Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 4: Trỗi dậy huy hoàng

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 4: Trỗi dậy huy hoàng

Research In Motion (RIM), hãng di động từng là kẻ tiên phong trong lĩnh vực wireless email, giờ đây đã không còn đứng trên đỉnh vinh quang trong thị trường điện thoại thông minh. Với Android, iOS, và thậm chí Windows Phone đang dần chiếm lĩnh thị phần, hãng di động có trụ sở tại Waterloo, Ontario đang dần chìm trong cuộc chiến để thích nghi. Năm vừa qua là một chặng đường đầy chông gai và cũng là một bước ngoặt với RIM - một tập đoàn từng được nhìn nhận là sáng tạo và luôn đổi mới. Nhưng đó cũng có thể là sự bắt đầu... cho đoạn kết của RIM.

"Research In Motion", giờ đã sắp thành "Research, no Motion".

Mục lục:

Phần 1: Waterloo run rẩy
Phần 2: Trầy trật trong ngoài
Phần 3: Ngày đầu dựng nghiệp
Phần 4: Trỗi dậy huy hoàng
Phần 5: Đỉnh cao
Phần 6: Đe doạ tiềm ẩn
Phần 7: Sa lầy
Phần 8: Tương lai mờ mịt


Phần 4: Trỗi dậy huy hoàng


Những ngày đầu tiên tại RIM cũng giống như tại các startup khác: văn phòng chật hẹp đặt trên tầng thượng của một siêu thị, nhiều đêm muộn dành cho việc coding và xây dựng sản phẩm, và nhiều ngày liền tìm kiếm từng hợp đồng trong tầm với. Họ bắt đầu có một chút thành công ban đầu, đủ để tiếp tục cho công ty hoạt động, tuy nhiên không có sản phẩm nào thực sự đột phá. Bản hợp đồng kí với GM trị giá 600,000 USD hứa hẹn một tương lai tươi sáng hơn. Tuy nhiên những bảng hiệu đèn LED thời đó được RIM thiết kế khá nghèo nàn, vì vậy chỉ bán được chưa đến 100 cái. Công ty sau đó đã bán bản quyền sản phẩm này để kiếm chút doanh thu và tiếp tục phát triển những dự án khác.

Một trong những dự án đó là sản phẩm DigiSync Film Barcode Reader (Máy đọc barcode) được phát triển cho các nhà chỉnh sửa phim để khắc phục những khó khăn trong khi tính toán với các khung ảnh. Sản phẩm được ra mắt vào năm 1990, và vào năm 1994 nó đã giành được một giải Emmy và một giải Academy khác 4 năm sau đó cho các thành tựu về công nghệ. Lazaridis đã nhận giải từ Anne Heche (dù không phải là một tượng Oscar).

Những giải thưởng này rất tuyệt vời, tuy nhiên DigiSync còn thể hiện những mối quan tâm đặc biệt hơn của Lazaridis. Đối với ông và cả RIM, đó chính là mảng dữ liệu thông tin di động (wireless data). Vào cuối thập niên 80, ông bắt đầu làm việc với Mobitex, một công nghệ mạng không dây mới được phát triển bởi Ericsson. Cantel, công ty wireless của Ted Rogers tại Canada đã bắt đầu xây dựng mạng Mobitex, tuy nhiên không có nhiều dấu hiệu của một thị trường tiềm năng. Đây sẽ là hệ thống mạng không dây đại chúng đầu tiên tại Bắc Mỹ, và ý tưởng về điều này thật sự đột phá, đến mức việc người tiêu dùng có thể đón nhận nó không vẫn còn chưa chưa rõ ràng.

Những giải thưởng này rất tuyệt vời, tuy nhiên DigiSync còn thể hiện những mối quan tâm đặc biệt hơn của Lazaridis và RIM, đó chính là mảng dữ liệu thông tin di động (wireless data).

Cantel thuê Lazaridis và RIM để tư vấn cho dự án này nhằm phát triển modem tương thích cho Mobitex và sau đó là một bộ toolkit lập trình. Tuy nhiên điều đáng buồn là vào năm 1990 khi công nghệ này ra đời, nó đã thất bại thảm hại. Điều kì lạ là kể cả ngay trong cùng ngành, có rất ít người hiểu được họ sẽ dùng công nghệ đó để làm gì. Thời kì của email vẫn chưa cập bến, chưa kể đến wireless email, hay thậm chí là ý tưởng về nhắn tin hai chiều. Cantel rút lại các khoản đầu tư của mình ngay lập tức và đưa nhân lực sang các dự án khác.

Cũng vào năm đó, RAM Mobile Data (sau này trở thành Bell South Mobile) bắt đầu xây dựng hệ thống Mobitex của riêng mình và đã thuê RIM làm việc này. RIM sau đó đã có thêm nhiều kinh nghiệm hơn khi làm việc với hệ thống mạng không dây và Lazaridis bắt đầu suy nghĩ về việc tận dụng nó. Balsillie sau đó gọi nó là "RIM's sandbox". Một vào thập kỉ sau đó công ty này bắt đầu phát triển modem, hệ thống điểm bán và các bộ phận khác của cả mạng lưới.

Vào cuối thập niên 90, RAM Mobile Data muốn sản xuất một máy nhắn tin hai chiều. Máy nhắn tin đã ra đời từ hơn 30 năm trước, tuy nhiên nó vẫn luôn chỉ là thiết bị liên lạc một chiều. Với Mobitex, giờ đây đã có cách để thay đổi điều đó. RIM bắt đầu làm việc với máy nhắn tin, tuy nhiên Lazaridis vẫn luôn nhìn về phía trước với ý tưởng về một máy PDA có chuẩn giao tiếp không dây.


Có hai yếu tố đã khiến RIM thành công trong thập niên 90. Điều đầu tiền là cái cách mà Lazaridis không ngừng theo đuổi sự sáng tạo trong công nghệ liên lạc không dây. Trong khi những công ty khác tuy lớn hơn nhưng lại thất bại, thậm chí không có khả năng nhìn ra cơ hội thì Lazaridis lại thấy nhiều cơ hội tiềm ẩn. Ông và các kĩ sư của ông sau đó làm việc điên cuồng để hiện thực hoá những cơ hội này.


Yếu tố thứ hai giúp tạo ra thành công cho RIM là việc đưa Balsillie về công ty vào năm 1992. Với một bằng MBA của Harvard, Balsillie đã giúp tạo ra cho RIM một góc nhìn kinh doanh mới. Trước khi ông đến, công ty luôn thành công về khía cạnh kĩ thuật, tuy nhiên lại không có nhiều kinh nghiệm trong thế giới của những hợp đồng kinh doanh giá trị cao. Balsillie hiểu rõ điều mình cần phải làm: giữ cho két tiền luôn đầy để Lazaridis có thể tự do sáng tạo, hay như ông miêu tả sau này, “Công việc của tôi là kiếm tiền còn của Mike là tiêu tiền.” Một phần trong số tiền ấy là của Balsillie: ông chỉ nhận 60% lương, thế chấp nhà và đưa toàn bộ 250,000 đô tiền tiền tiết kiệm vào cổ phần công ty.

Với một bằng MBA của Harvard, Balsillie đã giúp tạo ra cho RIM một góc nhìn kinh doanh mới.

Vào lúc Balsillie gia nhập đội ngũ của RIM, công ty này đang tập trung hoàn toàn vào công nghệ không dây. Với Lazaridis, ông luôn muốn tạo ra một chiếc PDA sử dụng công nghệ giao tiếp không dây. Vào tháng 7 năm 1992, CEO lúc đó của Apple là John Sculley, người đứng lên lãnh đạo công ty thay Steve Jobs đã có có một bài keynote với chủ đề hội tụ trong lĩnh vực kỹ thuật số. Ông đưa ra thuật ngữ “Personal Digital Assistants – Máy trợ lý cá nhân” để miêu tả một thiết bị máy tính nhỏ gọn mà ông tin rằng sẽ trở nên phổ biến. Ông đưa ra một video tên là Knowledge Navigator, sau này trở nên nổi tiếng, để cho mọi người thấy tầm nhìn của Apple trong tương lai. Vào năm 2011, những chiếc PDA như vậy sẽ kết nối với nguồn tri thức của toàn thế giới; nó sẽ phản ứng lại với điều khiển bằng giọng nói giống như Siri đang làm bây giờ. Đó là một giấc mơ, nhưng Sculley cũng chưa có những ý tưởng cụ thể. Cho dù ông chưa đề cập đến một cái tên cụ thể, ông vẫn đầu tư vào nền tảng Newton, một nền tảng được ra mắt không lâu sau đó.

Lazaridis tuy nhiên lại hoàn toàn không có ấn tượng gì, bởi theo ông, một chiếc PDA hoàn thiện cần phải có khả năng kết nối liên tục. Nền tảng Newton yêu cầu đồng bộ hoá với một máy tính khác, khiến nó trở nên khác hẳn một thiết bị không bị phụ thuộc. Tuy nhiên Apple chỉ coi Newton như một điểm khởi đầu và Sculley cùng các kiến trúc sư của ông lên kế hoạch dài hạn sẽ đưa thêm khả năng kết nối không dây vào.

Tuy nhiên giống như mọi công ty lớn khác đang nghiên cứu công nghệ PDA – một danh sách dài bao gồm Motorola, Bell South, AT&T và Palm – Apple không tin rằng phiên bản có công nghệ giao tiếp không dây sẽ trở nên khả thi. Ít nhất thì không phải là ngay lúc đó. “John [Sculley] hoàn toàn đúng,” nguyên CEO của Newton Systems Group, ông Gaston Bastiens nói với tờ PenComputing vào năm 1998. “Cơ sở hạ tầng để thực hiện hoá công nghệ giao tiếp không giây hai chiều chưa có mặt vào lúc đó; chúng ta đều biết rằng sẽ cần thêm vài năm nữa, nhưng nó có trong chiến lược phát triển chung của công ty.” Công ty này dành ra 5 năm và 100 triệu đô để phát triển chiếc PDA Newton, trước khi Steve Jobs quay trở lại và loại bỏ nó ra khỏi danh sách các sản phẩm của Apple.

Trong khi nhiều người hoài nghi về các cản trở liên quan đến công nghệ đến mức bất khả thi như chủ tịch của Intel, Andy Grove, Lazaridis lại chỉ nhìn thấy những thử thách về kĩ thuật. Nếu các thiết bị điện tử bấy giờ ngốn quá nhiều pin thì ông quyết định sẽ tối ưu hoá nó. Ông tin rằng mình có thể làm cho công nghệ không dây hoạt động được và đưa nó đi xa hơn so với bất kì ai đã từng làm.


Vì vậy công ty của ông đã thực hiện điều đó thông qua các sản phẩm của Mobitex. Vào mùa thu năm 1996, công ty này cho ra mắt sản phẩm RIM 900 Inter@ctive Pager, một thiết bị bỏ túi với bàn phím giản lược. Sản phẩm này có giá 675 USD, nhưng với khả năng nhắn tin 2 chiều, nó cho phép nhắn tin theo hình thức peer-to-peer (nhắn tin ngang hàng), khả năng gửi fax và text-to-speech, cùng với một cổng Internet để kết nối với email. Sản phẩm này có phần nặng nề và không phải là một thành công đáng kể của RIM, tuy nhiên nó thể hiện những gì có thể thực hiện được. RIM tiếp tục với sản phẩm kế tiếp, chiếc máy 950.

Lazaridis cũng tiếp tục nghĩ ra ý tưởng gõ bàn phím bằng ngón cái (thumb typing) và ngay lập tức đăng kí bản quyển cho ý tưởng cùng với sản phẩm 950. Điều này đồng nghĩa với việc nhắn tin nhanh hơn, tuy nhiên một cải tiến nữa có còn phép điều tuyệt vời hơn: email luôn luôn thường trực. Với khả năng kết nối không dây và một bàn phím cao cấp, đây là sản phẩm đầu tiên có khả năng thay thế một chiếc PC hoặc laptop. Và nó có thể hoạt động trong 3 tuần với một cục pin AA, giải quyết triệt để vấn đề về pin. Những bài review khiến RIM kiếm được những hợp đồng sinh lời với Bell South, IBM, Panasonic và nhiều công ty khác.

Nhưng lực lượng đông đảo các fan mới lại sử dụng nó theo cách truyền thống: như một máy nhắn tin. Nếu như vì cái tên thì đây là một điều dễ hiểu, nhưng Lazaridis và các kĩ sư của ông biết rằng thiết bị này còn làm được nhiều hơn thế. Dấu “@” trong cái tên “Inter@ctive Pager” chỉ thể hiện cái mà họ tin là yếu tố quyết định thành công: email. Trong một giây phút hiếm hoi, Lazaridis đã nhận ra vấn đề: các thiết bị này có công nghệ cần thiết và đang được sử dụng để giao tiếp với những người hiểu rõ tính phức tạp của nó, những người làm việc với công nghệ tương tự hàng ngày: các kĩ sư và người trong lĩnh vực IT. Nhưng để thực sự thành công, RIM cần mở rộng ra ngoài cộng đồng này và sản phẩm của họ cần được người tiêu dùng hiểu rõ. Nói ngắn gọn hơn, nó cần marketing.

Bàn phím của sản phẩm mới nhìn giống như một quả dâu tây và các nút nhìn giống như những hạt nhỏ.

RIM quyết định mời Lexicon Branding, một công ty chuyên về marketing từng làm việc cho các thương hiệu PowerBook của Apple và Intel Pentium. Lexicon đặt ra mục tiêu tạo nên một thương hiệu đặc biệt để thay thế cho cái tên nhàm chán và đơn điệu 950 Inter@ctive Pager. Sản phẩm mới của RIM có bàn phím là điểm khác biệt khiến nó trở thành một sản phẩm vượt tầm một máy nhắn tin thông thường: đây làm một thiết bị nhắn tin chuyên nghiệp và đúng nghĩa. Vậy làm thế nào để kéo sự chú ý vào bàn phím và những gì mà nó tượng trưng?

Bàn phím của sản phẩm mới nhìn giống như một quả dâu tây (strawberry) và các nút nhìn giống như những hạt nhỏ.

Tuy nhiên “strawberry” không thể là cái tên phù hợp: “straw” là một âm tiết chậm; theo như các nhà ngôn ngữ học tại Lexicon. “Berry” là một cái tên phù hợp, nhưng chúng ta cần tiền tố khác.

Và cái tên “BlackBerry” ra đời.


Mời các bạn đón xem tiếp Phần 5, "Đỉnh cao":

Vào tháng 1 năm 1999, RIM cho ra mắt dịch vụ email không dây BlackBerry trên toàn Bắc Mỹ, hoạt động trên mạng Mobitex và các đối tác Rogers Cantel và BellSouth. Dịch vụ này bao gồm một thiết bị có tất cả các chức năng của một máy PDA (lịch, danh bạ, danh sách công việc), kèm theo email được mã hoá và đồng bộ với địa chỉ có sẵn của người dùng. Nó cũng kết hợp với mạng lưới của các công ty, giúp đội ngũ IT có thể áp dụng dễ dàng. Và ngay lập tức dịch vụ này đã thành công khi mới ra mắt.

Nguồn The Verge