[Video] Nhìn lại 20 năm hệ sinh thái bán hàng online

Xu hướng bán hàng online tại Việt Nam đã có những bước tiến chóng mặt khiến mô hình bán lẻ tại các cửa hàng truyền thống không còn vị thế độc tôn.

Theo Google Asia Pacific Partner, năm 2016 cả nước ta có khoảng 2,5 triệu doanh nghiệp, chủ shop vừa và nhỏ, trong đó có 2.462.000 đơn vị bán offline và 338.000 đơn vị bán online.

Doanh thu TMĐT Việt Nam năm 2017 tăng trưởng 35%, xét về tốc độ tăng trưởng này, trên thế giới, Việt Nam chỉ đứng sau Thái Lan và Malaysia. Vậy bán hàng online tại Việt Nam được khởi nguồn từ khi nào và lịch sử hình thành và phát triển của Hệ sinh thái bán hàng online Việt Nam có những cột mốc nào đáng chú ý?

Ngay bây giờ chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại chặng đường hơn 20 năm này nhé.

1. Giai đoạn 1997-2000

Internet chính thức có mặt tại Việt Nam vào cuối năm 1997. Thời kỳ này tốc độ truy cập internet vẫn còn rất chậm chạp, số người dùng internet cũng rất ít, chủ yếu là giới trẻ và dân văn phòng. Công cụ phổ biến lúc bấy giờ là chat Yahoo Messenger, mail Yahoo, Hotmail.

Năm 1998 Google xuất hiện làm thay đổi cả lịch sử Internet và nhanh chóng trở thành công cụ tìm kiếm phổ biến thay thế các trang tìm kiếm trước đó như MSN, Yahoo.

Lúc này website vẫn còn là thứ xa xỉ, lạ lẫm. Đa phần là website tĩnh, thẳng đơ như một tờ giấy trên màn hình, không thể tương tác, cũng không có trang quản trị, muốn chỉnh sửa nội dung thì phải sửa trực tiếp trong code.

2. Giai đoạn 2000-2004

Những năm đầu 2000 đánh dấu sự ra đời của các diễn đàn, trong đó phải kể đến Diễn đàn trí tuệ Việt Nam rất nổi tiếng thời bấy giờ. Các diễn đàn đặt nền móng cho các hoạt động rao vặt, bán hàng online như Webtretho (2002), Lamchame (2003), 5giay.com (2004)...

Một số Website bán hàng đầu tiên gây được sự hiếu kỳ từ người dùng như VDCsiêu thị, Vietshare, vnemart... Giai đoạn này, thị trường website thuộc về các công ty thiết kế website theo yêu cầu. mô hình website đã chuyển dần từ tĩnh sang động, có hệ thống quản trị nội dung, cho phép quản trị viên có thể chủ động cập nhật, chỉnh sửa nội dung, hình ảnh.

3. Giai đoạn 2005-2009

Nhu cầu mua bán online bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến hơn, đánh dấu bằng sự ra đời của một loạt các trang rao vặt như Chợ điện tử (2005), muaban.net (2006), vatgia.vn và rongbay.vn (2007), Enbac (2008)... Một số các cổng thanh toán, ví điện tử cũng được ra mắt để phục vụ nhu cầu thanh toán online như Onepay, Ví Việt, Vnpay, vtcpay, Ngân Lượng,...

Thời kỳ này các trang mạng xã hội “made in Vietnam” cũng nhan nhản xuất hiện trên thị trường để kết nối người dùng như Tamtay.vn, Cyworld.vn (2007), Yume.vn (2008), Zingme (2009),FPT 1280, Go.vn, Ngoisaoblog.com,Clip.vn,Phununet.

4. Giai đoạn 2010-2014

Facebook xuất hiện tại Việt Nam và nhanh chóng trở thành mạng xã hội đông người Việt Nam sử dụng nhất, mở ra một kỷ nguyên mới bán hàng online trên mạng xã hội. Theo số liệu thống kê vào cuối năm 2014 thì Việt Nam có hơn 38% dân số sử dụng Internet và khoảng 26% dân số sử dụng Facebook.

Ứng dụng nhắn tin Zalo cũng ra đời trong năm 2012 và đạt mốc 20 triệu người dùng vào năm 2014. Đó cũng là thời điểm smartphone bắt đầu trở nên phổ biến, 3G xuất hiện càng thúc đẩy các cơ hội giao lưu, mua bán online mọi lúc mọi nơi dễ dàng hơn.

Giai đoạn này, xu hướng người dùng tìm kiếm Google để mua sắm online ngày một lớn, vì vậy các chủ shop bắt đầu chú trọng và đầu tư hơn về nội dung, hình ảnh cho website, làm SEO và chạy quảng cáo Google, cũng như sử dụng các kênh tiếp thị online khác.

Mô hình điện toán đám mây được xuất hiện trên thế giới trước 2010, và trở thành đề tài được nhắc đến nhiều trong các sự kiện công nghệ tại Việt Nam, mở ra một cuộc cách mạng về mô hình dịch vụ SASS. Bizweb (bây giờ là Sapo Web) đã nắm bắt cơ hội này và trở thành đơn vị thiết kế website TMĐT trên nền tảng điện toán đám mây đầu tiên tại thị trường Việt Nam.

Lần đầu tiên, người bán hàng ở VN có thể tạo website ‘dùng thử’ và lựa chọn trả phí theo hình thức thuê bao, được hỗ trợ trong suốt quá trình sử dụng, tiết kiệm được nhiều chi phí, thay vì phải trả 1 khoản đầu tư lớn như với website theo yêu cầu.

Tiếp đến là giai đoạn năm 2014-2015, xu hướng dịch chuyển từ phần mềm thiết kế website (software) sang nền tảng mở (open platform) cho phép tích hợp với các bên thứ 3 một dễ dàng hơn. Thị trường website TMĐT nền tảng mở bên cạnh Bizweb, còn có sự xuất hiện của Haravan.

Trong giai đoạn này, mô hình mua theo nhóm (groupon) ở Việt Nam cũng xuất hiện các tên tuổi như Muachung, nhommua, cungmua, hotdeal, cucre, phagia,.. phát triển mạnh mẽ từ 2012 và đến 2014 thì bắt đầu thoái trào.

Các sàn TMĐT cũng bắt đầu nhen nhóm tại Việt Nam và có những bước đà phát triển khá mạnh, điển hình là các sàn Tiki (2010), Zanado (2011), Lazada, Sendo (2012), Zalora (2014- chính là Robins sau này),...

Thời điểm này kinh doanh online đang phát triển mạnh, nhu cầu thanh toán và vận chuyển cũng trở nên cấp thiết, một số loại ví điện tử mới như Bảo Kim, Sohapay, Napas... và hàng loạt các hãng vận chuyển ra đời như Giao hàng nhanh (2012), Giao hàng tiết kiệm (2013), Shipchung (2013),...

Trước tình hình đó, các ông lớn trong ngành vận chuyển cũng không thể ngồi yên, bắt đầu quan tâm tới thị trường TMĐT như Viettelpost, Vietnampost, DHL..

5. Giai đoạn 2015 tới nay

Giai đoạn này điển hình nổi lên cuộc chiến mạnh mẽ của các sàn TMĐT khi có thêm tân binh mới Shopee..., sự quan tâm của ông lớn Alibaba khi thâu tóm Lazada hay sự chú trọng TMĐT của Zalo khi phát triển Zaloshop. Bên cạnh đó, TMĐT cũng chứng kiến sự ra đi của Lingo.vn, deca.vn, beyeu.vn. Đây cũng là thời kỳ bùng nổ của bán hàng trên Facebook, đây cũng là lúc người dùng có thể mở gian hàng trên Facebook shop.

Đến nay, facebook đã trở thành một kênh bán hàng chính không thể bỏ qua với cả những shop nhỏ hay với những thương hiệu lớn.

Từ 2016 trở lại đây, xu hướng bán hàng đa kênh (omnichannel) ngày càng trở nên rõ nét. Thay vì bán trên 1 kênh, các shop có xu hướng bán trên nhiều kênh khác nhau.

Xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển hệ sinh thái bán hàng online hơn 20 năm qua, chúng ta có thể thấy sự ra đời của các nền tảng, các kênh tiếp thị, các kênh bán hàng...có những giai đoạn bùng nổ và những thời kỳ bão hòa, mọi thứ đều dịch chuyển theo chu kỳ.

Tuy nhiên, có một thứ không dịch chuyển cho dù họ bán hàng ở bất kỳ kênh nào, đó là nhu cầu về quản lý tồn kho, quản lý khách hàng... một cách thống nhất, đúng nghĩa quản lý từ gốc rễ.

Đưa tất cả đơn hàng về cùng một quy trình xử lý và hoàn tất đơn hàng để tiết kiệm được nguồn lực, chi phí, cũng như hiệu quả bán hàng và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

2018 có phải chuyển sang một giai đoạn mới: Giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Bán lẻ và TMĐT ở Việt nam. Đã có một giải pháp triệt để cho bài toán này - Bài toán bán hàng đa kênh & Quản lý tập trung, đó là nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh đầu tiên trên thị trường, vừa có khả năng quản lý bán hàng đa kênh và giúp bán hàng hiệu quả, tiết kiệm công sức, thời gian so với việc quản lý, bán hàng riêng lẻ trên từng kênh riêng biệt. Nền tảng cho phép dùng thử miễn phí để trải nghiệm tại website Sapo.vn.

Mọi góp ý về nội dung video, các bạn vui lòng gửi tới [email protected].