Sự hình thành và tương tác của các loại mục tiêu trong cuộc sống​​​​​​​

SỰ HÌNH THÀNH VÀ TƯƠNG TÁC CỦA CÁC LOẠI MỤC TIÊU TRONG CUỘC SỐNG[M1]

Trong chu trình sống bên cạnh quá trình hình thành và phát triển con người, cũng tồn tại song song của các mục tiêu, mục đích được ấp ủ, nuôi dưỡng của cá nhân hay mở rộng ra là tổ chức.Việc xây dựng các mục tiêu không những quan trọng đối với riêng các doanh nhân mà còn là yếu tố căn bản không thể thiếu đối với riêng mỗi người.

Mục tiêu được hiểu là trạng thái mong muốn, kết quả hay sự kiện mà một cá nhân, tổ chức cố gắng phấn đấu vì nó.

Mục tiêu đạt được là mục tiêu được cá nhân đặt ra để mong muốn đạt được.

Ví dụ nhân viên A muốn tăng tiền tiết kiệm từ 10 triệu đồng lên 11 triệu đồng mỗi tháng

Mục tiêu duy trì là loại mục tiêu đã hoàn thành mục tiêu đạt được và có xu hướng mong muốn tiếp tục giữ mãi thành tích như vậy.

Ví dụ nhân viên A đã đạt được mục tiêu như mong muốn là tăng tiền tiết kiệm lên thêm 1 triệu đồng mỗi tháng và nhân viên A muốn mỗi tháng tới đều sẽ tiếp tục được như vậy.

Giữa các mục tiêu có sự tương tác lẫn nhau. Mục tiêu đạt được là động cơ cố gắng cho 1 cá nhân, khi đạt được thì lại là tiền đề cho cá nhân đó tiến hành duy trì thành quả đạt được( mục tiêu duy trì). Nhưng đôi lúc cũng có sự đảo ngược. Trong 1 thực nghiệm của 2 nhà nghiên cứu sinh Koo và Fishbach đã khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu đạt được và mục tiêu duy trì trong việc nhân viên đã hài lòng như thế nào về hiệu suất làm việc hiện tại. Khi được hỏi về những gì họ đã hoàn thành cho công việc hiện tại, đa số câu trả lời là tương đối hài lòng (mục tiêu duy trì). Tuy nhiên khi được yêu cầu nhân viên xem xét những gì muốn hoàn thành trong tương lai, rất nhiều mục tiêu mới, các kế hoạch, dự án mới,…lần lượt được nêu ra một cách sáng tạo (mục tiêu đạt được). Thí nghiệm này cho thấy khi một cá nhân có mục tiêu duy trì trong thời gian quá lâu cũng ảnh hưởng đến năng suất công việc, hiệu quả thành công. Vì thế đôi khi mục tiêu đạt được cũng được xây dựng dựa trên sườn cũ của mục tiêu duy trì là thế.

Bên cạnh đó xét về khía cạnh tính chất, người ta còn đề cập đến 2 loại mục tiêu: mục tiêu tự xây dựng và mục tiêu có sẵn. Mục tiêu có sẵn thường là các mục tiêu theo khuôn mẫu, có tính chất thời gian lâu dài, cố định để thực hiện mục tiêu cao hơn. Về mục tiêu tự xây dựng: tức là độc lập, mục tiêu được xây dựng một cách độc lập của một cá nhân mà không có sự dữa dẫm vào ai hay phụ thuộc vào điều gì.

Một bài viết gồm 6 nghiên cứu của HaiYang, Antonios và Amitava đã chứng minh rằng ngoài việc các mục tiêu có sự tương tác với nhau thì nó còn chịu ảnh hưởng bởi tính tự lập hoặc phụ thuộc của một người. Các kết quả nghiên cứu đã cho ra các kết luận sau đây:

Thứ nhất, một người độc lập sẽ có động lực tạo lập và thực hiện mục tiêu đạt được cũng như mục tiêu duy trì hơn so với một người phụ thuộc.

Thứ hai, những người tự lập không chỉ có mục tiêu duy trì cho chính họ mà họ còn đặt ra mục tiêu duy trì cho chính những người phụ thuộc của họ.

Thứ ba, mục tiêu duy trì cho con người niềm tin hơn là mục tiêu đạt được. Vì mục tiêu duy trì thể hiện ở thời điêm hiện tại dễ dàng nắm bắt đều đặn qua thời gian. Đôi khi con người chỉ cần ở hiện tại và họ sẽ không mạo hiểm đối với tương lai (mục tiêu đạt được).

Cuối cùng là những người có tính độc lập sẽ xây dựng mục tiêu (cả đạt được và duy trì) rõ ràng hơn.

Nhìn chung, kết quả 6 nghiên cứu này đưa ra kết luận tổng quát rằng các mục tiêu có những sự tương tác nhất định với nhau, tính tự lập tương tác với các mục tiêu khác và tác động đến động lực của cá nhân trong việc theo đuổi mục tiêu sắp tới.

Trong các bối cảnh khác nhau, trong các tình huống khác nhau thì các mục tiêu được vận dụng một cách linh hoạt, biến đổi để phù hợp hơn. Nhưng đều chung là các mục tiêu mà cá nhân đề ra để phấn đấu cố gắng đạt được trong thời gian sớm nhất có thể.

Nguồn: Yang, H., Stamatogiannakis, A., & Chattopadhyay, A. (2015). Pursuing attainment versus maintenance goals: The interplay of self-construal and goal type on consumer motivation. Journal of Consumer Research, 42(1), 93-108.