Phần mềm quản lý phân phối: Làn gió mới cho ngành dược phẩm

Theo PGS. TS Lê Văn Truyền – nguyên Thứ trưởng Bộ Y Tế, hiện nay ngành dược nước ta có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực châu Á, với mức tăng trưởng năm 2017 dự kiến là hơn 17%. Ngoài ra, tổ chức nghiên cứu thị trường thế giới Business Monitor International (BMI) nhận định lĩnh vực dược phẩm luôn duy trì tăng trưởng hai con số mặc cho biến động của nền kinh tế. Xu hướng già hóa dân số, thu nhập bình quân đầu người tăng, sự quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe ngày càng nhiều… đã góp phần đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ thuốc và lượng tiêu thụ có thể đạt đến 10 tỉ USD vào năm 2020 (Nguồn: IMS Health).

Điều này chứng tỏ thị trường đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam.

doanh thu nganh duoc 2017 dmspro

Doanh thu và tốc độ tăng trưởng ngành dược từ 2013 đến 2017. Nguồn: BMI

Dựa trên thống kê, ngành dược có 3 kênh phân phối chính là bệnh viện, quầy thuốc bán lẻ và phòng khám tư, trong đó chỉ riêng kênh nhà thuốc lẻ đã có khoảng 57.000 điểm bán, chiếm tới 65 – 70% hệ thống phân phối. Với mạng lưới phân phối rộng lớn cùng số lượng trình dược viên đông đảo, mục tiêu của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp dược phẩm là làm sao quản lý toàn diện kênh phân phối và hoạt động bán hàng, đảm bảo hàng hóa đến tay người dùng cuối một cách hiệu quả, ổn định và liên tục.

Như chia sẻ của các doanh nghiệp đầu ngành, công tác quản lý phân phối ngành dược chứa đựng một số thách thức tiêu biểu: Đánh giá đúng năng lực, chuẩn hóa quy trình làm việc của các trình dược viên; Quản lý chương trình hỗ trợ thương mại, vật phẩm trưng bày tại điểm bán; và Thu thập thông tin thị trường, doanh số, độ phủ chính xác, kịp thời cho việc ra quyết định kinh doanh. Trên thực tế, việc quản lý phân phối – bán hàng thủ công bằng các công cụ đơn giản như file Excel hoặc sổ sách cho thấy nhiều bất cập, làm tốn thời gian, phát sinh thêm chi phí, khó kiểm soát tình hình bán hàng cũng như hiệu quả các chương trình khuyến mãi, trưng bày, tích lũy, POSM…. Do vậy, nhiều công ty đã bắt đầu chuyển sang ứng dụng công nghệ thông tin, mà cụ thể là phần mềm quản lý phân phối dành cho ngành dược như phần mềm DMS (Distribution Management System – Quản trị hệ thống phân phối bán hàng).

Phần mềm quản lý phân phối: “Sức bật” mới cho ngành dược

Gần đây, Công ty Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar), doanh nghiệp dược phẩm thuộc Top 3 của ngành đã công bố khởi động dự án triển khai phần mềm quản lý phân phối DMS cùng với DMSpro, đơn vị cung cấp giải pháp DMS trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud DMS) tại Việt Nam.

Theo đó, Bidiphar sẽ tiến hành “công nghệ hóa” hoạt động quản lý hệ thống chi nhánh / nhà phân phối và trình dược viên. Thông qua giải pháp DMS được xây dựng theo tiêu chuẩn ERP quốc tế, Bidiphar sẽ tự động hóa nghiệp vụ bán hàng hằng ngày của các dược viên, giám sát bán hàng trên bản đồ số, đánh giá trực quan tình hình trưng bày hàng hóa, POSM và độ bao phủ sản phẩm theo thời gian thực, đồng thời quản lý toàn bộ lịch làm việc, ứng dụng khảo sát thị trường và khai thác một số báo cáo quản trị cho việc ra chiến lược, sách lược của ban lãnh đạo. Song song với “chiếc áo công nghệ” mới, quy trình quản lý phân phối và bán hàng của Bidiphar trước đây sẽ trở nên tinh gọn đáng kể, hạn chế sai sót thủ công, giảm thiểu nguồn nhân lực vận hành hệ thống, tăng cường tính phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý, kế toán nhà phân phối, trình dược viên và khách hàng / điểm bán, từ đó góp phần nâng cao hiệu suất và cải thiện kết quả kinh doanh.

Đại diện Bidiphar trong buổi lễ khởi động dự án phần mềm quản lý phân phối DMS

Đại diện Bidiphar trong buổi lễ khởi động dự án phần mềm quản lý phân phối DMS

Bidiphar không phải là trường hợp duy nhất. Trước đó, nhiều công ty dược tên tuổi như Dược phẩm Nhất Nhất, Dược Tuệ Đức… cũng sớm quyết định đầu tư vào phần mềm DMS để nâng cấp hiệu quả quản lý kênh phân phối bán hàng, chuyên nghiệp hóa đội ngũ trình dược viên, và đặc biệt là đạt quyền kiểm soát dữ liệu xuyên suốt chuỗi cung ứng. Điểm tương đồng giữa các doanh nghiệp này nằm ở chỗ họ đều chọn phần mềm quản lý phân phối trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây tiên tiến của thế giới nhưng được bổ sung những tính năng đặc thù, phù hợp với văn hóa và mô hình quản trị ngành dược ở Việt Nam.

Với xu hướng ứng dụng DMS lan tỏa một cách nhanh chóng, có thể nhận thấy rằng giữa thời kỳ hội nhập, điều kiện tiên quyết để cộng đồng doanh nghiệp nói chung, và các công ty dược nói riêng không chỉ trụ vững trên thị trường nội địa mà còn vươn ra “biển lớn” chính là khả năng thích nghi và nắm bắt tiềm năng do thị trường mang lại. Trong đó, việc khai thác nền tảng công nghệ hiện đại như DMS ngày càng chứng tỏ là một cơ hội “vàng”, có thể giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán quản trị hệ thống phân phối triệt để và tối ưu hóa lợi tức đầu tư.