Brand Footprint 2014 tại Việt Nam: Unilever quán quân ở Nông thôn, Vinamilk dẫn đầu Top 4 Thành thị

Brand Footprint 2014 tại Việt Nam: Unilever quán quân ở Nông thôn, Vinamilk dẫn đầu Top 4 Thành thị

Unilever giữ vị trí quán quân ở Nông thôn Việt Nam trong khi Vinamilk dẫn đầu bảng xếp hạng ở Thành thị 4 Thành phố chính (Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, và Cần Thơ), theo kết quả báo cáo Brand Footprint (tạm dịch: Mức độ Phổ biến Thương hiệu) do Kantar Worldpanel thực hiện xếp hạng các nhà sản xuất FMCG có thương hiệu được chọn mua nhiều nhất năm 2014.

Trong năm thứ hai ra mắt, báo cáo Brand Footprint công bố bảng xếp hạng các nhà sản xuất hàng đầu có thương hiệu được chọn mua bởi nhiều người nhất, với mức độ thường xuyên nhất ở cả Thành thịNông thôn Việt Nam, cũng như bảng xếp hạng các thương hiệu hàng đầu ở mỗi lĩnh vực riêng biệt bao gồm Chăm sóc Sức khỏe & Sắc đẹp, Chăm sóc gia đình, Thực phẩm và Đồ uống. Báo cáo Brand Footprint cho thấy sức mạnh của mỗi nhà sản xuất thông qua thống kê tổng số Điểm Tiếp Cận Người Tiêu Dùng (CRP) mà mỗi nhà sản xuất có được từ tất cả các thương hiệu đang sở hữu. Báo cáo cho thấy số lần người tiêu dùng chọn một thương hiệu ở ngay điểm mua hàng và không phản ánh giá cả trong thước đo của mình do đó không hề bị phụ thuộc vào độ lớn doanh thu.

Báo cáo cho thấy số lần người tiêu dùng chọn một thương hiệu ở ngay điểm mua hàng.

Bảng xếp hạng Brand Footprint của Kantar Worldpanel dành cho thị trường Việt Nam đối với các thương hiệu FMCG được chọn mua nhiều nhất cho thấy các tập đoàn toàn cầu chiếm đa số so với các đối thủ trong nước ở thị trường Thành thị. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống trong nước vẫn xuất sắc giành được hai ghế trong số 3 vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng các chủ sở hữu thương hiệu.

Unilever dẫn đầu bảng xếp hạng các nhà sản xuất với các thương hiệu đang sở hữu được chọn mua nhiều nhất ở Nông thôn. Sản phẩm của nhà sản xuất FMCG khổng lồ toàn cầu này được chọn mua hơn 400 triệu lần một năm ở Nông thôn và giữ vị thế vượt trội so với bất kỳ nhà sản xuất nào với mức độ thâm nhập thị trường sâu nhất – hơn 99% hộ gia đình ở cả Thành thị và Nông thôn đều có dùng sản phẩm của Unilever ít nhất một lần trong năm qua. Ở Thành thị, Unilever đứng vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng, với sản phẩm được người tiêu dùng chọn mua 57 triệu lần trong năm qua. Ở Nông thôn, 3 thương hiệu dẫn đầu ở lĩnh vực Chăm sóc Sức khỏe & Sắc đẹp và Chăm sóc Gia đình đều thuộc sở hữu của Unilever với P/S, Clear, Lifebuoy, Omo, Sunlight và Comfort đã giúp mang về 350 triệu điểm CRP cho nhà sản xuất này. Đáng chú ý, thương hiệu P/S và Omo của Unilever là hai thương hiệu dẫn đầu trong mỗi ngành hàng của mình ở cả Thành thị và Nông thôn.

Ở góc độ toàn cầu, Unilever cũng giữ vị trí quán quân, với số điểm CRP cao nhất. Các sản phẩm của Unilever được chọn mua hơn 18 tỷ lần năm 2013 trên toàn thế giới – tăng 2% so với năm trước đó. Kết quả này là nhờ mức tăng trưởng tốt của các thương hiệu Vim, Omo, Dove và Rexona.

Vinamilk dẫn đầu bảng xếp hạng các nhà sản xuất với các thương hiệu đang sở hữu được chọn mua nhiều nhất ở Thành thị. Nhà sản xuất các sản phẩm sữa hàng đầu trong nước sở hữu một loạt các thương hiệu thực phẩm và sữa bao gồm Vinamilk, Ông Thọ, Ngôi Sao Phương Nam, SuSu v.v..., đến được với 98% các hộ gia đình thành thị và được họ chọn mua gần 75 triệu lần trong năm 2013. Ở Nông thôn, Vinamilk giữ vị trí thứ 3, đến được với 82% hộ gia đình nông thôn và được chọn mua hơn 200 triệu lần.

Masan giữ vị trí thứ hai ở Nông thôn và thứ ba ở Thành thị, phần lớn nhờ hai thương hiệu nước chấm được sử dụng rộng rãi ở các hộ gia đình Việt Nam – Nam Ngư và Tam Thái Tử. Masan còn sở hữu các thương hiệu thực phẩm và đồ uống lớn mạnh khác như Wake-up Café Sài Gòn và Kokomi với mức tăng trưởng kỷ lục ở Nông thôn.

Nestlé đã tiến một bước dài, tăng lên 2 hạng và đang ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng khu vực Thành thị - Sản phẩm của Nestlé được chọn mua hơn 20 triệu lần trong năm qua, đến được với 85% hộ gia đình Thành thị và tăng 5% về CRP. Ở tầm quốc tế, thương hiệu Maggi của Nestlé vẫn tiếp tục giữ vững vị trí là thương hiệu thực phẩm số 1 trên thế giới.

Bảng xếp hạng 10 nhà sản xuất hàng đầu ở Thành thị (4 thành phố chính) do Kantar Worldpanel công bố trong báo cáo Brand Footprint 2014 bao gồm:

Bng xếp hng 10 nhà sn xuất hàng đầu Nông thôn do Kantar Worldpanel công bố trong báo cáo Brand Footprint 2014 bao gồm:

- -

Top 10 thương hiệu được chọn mua nhiều nhất theo ngành hàng

Ngành hàng Chăm sóc Sức khoẻ và Sắc đẹp

P/S là thương hiệu được chọn mua nhiều nhất trong ngành hàng Chăm sóc Sức khỏe và Sắc đẹp ở cả Thành thị và Nông thôn Việt Nam – Thương hiệu chăm sóc răng miệng hàng đầu này là thương hiệu đến được với nhiều hộ gia đình nhất trong lĩnh vực Chăm sóc Sức khỏe và Sắc đẹp. Sản phẩm mang thương hiệu P/S đến được với 79% hộ gia đình và được chọn mua 9 triệu lần ở Thành thị. Ở Nông thôn, P/S được chọn mua 64 triệu lần, đến được với 87% hộ gia đình.

9 trên 10 thương hiệu đứng đầu bảng xếp hạng là thương hiệu quốc tế với 5 trong số đó thuộc về Unilever.

Các thương hiệu quốc tế đang dẫn đầu thị trường Chăm sóc Sức khỏe và Sắc đẹp – 9 trên 10 thương hiệu đứng đầu bảng xếp hạng là thương hiệu quốc tế với 5 trong số đó thuộc về Unilever. Sunsilk là thương hiệu có mức tăng trưởng nhanh nhất trong ngành hàng Chăm sóc Sức khỏe và Sắc đẹp, với tổng Điểm Tiếp Cận Người Tiêu Dùng* (Consumer Reach Point – CRP) tăng 19% ở Thành thị và 27% ở Nông thôn. Trong khi đó, với nhiều hoạt động tiếp thị hiệu quả như chương trình game show truyền hình Giọng Hát Việt Nhí, Lifebuoy đã tăng thêm 1 hạng trong bảng xếp hạng Brand Footprint 2014 ở Thành thị (CRP tăng 13%) và mở rộng độ bao phủ đến thêm 114.000 hộ gia đình Thành thị.

Diana là thương hiệu trong nước duy nhất (được Unicharm mua lại vào năm 2011) có mặt trong Top 10 ở Thành thị – CRP của Diana tăng 11% và tăng lên 2 hạng. Diana đã thu hút thêm nhiều người mua mới vào năm 2013 trong khi vẫn tiếp tục nỗ lực giữ vững thế mạnh ở các kênh truyền thông, kênh nay chiếm hơn 3⁄4 tiêu dùng, và đón được xu hướng chuyển từ các Siêu thị/Đại siêu thị về các kênh gần nhà. Nỗ lực cạnh tranh với Kimberly Clark trên mọi mặt trận từ tung sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm, cho đến khuyến mãi, v.v... cũng như hình ảnh tốt về chất lượng sản phẩm đến từ nhà đầu tư Nhật Bản Unicharm chính là những yếu tố tạo nên thành công của Diana.

Thạch Thảo là thương hiệu trong nước duy nhất có mặt trong Top 10 ở Nông thôn – Là thương hiệu băng vệ sinh trong nước, Thạch Thảo đến được với 21% người tiêu dùng Nông thôn và được chọn mua 20 triệu lần trong năm qua. Tuy nhiên, với lượng người mua thương hiệu Thạch Thảo giảm sút trong năm qua dẫn đến suy giảm 15% CRP, Thạch Thảo sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể tiếp tục góp mặt trong top 10 ở Nông thôn.

Ngành hàng Chăm sóc Nhà cửa và Gia đình

Omo tiếp tục giữ vững vị trí quán quân trong ngành hàng Chăm sóc Gia đình. Sản phẩm mang thương hiệu Omo được chọn mua gần 10 triệu lần ở Thành thị và 86 triệu lần ở Nông thôn. Omo là thương hiệu duy nhất trong ngành hàng Chăm sóc Gia đình đến được với hơn 80% người tiêu dùng Nông thôn.

Sunlight tiếp tục giữ vị trí thứ hai trong ngành hàng Chăm sóc Gia đình và tiếp tục tăng trưởng ấn tượng ở mức 16% ở Thành thị và 24% ở Nông thôn, nhờ hai nhóm sản phẩm nước rửa chén Hương Chanh và Trà Xanh. Trong năm này, Sunlight cũng đã thành công khi tung ra loại bao bì mới và đầu tư nhiều hơn cho quảng cáo truyển hình.

Ở Thành thị, các thương hiệu Chăm sóc Gia đình trong nước đang tăng tốc. 3 trên 5 thương hiệu trong nước có mặt trong bảng xếp hạng đã tăng hạng với mức tăng trưởng trên 5% như An An, Lix và đặc biệt là Gift. Tuy nhiên, Mỹ Hảo (thương hiệu nước rửa chén của Việt Nam) và Sài Gòn (thương hiệu các sản phẩm khăn giấy trong nước) lại đang tụt hạng.
Bột giặt giá rẻ tăng tốc ở Nông thôn – 3 trong số 10 thương hiệu đứng đầu ngành hàng Chăm sóc Gia đình ở Nông thôn là bột giặt giá rẻ với CRP của các thương hiệu Lix, Aba và Net đều tăng trưởng tốt trong năm vừa qua.

Ở Thành thị, các thương hiệu Chăm sóc Gia đình trong nước đang tăng tốc. Aba tăng trưởng ấn tượng ở Nông thôn nhờ thu hút thêm 3 triệu hộ mua mới.

Aba tăng trưởng ấn tượng ở Nông thôn nhờ thu hút thêm 3 triệu hộ mua mới và cải thiện tần suất mua của mỗi hộ lên 2,6 lần mua trong một năm. Thương hiệu bột giặt trong nước này được chọn mua 10 triệu lần trong năm trước và thăng hạng một cách ngoạn mục lên 6 hạng.

Ngành hàng Thực phẩm

Các thương hiệu thực phẩm có mức CRP cao hơn nhiều so với các thương hiệu đứng đầu ở các ngành hàng khác. Thương hiệu trong nước tiếp tục chiếm ưu thế trong bảng xếp hạng ngành hàng Thực phẩm với 8 trên 10 thương hiệu dẫn đầu đều thuộc về các nhà sản xuất trong nước.

Vinamilk là thương hiệu Thực phẩm được chọn mua nhiều nhất ở Thành thị - Thương hiệu sản phẩm sữa Việt Nam này sở hữu các sản phẩm đa dạng từ sữa nước (được xếp vào đồ uống) cho đến thực phẩm (ya-ua, phô mai, v.v...). Sữa chua và phô mai của Vinamilk hấp dẫn không chỉ với trẻ em mà cả người trẻ tuổi với các chiến dịch truyền thông xuất sắc tập trung vào thông điệp giúp cải thiện thể trạng người Việt Nam và hướng đến yếu tổ khỏe đẹp. Cho đến nay, Vinamilk là thương hiệu thực phẩm duy nhất đến được với hơn 80% hộ gia đình Thành thị. Các sản phẩm thuộc ngành hàng thực phẩm của Vinamilk được chọn mua 27 triệu lần ở Thành thị trong năm qua.

Nam Ngư là thương hiệu Thực phẩm được chọn mua nhiều nhất ở Nông thôn – Các sản phẩm nước mắm mang thương hiệu Nam Ngư của Masan được chọn mua 164 triệu lần ở Nông thôn. Ở Thành thị, Nam Ngư tiếp tục giữ vững vị trí thứ 2, đến được với 3⁄4 người tiêu dùng Thành thị và được chọn mua 16 triệu lần.

Ở góc độ nhà sản xuất trong ngành hàng Thực phẩm, Vinamilk nẵm giữ các thương hiệu hàng đầu ở Thành thị trong khi Masan lại dẫn đầu ở Nông thôn. Ở thành thị, Vinamilk sở hữu 3 thương hiệu có mặt trong top 10 thương hiệu hàng đầu ngành Thực phẩm bao gồm Vinamilk (không tính sữa nước), Ngôi Sao Phương Nam và Ông Thọ. Chỉ riêng các thương hiệu này đã mang về 47 triệu CRP cho Vinamilk, tương đương 37% tổng số CRP của 10 thương hiệu Thực phẩm hàng đầu gộp lại. Trong khi đó, ở Nông thôn, Masan có 3 thương hiệu nằm trong bảng xếp hạng ở Nông thôn gồm Nam Ngư, Kokomi và Tam Thái Tử. Ba thương hiệu này đã mang về 276 triệu điểm CRP cho Masan, và chiếm 36% tổng số CRP của top 10 thương hiệu Thực phẩm ở Nông thôn gộp lại.

Ở góc độ nhà sản xuất trong ngành hàng Thực phẩm, Vinamilk nẵm giữ các thương hiệu hàng đầu ở Thành thị trong khi Masan lại dẫn đầu ở Nông thôn.

Ngành hàng Đồ uống (bao gồm cả sữa nước)

Vinamilk giữ vị trí là thương hiệu Đồ uống được chọn mua nhiều nhất ở cả Thành thị và Nông thôn Việt Nam. Các sản phẩm sữa nước đa dạng của Vinamilk được chọn mua gần 29 triệu lần ở Thành thị và 90 triệu lần ở Nông thôn, vượt xa số CRP của các thương hiệu khác và rất khó để bất kỳ thương hiệu nào có thể sớm vượt qua. Đối thủ gần nhất của Vinamilk trong bảng xếp hạng là Cô Gái Hà Lan, được chọn mua 13 triệu lần ở Thành thị và 51 triệu lần ở Nông thôn. Vinamilk, Cô Gái Hà Lan và Coca-Cola là 3 thương hiệu Đồ uống lớn đến được với hơn một nửa người tiêu dùng Thành thị dành cho tiêu dùng trong nhà.

Sữa nước có mức tỷ lệ hộ mua cao nhất trong số các mặt hàng Đồ uống ở Thành thị (khoảng 90% hộ có tiêu dùng sữa nước). Ba trong số 10 thương hiệu dẫn đầu ngành hàng Đồ uống là thương hiệu sữa, bao gồm Vinamilk, Cô Gái Hà Lan và TH True Milk. Ba thương hiệu này chiếm một nửa trong tổng CRP của 10 thương hiệu Đồ uống đứng đầu bảng xếp hạng ở Thành thị.

Sữa nước có mức tỷ lệ hộ mua cao nhất trong số các mặt hàng Đồ uống ở Thành thị (khoảng 90% hộ có tiêu dùng sữa nước).

Coca-Cola tăng trưởng nhanh nhất ở thị trường Thành thị - Với 27% tăng trưởng về mặt CRP, Coca-Cola đã thu hút thêm 164.000 hộ mua mới và tăng tần suất mua của mỗi hộ lên 5,1 lần mua trong một năm. Thương hiệu Coca-Cola được chọn mua gần 8 triệu lần ở Thành thị trong năm qua.

Wake-up Café Sài Gòn tăng trưởng ấn tượng ở Nông thôn nhờ thu hút thêm 1,7 triệu hộ mua mới trong năm ngoái nhờ nỗ lực đáng kể trong việc đẩy mạnh sachet và khuyến mãi. Đây là thương hiệu mới được Masan tung ra thị trường vào tháng 6/2012 nhắm đến phân khúc giá rẻ. Wake-up Café Sài Gòn được chọn mua 18 triệu lần ở Nông thôn trong năm qua và nhanh chóng giành được vị trí trong bảng xếp hạng 10 thương hiệu Đồ uống được chọn mua nhiều nhất ở Nông thôn.

Điểm Tiếp Cận Người Tiêu Dùng: Điểm Tiếp Cận Người Tiêu Dùng của một thương hiệu đo lường thương hiệu đó tiếp cận được bao nhiêu hộ gia đình (số hộ có mua thương hiệu) và số lần một hộ gia đình mua sản phẩm của thương hiệu đó trung bình trong một năm (tần suất mua). Thước đo này phản ánh trung thực sự lựa chọn của người tiêu dùng.

- -

Phương pháp nghiên cứu của báo cáo Brand Footprint

Nghiên cứu Brand Footprint do Kantar Worldpanel thực hiện trên 66% dân số thế giới; với tổng cộng 956 triệu hộ gia đình tại 35 quốc gia, với tổng mức đóng góp trong GDP toàn cầu là 68%. Bảng xếp hạng hoàn chỉnh bao gồm hơn 200 ngành hàng FMCG được Kantar Worldpanel theo dõi trên toàn thế giới ở các lĩnh vực đa dạng như thực phẩm, đồ uống, chăm sóc sức khỏe & sắc đẹp, chăm sóc gia đình, đồ uống có cồn, bánh kẹo và tã lót. Bảng xếp hạng dựa trên cơ sở một thước đo được sáng tạo bởi Kantar Worldpanel, đó là Điểm Tiếp Cận Người Tiêu Dùng (Consumer Reach Points – CRPs). Thước đo này đo lường mỗi lần người tiêu dùng chọn mua một thương hiệu. Bảng xếp hạng năm nay sử dụng dữ liệu thu thập trong 52 tuần từ tháng 10/2012 đến tháng 10/2013, và chỉ bao gồm tiêu dùng tại nhà.

Vui lòng truy cập www.brandfootprint-ranking.com để xem chi tiết báo cáo toàn cầu, cho từng vùng, cho mỗi quốc gia và các chỉ số đầy đủ của Top 50 thương hiệu được chọn mua nhiều nhất trên toàn thế giới.

Vài nét về Kantar Worldpanel

Kantar Worldpanel là công ty hàng đầu thế giới về nghiên cứu thị trường dựa trên chương trình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng. Bằng cách kết hợp giữa việc quan sát thị trường, thực hiện các phân tích cao cấp và đưa ra các giải pháp nghiên cứu thị trường phù hợp, Kantar Worldpanel giúp mang đến cả bức tranh tổng thể lẫn từng chi tiết nhỏ làm nguồn cảm hứng giúp khách hàng có những bước tiến thành công.

Với hơn 60 năm kinh nghiệm trong ngành, đội ngũ nhân viên 3500 người và sự hiện diện tại hơn 55 quốc gia, Kantar Worldpanel là một trong 13 công ty của Kantar Group – một công ty con thuộc sở hữu của WPP Group.

Brands Vietnam