Tiêu điểm Marketing: Những sự kiện thương hiệu nổi bật 2012

Tiêu điểm Marketing: Những sự kiện thương hiệu nổi bật 2012

Bạn đọc thân mến,

Tôi muốn bắt đầu bài tổng kết này bằng việc gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn, những người đã đang ghé thăm mỗi ngày và chia sẻ đam mê về marketing trên BrandsVietnam.

Tuy nhiên, ngành marketing của chúng ta và các cuộc chiến về thương hiệu không vì thế mà trầm lắng.

Năm Nhâm Thìn 2012 đã sắp sửa khép lại, “con rồng" kinh tế vẫn còn tiếp tục “ẩn mình". Với nhiều thương hiệu và ngành hàng, 2012 vẫn là một năm thử thách “cười ít buồn nhiều". Bất động sản đóng băng, chứng khoán toàn sắc đỏ, lạm phát cao, tăng trưởng tín dụng thấp, rúng động bê bối những thương hiệu ngân hàng lớn, thấp thỏm đại gia đổi ngôi hoặc vướng vào vòng lao lý.

Tuy nhiên, ngành marketing của chúng ta và các cuộc chiến về thương hiệu không vì thế mà trầm lắng. Nhìn lại 2012, vẫn có những chiến dịch tung hàng và tái tung ấn tượng, vẫn có những loạt bài đấu khẩu thú vị, những thay đổi nhân sự ồn ào, những màn thâu tóm hoành tráng. Và trên hết là vẫn có rất nhiều bài học cho marketer chúng ta cùng xem và trải nghiệm.

Hãy cùng BrandsVietnam điểm lại những sự kiện tiêu biểu của năm 2012 dưới đây.

AXE chính thức vào thị trường Việt Nam

Khởi đầu là chiến dịch tung hàng của AXE - nhãn hiệu khử mùi nổi tiếng thế giới của Unilever - đã chính thức vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh với những X-Men, Nivea và Romano trong ngành Chăm sóc Cá nhân Nam giới. Với định vị "Giúp nam giới tự tin cua gái" ("Giving men an edge in the mating games"), AXE đã có các chiến dịch tung hàng và truyền thông kích hoạt khá ồn ào, khêu gợi với Umbrella Party, Elly Trần, Dưa leo, pool party và hướng dẫn “cua gái”. Tiếc là trong giai đoạn đó, BrandsVietnam đang trong giai đoạn “tiền beta” nên chưa lên được nhiều bài hay.

Trần Bảo Minh và "Đại chiến sữa tươi - Tập 3"

"Tôi hy vọng Love’in Farm không chỉ là niềm yêu thích của người tiêu dùng Việt mà sẽ vươn tới cả những thị trường lớn trên thế giới." - tuyên bố Trần Bảo Minh trong buổi tung hàng Love'in Farm.

Kế đến trong quý II/2012, chúng ta có dịp chứng kiến chiến dịch "Gắn kết yêu thương" của Gấu đỏ tạo ra những luồng dư luận khen chê trái chiều, theo đó là sự ra đi của anh Trần Bảo Minh - một thần tượng marketing của rất nhiều bạn trẻ - về sữa Ba Vì đầy tham vọng, khởi động cho một cuộc chiến mới trong ngành sữa vốn đã rất khốc liệt. Những tướng bà quyền lựcgiỏi giang ngành sữa cũng đã có những phát biểu rất quyết liệt, như thể chào đón sự quay lại của “một người quen” đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của sữa nội.

Trung Nguyên - "Độc cô cầu bại"

“Starbucks thật giỏi khi in sâu một câu chuyện hay vào tâm trí NTD, nhưng nếu nhìn vào những yếu tố cốt lõi, những gì mà họ đang làm dở tệ”, ông Vũ nhận xét. “Họ không bán cà phê, mà đang bán nước có mùi cà phê pha với đường”.

Giữa năm 2012 cũng chứng kiến một mình Trung Nguyên - thương hiệu Việt “dũng cảm” nhất - "tả xung hữu đột" với các đại gia nước ngoài trong cuộc chiến cà phê: thách thức với Nescafe trong cuộc chiến cafe hoà tan tranh giành ngôi vị số một; và tuyên chiến với Starbuck trong cuộc chiến bán lẻ cafe. Đỉnh điểm là buổi xuống đường của "trùm cuối" Đặng Lê Nguyên Vũ và đội ngũ nhân viên văn phòng để truyền lửa và động viên lực lượng kinh doanh ngoài thị trường.

Tuy nhiên cái đáng nói ở đây là trong cả 2 cuộc khẩu chiến nói trên, Trung Nguyên đều là người khơi mào trước, để rồi nhận được phản hồi từ đối thủ thì ít mà phản ứng từ người tiêu dùngchuyên gia thì nhiều. Giá trị truyền thông lan toả (earned media) có được không chỉ lợi mỗi mình Trung Nguyên mà cả Starbucks cũng “bất chiến tự nhiên thành" được hưởng phần không nhỏ.

Masan Consumer và những thương vụ M&A đình đám

Cũng trong cuộc chiến cafe, với việc Masan Consumers - một đại diện tiêu biểu nữa của thương hiệu Việt và những thông điệp marketing "khủng" - chính thức thâu tóm Vinacafe (sau đó là cám Con Cò), cuộc chiến thị trường cà phê hoà tan hứa hẹn trong năm 2013 sẽ còn nhiều hấp dẫn.

“Chúng tôi sẽ không chỉ dừng lại ở vài mét vuông nhà bếp” là tuyên bố của Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang sau những thương vụ thâu tóm đình đám.

Chưa có một công ty Việt Nam nào thực hiện được những cú M&A đình đám như vậy, nhất là với những đơn vị đang nắm giữ thị phần lớn của ngành hàng trên thị trường (dự án Núi Pháo có trữ lượng quặng vonfarm hàng đầu Việt Nam, Vinacafe đứng đầu ngành cà phê, Cám Con Cò ở top đầu ngành chăn nuôi gia súc). “Chúng tôi sẽ không chỉ dừng lại ở vài mét vuông nhà bếp” là tuyên bố của Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang sau những thương vụ thâu tóm đình đám. Mới đây thôi, KKR - một công ty quản lý đầu tư hàng đầu trên thế giới với số tài sản thuộc quyền quản lý hơn 66 tỷ USD - đã chính thức ký hợp đồng để đầu tư tăng cổ phần sở hữu trong Masan Consumers.

Cuộc chiến fast-food và chuỗi bán lẻ nhượng quyền

"Kinh doanh fast food trên thị trường Việt Nam hiện nay rất cạnh tranh. Kế hoạch của Burger King trước mắt sẽ phát triển nhanh nhất các vị trí đắc địa và trải rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước để NTD dễ nhận diện và tiếp cận."

Cuối năm 2012, Starbucks là thương hiệu toàn cầu cuối cùng vào Việt Nam. Trước đó, Burger King - tập đoàn cung cấp dịch vụ đồ ăn nhanh (fast-food) hàng đầu tại Mỹ - đã mở hệ thống chuỗi cửa hàng của mình tại Việt Nam. Đại diện của McDonald’s cũng tuyên bố đẩy nhanh việc xúc tiến vào Việt Nam. Như vậy, ngoài các đại gia có mặt tại Việt Nam lâu nay như KFC, Lotteria, Pizza Hut, Subway... thị trường tiếp tục đón nhận thêm các thương hiệu lớn. Miếng bánh thị trường thức ăn nhanh Việt Nam đang tăng trưởng cao đã trở thành hấp lực thu hút thêm nhiều gương mặt đình đám quốc tế. KFC đã có động thái củng cố chuỗi cửa hàng ở những vị trí đẹp, và Jollibee đã nhanh tay thâu tóm chuỗi Highland Coffee sau khi nhãn hiệu này thâu tóm Phở 24h.

Các sự kiện nổi bật khác

Ngoài những câu chuyện nổi bật trên, dưới đây là một vài sự kiện thương hiệu, truyện cười & ngẫm khác có nhiều lượt xem trên Brands Vietnam trong năm 2012 mà bạn không thể bỏ qua:

Tất cả chỉ mới bắt đầu với BrandsVietnam!

Một năm sắp qua, và chúng tôi muốn khép lại năm 2012 với 2 chữ “niềm tin" cho năm mới.

Niềm tin vào kinh tế năm 2013 sẽ khởi sắc hơn. Niềm tin vào người tiêu dùng năm 2013 sẽ lạc quan và cởi mở hơn. Chính niềm tin của người tiêu dùng chứ không phải gói cứu trợ nào khác sẽ vực dậy nền kinh tế.


Nhiều người nói họ "vĩ cuồng". Còn chúng tôi lại thấy những "thiên tài". Bởi vì chỉ những kẻ dám nghĩ rằng mình có thể thay đổi cuộc chơi, mới chính là những người có thể làm được.

Niềm tin vào “bộ tứ siêu đẳng" Masan (thực phẩm), Trung Nguyên (cà phê), Vinamilk (sữa), Tân Hiệp Phát (nước giải khát) và những thương hiệu Việt khác có thể cạnh tranh sòng phẳng, chiến đấu quyết liệt với các đại gia nước ngoài để chiếm lĩnh tâm trí người tiêu dùng Việt Nam và thế giới.

Niềm tin vào nhân sự ngành marketing chúng ta - dù là client, agency, research, media, creative - sẽ xuất hiện thêm nhiều nhân tài, chạy được nhiều chiến dịch hay, xây dựng được nhiều nhãn hàng lớn, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm và giải pháp tối ưu hơn, mang đến cho marketer những kiến thực & bài học ý nghĩa hơn.

Cuối cùng, niềm tin là BrandsVietnam chúng tôi có thể đưa tin và tạo ra cầu nối cho những câu chuyện thương hiệu ấy được trải nghiệm, lan toả và vươn xa. Vẫn còn nhiều tính năng mới sẽ ra mắt trong năm 2013, và hy vọng các bạn sẽ tiếp tục yêu thích và ủng hộ BrandsVietnam.

2013. “Where there's a will, there's a way.” Chúng tôi tin thế.

Chúc bạn đọc một năm mới thành công, vạn sự như ý.

Ban biên tập Brands Vietnam

Brands Vietnam