Facebook thay đổi thuật toán newsfeed, thời đại “micro-influencer” đã tới?

Việc Facebook thay đổi thuật toán để ưu tiên hiển thị những nội dung do bạn bè và người thân chia sẻ trên dòng tin tức của người dùng thay vì những nội dung hiển thị từ các trang quảng cáo buộc các nhãn hàng cần có sự thay đổi trong chiến thuật marketing để giữ được hiệu quả tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua mạng xã hội này.

Theo báo cáo của Nielsen, có tới 92% người tiêu dùng tin vào giới thiệu của người quen trong khi chỉ có 33% tin vào quảng cáo truyền thống. Thực tế, chúng ta đang có xu hướng loại dần các quảng cáo bằng cách chuyển kênh tivi, loại ngay những trang quảng cáo trên báo in hoặc cài đặt các ứng dụng “chặn quảng cáo” trên mạng trực tuyến. Do đó, không khó lý giải khi Facebook thay đổi chính sách hiển thị nội dung trên newsfeed trong năm 2018. Thay đổi này phần nào làm giảm “media reach” của nhãn hàng. Như vậy, để tiếp cận hiệu quả lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ trên mạng xã hội lớn nhất thế giới, các nhãn hàng cần có chiến thuật “tinh tế” hơn thay vì cứ chăm chú tạo ra các Facebook ads.

Hiện nay, Influencer Marketing – tiếp thị thông qua người ảnh hưởng đang nổi lên như một xu hướng trong thời đại social media. Trong đó, mô hình “micro-influencer” marketing – tiếp thị với những người ảnh hưởng siêu nhỏ là giải pháp “không thể bỏ qua” trong bối cảnh Facebook thay đổi thuật toán hiển thị.

Khác với người nổi tiếng, người ảnh hưởng siêu nhỏ có thể chỉ có 5.000 - 10.000 followers trên Facebook hay Instagram. Tuy nhiên, họ thường là các chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể và có hiểu biết khá sâu sắc các sản phẩm và dịch vụ liên quan tới lĩnh vực đó. Lượng tương tác mà họ có được từ các fan cũng thường là lượng tương tác thực. Các followers theo dõi họ có thể vì có mối quan hệ thật ngoài đời hoặc quan tâm đến những thông tin, kiến thức, chủ đề… mà các influencers này chia sẻ. Do đó, các nhãn hàng khi muốn quảng cáo những sản phẩm chuyên biệt trong các lĩnh vực như: làm đẹp, thời trang, phong cách sống, sản phẩm cho mẹ và bé, thực phẩm, đồ uống, thể thao, du lịch… có thể nhờ các “micro-influencer” phù hợp với lĩnh vực đó truyền tải. Bởi thông thường, đánh giá và lời giới thiệu của họ được người theo dõi nhận định là có giá trị và đáng tin hơn. Ngoài việc có một mối quan hệ thân thiết với những người theo dõi, việc tạo dựng nội dung cho nhãn hàng vẫn là một công việc thứ 2 nên họ sẽ ít đăng nội dung tài trợ hơn. Do đó, nội dung của họ sẽ tự nhiên hơn, ít mang tính “quảng cáo” hơn. Mặt khác, dữ liệu từ hệ thống Hiip - nền tảng kết nối influencer và thương hiệu tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ tương tác trung bình của các bài post từ nhóm micro-influencer cao gấp 8,7 lần nhóm top celebrities.

Đánh giá và lời giới thiệu của người ảnh hưởng siêu nhỏ được người theo dõi nhận định là có giá trị và đáng tin hơn.

Hợp tác với các micro-influencer cũng giải quyết được bài toán ngân sách hạn chế, đặc biệt là với các công ty vừa và nhỏ. Điển hình như The Coffee House. Đầu năm 2016, nhân dịp ra mắt mẫu ly và đố uống mới, thương hiệu cà phê này đã chọn ra hơn 50 người ảnh hưởng vừa và nhỏ tại Hà Nội và TP.HCM để hợp tác truyền tải thông điệp #Tastethislove của mình thay vì các celebrities. Kết quả thu về sau 2 tuần khá ấn tượng khi có 50.000 lượt tương tác tự nhiên, đồng thời 2 loại đồ uống mới trở thành sản phẩm bán chạy nhất toàn hệ thống The Coffee House.

Hay như nhãn sữa Love’In Farm (LIF) đã lựa chọn hợp tác với gần 30 influencers vừa và nhỏ để lan truyền chiến dịch mang tên “Hội chứng 3h chiều” trên Facebook. Kéo dài trong 5 ngày (24 – 28/06), chiến dịch đã mang về hơn 25.000 lượt tương tác trên kênh facebook, đồng thời, biến hội chứng 3h chiều trở thành một hội chứng phổ biến trong giới trẻ nhằm hướng đến mục đích cuối cùng đó là: mỗi khi thấy cơ thể mệt mỏi vì hội chứng 3h chiều, hãy uống sữa bắp non LIF.

Để thực hiện một chiến dịch micro-influencer thành công, có được nguồn micro-influencer không thôi là chưa đủ. Từ nguồn cơ bản này, nhãn hàng còn phải nghiên cứu, phân tích để chọn những người phù hợp nhất dựa vào 3 tiêu chí cơ bản: độ phủ (Reach), độ phù hợp (Relevency) và độ hiệu quả (Performance). Quá trình quản lý một chiến dịch gồm 30 - 50 influencer cũng sẽ tốn nhiều thời gian và công sức của nhãn hàng. Đó là lý do mà các nhãn hàng cần đến công cụ, nền tảng influencer marketing cung cấp dữ liệu và giải pháp quản lý nhiều influencer hiệu quả.

Hiip - nền tảng đầu tiên và duy nhất dựa vào thuật toán khoa học giúp nhãn hàng dễ dàng tìm thấy Influencer có ảnh hưởng đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Tìm hiểu thêm tại: http://hiip.asia/advertiser.