất khô cứng và áp đặt. Như cái tát vào mặt cha mẹ và bảo họ rằng: “Bạn đang dạy con theo bản năng, và bạn cần thay đổi điều đó.”

Bài làm của nhóm PUVU:

- ★ -

9 – M-Attack (Văn Thiên Quốc Hùng – ĐH Mở TPHCM và Lê Minh Đạo - ĐH Ngoại Thương TPHCM)

Ưu điểm của nhóm là phần phân tích khách hàng, nhóm đã dùng ngôn ngữ của chính đối tượng mục tiêu của mình. Từ Insight "Cha mẹ không tin tưởng ai ngoài mình có thể làm điều tốt cho con" đến Ý tưởng lớn "Tin con, bố mẹ nhé!", các bạn giải quyết vấn đề chưa thấu đáo và hợp lý. Cụ thể có thể thấy qua lập luận của chị Nhã Uyên: “Em có tin vào khả năng của mình hay không? Nếu một ngày nào đó có người nói là em đừng tin vào khả năng của mình nữa và tin vào họ thì em có nghe không. Làm sao em có thể nói được cho cha mẹ nghe điều này?”

Vì là nhóm thứ 9 – nhóm xuất sắc vượt qua 96 nhóm cơ hội lần hai khác để được vào thẳng Bán kết, M-attack không được tham dự các buổi training trước Bán kết, cũng như không có anh chị mentor riêng hướng dẫn cho nhóm. Điều đó có thể thấy rõ trong phần bài làm chưa gãy gọn, gắn kết và sắp xếp các phần cũng chưa hợp lý. Tuy nhiên, anh Hùng Võ vẫn động viên nhóm với những điểm sáng về phần phân tích khách hàng, động lực và rào cản của họ, đồng thời cách nhóm chọn channel, touchpoint để đánh là social network và tại các trường học là khá phù hợp.

Bài làm của nhóm M-Attack:

- ★ -

Với những đánh giá chuyên môn thẳng thắn của BGK, tin chắc rằng Young Marketers sẽ gặp lại các bạn trưởng thành hơn rất nhiều sau cuộc thi này. Chị Xuân Liên, Senior Vice President, Suntory Pepsico Vietnam, đánh giá cao Young Marketers như 1 cơ hội, 1 forum, 1 hành trình cho các bạn sinh viên được học hỏi, được trải nghiệm, được định hướng và với tốc độ tiến bộ của các nhóm thí sinh thế này, chị tin rằng Vòng Chung kết của Young Marketers sẽ hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Ngày mai, 27/10, Top 4+1 sẽ bước tiếp vào Vòng phỏng vấn 2.2 để tìm ra 3 nhóm xuất sắc nhất toàn quốc để tranh tài ở trận Chung kết cuộc thi Young Marketers 3 ngày 15/11 tới:

  1. Nhóm CÁT– Phùng Tú Oanh & Nguyễn Thị Ngọc Dung – ĐH Kinh Tế Quốc Dân Tp. Hà Nội
  2. Nhóm Inbuzz - Nguyễn Thị Hồng Kim Hà & Lương Tuấn Dương – ĐH Ngoại Thương Tp.HCM
  3. Nhóm T.O.P - – Phạm Văn Khải & Trương Thị Ánh Nguyệt – ĐH Kinh Tế Tp. HCM
  4. Nhóm Xscape – Nguyễn Nhật Duy & Mai Văn Bằng – ĐH Ngoại Thương Tp.HCM
  5. Nhóm GAKU – Nguyễn Thị Tuyết Như & Nguyễn Trần Hương Thảo – ĐH RMIT Tp.HCM

Hãy tiếp tục theo theo dõi hành trình marketing đầy cảm hứng của Young Marketers – hành trình Empower the next marketing generation nhé!

Young Marketers – Empower the next marketing generation.

Cuộc thi do REDDER Advertising tổ chức, với Brands Vietnam là đối tác truyền thông.

Young Marketers 3 với phiên bản toàn quốc lần đầu tiên, diễn ra từ 22/9 – 15/11/2014, nhận được sự đồng hành & tài trợ độc quyền của Microsoft Mobile Devices / Nokia Vietnam:

“Microsoft Mobile Devices là một đơn vị kinh doanh trực thuộc Microsoft và trực tiếp quản lý dòng sản phẩm điện thoại thông minh (smartphone) mang nhãn hiệu Lumia nổi tiếng trên toàn thế giới và dòng sản phẩm điện thoại phổ thông mang nhãn hiệu Nokia. Sứ mạng của Microsoft Mobile Devices là mang trải nghiệm điện thoại thông minh và internet đến ngày càng nhiều người dùng, thông qua đó tiếp bước cho họ vươn đến những ước mơ và khát vọng của mình trong cuộc sống".

Brands Vietnam