Ảnh hưởng của quà tặng tới động cơ quay trở lại mua hàng của người tiêu dùng

Tặng một món quà miễn phí, giảm giá hay cho khách hàng cơ hội mua sắm đặc biệt để họ thấy được giá trị của mình chính là cách khôn khéo nhất để Doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng nội tại và tiềm năng. Nỗ lực đầu tư tặng thưởng có thể ảnh hưởng đến động cơ mua sắm của khách hàng để có thể kiếm nhiều phần thưởng hơn thông qua quá trình mua sắm lặp lại.

Người tiêu dùng thường bỏ ra nhiều thời gian để kiếm được những phần quà tặng có giá trị. Ví dụ, khách hàng họ thường bỏ thời gian tới các quán café để kiếm được những voucher tích điểm, những phần quà nhỏ đi kèm qua các chương trình tri ân khách hàng, hay mua các loại đồ ăn nhẹ để nhận được phí bảo hiểm miễn phí bên trong, bay các chuyến bay của hãng hàng không nào đó để đổi được quà tặng miễn phí. Điều quan trọng nhất là làm thế nào để thiết kế một chương trình khen thưởng để thúc đẩy người tiêu dùng kiên trì trong quá trình “săn giải thưởng”. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu đến hành vi mua sắm lặp lại của khách hàng để có được nhiều quà tặng và lợi ích của các chương trình khuyến mãi dựa trên sự trung thành của khách hàng.

Tìm được sự cân bằng giữa phần thưởng có thể đạt được và mong muốn của khách hàng là một thách thức đối với hầu hết các công ty thiết kế chương trình cho khách hàng thân thiết. Một phương thức hiệu quả chính là thực hiện một hệ thống khen thưởng theo từng cấp độ, đặc biệt là khuyến khích những khách hàng mua sắm lần đầu để họ có động lực mua nhiều hơn những lần tiếp theo.

Các phần thưởng nhỏ như một phần thưởng cơ bản nằm trong hoạt động của chương trình và sau đó khuyến khích khách hàng lặp lại hành vi mua để tăng giá trị phần thưởng cũng như tăng độ “Vip” cho khách hàng. Việc phân cấp, xếp lớp là một chiêu thức tuyệt vời để tìm kiếm được khách hàng thân thiết của Doanh nghiệp, dưới đây là 4 lợi ích không ngờ từ các chương trình khuyến mãi theo cấp:

1. Tạo động lực mua sắm cho khách hàng

Động lực mua sắm của khách hàng để nâng cao level của mình là rất lớn. Vì bản thân khách hàng họ mong muốn sẽ kiếm được nhiều phần thưởng, bên cạnh đó họ muốn chứng tỏ đẳng cấp của mình trong xã hội. Khoa học đã chỉ ra rằng con người muốn biết vị trí của họ sẽ ở đâu so với người khác và chính mong muốn này là động lực thúc đẩy chúng ta đạt được cấp bậc cao hơn hay còn gọi là hiệu ứng Ladder ( Hiệu ứng cấp bậc) nó cho phép khách hàng của bạn nhìn thấy vị trí của họ trong chương trình. Doanh nghiệp có thể tăng thêm tính hiệu quả của sự kiện bằng cách hiển thị phần trăm thành viên của bạn ở mỗi cấp. Đảm bảo rằng, số khách hàng đứng trong Top sẽ được hưởng một số quyền lợi độc quyền mà ít người có được.

2. Khiến khách hàng cảm thấy giá trị

Các chương trình khen thưởng theo cấp bậc cũng có lợi trong việc khiến cho khách hàng giá trị của bạn cảm nhận được giá trị thực sự mà Doanh nghiệp cung cấp. Bằng việc trao thưởng nhiều hơn cho khách hàng thuộc level cao cũng cho thấy rằng Doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới khách hàng của mình. Khi khách hàng cảm nhận được giá trị của họ tại Doanh nghiệp họ sẽ dần trở thành Brand-advocaters ( những người ủng hộ thương hiệu), do đó họ sẽ sẵn sàng bênh vực cho thương hiệu của bạn và chia sẻ, giới thiệu với tất cả bạn bè, người thân về chương trình mà bạn mang tới.

3. Xác định được phần thưởng xứng đáng

Hãy đảm bảo rằng chương trình của bạn đưa ra có những phần thưởng xứng đáng cho những khách hàng thân quen tham gia chương trình. Giá trị này có thể dưới dạng tiền, Vip voucher hoặc hành động thúc đẩy một loại hình kinh doanh mới. Bất kể số liệu nào mà bạn quyết định sử dụng để xác định mốc thời gian của chương trình, hãy chắn chắn rằng bạn biết giá trị mà khách hàng ở mỗi cấp độ cung cấp và mong muốn đạt được. Qua đó bạn có thể thưởng cho khách hàng trung thành của mình với phần thưởng phản ánh đứng với giá trị mà họ cung cấp tới Doanh nghiệp.

4. Biết được vị trí nội tại và phần thưởng có thể đạt được

Thông qua chương trình ưu đãi khách hàng thân thiết, khách hàng có thể biết họ đang đứng ở vị trí nào để xem xét có nên tiếp tục tham gia chương trình hay không. Do đó, bạn nên chuẩn bị những phần thưởng khác nhau cho từng cấp bậc khách hàng đạt được. Điều này đảm bảo rằng phần thưởng của bạn có liên quan và có hiệu quả tới khách hàng nội tại chỉ dừng lại tại một cột mốc nào đó.

Hoàng Sơn/ TDTU