Marketer Võ Văn Quang
Võ Văn Quang

Brand Guru - Chuyên gia thương hiệu @ Chief Marketing Officer

Xu hướng truyền thông In-house

Một Xu hướng truyền thông đáng chú ý trong thời gian gần đây và sẽ tiếp tục diễn biến, nhất là với các doanh nghiệp vừa của Việt Nam - đó là xu hướng dịch chuyển hoạt động sáng tạo truyền thông vào bên trong doang nghiệp, xu hướng in-house.

Mở đầu bài viết xin trích dẫn một luận điểm của đồng nghiệp (đã đăng trên The Leader.vn như sau:

"Ở Việt Nam, xu hướng xây dựng các đội ngũ các chuyên gia nội bộ “in-house” đang phát triển mạnh mẽ. Một trong những học viên của chương trình Giám đốc Truyền thông của Học viện MVV, phụ trách truyền thông cho một tập đoàn bất động sản hàng đầu Việt Nam tuyên bố “em không thấy các agencies có gì hơn đội ngũ in-house của bọn em. Chúng em xây dựng một đội ngũ trẻ, sử dụng nhiều công cụ mới, ứng phó tức thời với các nhu cầu về truyền thông càng ngày càng mang tính thời điểm của doanh nghiệp”.

Một bài viết trên đây của một đồng nghiệp trong ngành truyền thông đã cho thấy những dấu hiệu thoái trào của các công ty PR và kể cả agency quảng cáo trong thời gian gần đây. Từ 10 năm trước hay xa hơn nữa với sự ra đời mô hình tư vấn thương hiệu (Interbrand, 2000) đã chớm hình thành sự dịch chuyển các hoạt động truyền thông từ agency vào bên trong công ty. Đồng thời thông qua sự huấn luyện và tham gia (in-house) của các chuyên gia tư vấn trực tiếp (các mentor, coach) theo mô hình huấn luyện viên (coaching) đã góp phần thúc đẩy xu thế dịch chuyển và hình thành đội ngũ truyền thông in-house ngày càng vững mạnh. Tiêu biểu nhất có thể kể với Vinamilk (từ 2005) đội ngũ marketing nội bộ đã tự nâng cấp và câng bằng năng lực với các agency được mời gọi có chọn lọc. Còn với THP ngay cả lãnh đạo công ty này cũng đã từng ngồi vào các lớp Marketing buổi tối của VietnamMarcom để tìm nhân tài.

Từ góc nhìn trung gian cũng không thể không trách việc không ít Công ty PR đã tự đánh mất uy tín của mình, như tác gỉa có đề cập vài trường hợp trong bài viết ‘chuyên gia bật mí về bí quyết truyền thông’… những sự nông cạn từ phiá PR Agency có lẽ là nguyên nhân chính làm cho vị thế của PR trong ngành Marketing Truyền thông bị sút giảm, nhường chỗ cho cơ hội In-house.

Ngay như ở nhà THP thì trọng tâm PR của năm vừa qua (2017) cũng là một dự án In-house là quyển sách ‘Chuyện nhà Dr Thanh’ do chính cô giám đốc trẻ Trần Phương Uyên thực hiện với sự hỗ trợ của PR Agency từ bên ngoài.

Những năm đầu tiên của Bia Heineken (VBL) tại Việt Nam (1996-1999) chúng tôi cũng từng khai thác rất nhiều chương trình PR In-house đã để lại thành công bền vững và dấu ấn của thương hiệu hàng đầu. Cụ thể như hàng loạt chương trình giải Tennis (pro-am) cho các cơ quan như Văn phòng Chính phủ, nhiều tỉnh thành (Hà Nội, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Tp HCM… ) và kể cả chương trình hỗ trợ huấn luyện Golf cho Bộ ngoại giao từ những năm đầu tiên; nhất là hỗ trợ sáng lập Giải thưởng Sao Đỏ (1999) tiền thân của Sao Vàng Đất Việt.

Hình ảnh một buổi casting của team (in-house) Tân Tân Sit-Com Channel. Xu hướng gần đây là doanh nghiệp tự sáng tạo In-house Media.

Ở vị trí bên trong công ty, đội ngũ truyền thông (in-house) luôn thấu hiểu hệ thống điểm mạnh & điểm yếu (SWOT) của công ty, thấu hiểu sản phẩm và chất lượng, thấu hiểu tầm nhìn sứ mệnh và giá trọ cốt lõi của Thương hiệu…

Một nội dung In-house của SITCOM Channel của Team Tân Tân

Triết lý thương hiệu (brand Philosophy) là sự dẫn nguồn cho các ý tưởng truyền thông thương hiệu bám sát chất lượng toàn diện TQM. Qua đó chúng ta có thể thấy một tình huống xây dựng triết lý về giá trị thương hiệu cốt lõi bên trong công ty. Tuy nhiên thách thức của các chương trình truyền thông còn là tính chất giải trí và các chủ đề cộng đồng mang tính sáng tạo, cả về chất liệu, chủ đề nội dung và thể loại trình diễn... trong đó product placement phải hết sức khéo léo và không gượng ép.

Chất lượng sáng tạo hình của đội ngũ In-house cũng không thua kém và là thách thức đối với các Design House khi mà không ít các nhất định các designer bên ngoài không (chịu) thấu hiểu giá trị và bản sắc cốt lõi thương hiệu cũng như kiến thức hạn chế về sản phẩm, để từ đó có thể khơi gợi cảm hứng cho sáng tạo hình ảnh và thông điệp.

“Việc thấu hiểu người dùng là động lực cho Sáng tạo” (Consumer Insight is a spark that inspires New Ideas) tác giả vẫn còn nhớ câu nói ý nghĩa này trong một poster do sếp cũ Unilever (1995) dán trên tường văn phòng ở nhà máy Lever-Viso (Pierrer Louise de la Palme). Các thành viên gắn bó với thương hiệu (từ bên trong) và luôn luôn cởi mở, thấu hiểu tâm lý khách hàng, mở rộng quan hệ đối tác, cùng với cập nhật các xu hướng tuyền thông và văn hoá đa dạng quốc tế luôn luôn là động lực sáng tạo đích thực và mạnh mẽ đóng góp hiệu quả vào sự thành công cho thương hiệu, ngay cả trong thời đại công nghệ 4.0 này và ngay cả trong môi trường truyền thông mạng xã hội.

Hình tư liệu Unilever của chuyên gia VVQ 1995 – ông Pierre De La Palme phát biểu trong buổi ra mắt chính thức đầu tiên của OMO và Clear tại Việt Nam tháng 01 – 1996 trong đó hơn 50% công việc thiết kế của các nhãn hàng OMO, Clear, VISO, Close-up và Sunsilk… được thực hiện In-house.

Trở lại chuyện về xu hướng ‘in-house tiếp thị’ điều quan trọng mà chuyên gia cũng nhìn nhận đó là sự gắn bó mật thiết giữa đội ngũ truyền thông bên trong công ty với đội ngũ cán bộ thị trường các hoạt động phân phối, bán hàng hay xuất khẩu mở rộng thị trường. Trong ngôn ngữ chuyên môn, chúng tôi gọi đó là sự gắn kết trong phạm vi mô hình Kéo và Đẩy, hay Marketing Above-the-line và Below-the-line… giữa consumer và trade marketing. Hơn ai hết chính đội ngũ cán bộ truyền thông bên trong doanh nghiệp có thể thấu hiểu và sát cánh cùng với đội ngũ bán hàng để đưa ra các ý tưởng và giải pháp hữu ích và ấn tượng, từ POSM cho đến ý tưởng Media và Hình ảnh thương hiệu. Với điều kiện tiên quyết rằng đội ngũ (in-house) phải được đào tạo rất bài bản hoặc có sự dẫn dắt (mentor, coach) của các chuyên gia có năng lực và uy tín.