Xu hướng biển đổi Digital? 7/10 doanh nghiệp tại châu Á – Thái Bình Dương vẫn chưa nhập cuộc

Chỉ có 17% các công ty cho rằng mình đang dần mang đến trải nghiệm Digital hoàn toàn mới. Theo như nghiên cứu được công bố mới nhất bởi agency tư vấn chiến lược và sự cải tiến - OgilvyRED - thuộc tập đoàn Ogilvy & Mather, hơn 70% các công ty tại thị trường châu Á – Thái Bình Dương (APAC) thông báo rằng họ đang tích cực làm việc nhằm hướng tới việc cung cấp trải nghiệm Digital mới, trong khi 17% đã đang thực hiện và 7% vẫn chưa bắt đầu.

Khảo sát của OgilvyRED về việc biến đổi Digital được tiến hành từ tháng 09 đến tháng 11, với sự tham gia của 82 người đang nắm giữ các vị trí cấp cao thuộc bộ phận Marketing tại các công ty ở Châu á với quy mô hơn 500 nhân viên. Người trả lời thường nắm giữ các chức vụ VP, CMO hoặc ở chức quản lý, phụ trách Marketing tại thị trường vùng/toàn cầu.

Lucy McCabe, chủ tịch của OgilvyRED tại Châu Á - Thái Bình Dương, nhận xét rằng trong khi việc áp dụng và chuyển đổi Digital đã đạt đến đỉnh điểm về nhận thức, và kết quả cho thấy rằng cuộc hành trình để biến đổi Digital “Trong thực tế thì con đường này không dài như chúng tôi đã nghĩ."

86% số người được hỏi nhận xét rằng có thấy sự tăng trưởng đáng kể đối với ngân sách quảng cáo Digital suốt ba năm qua, và 55% ngân sách đó chỉ tập trung để phát triển thương mại điện tử như một sự ưu tiên. Điều này trong báo cáo thể hiện sự đầu tư và chấp nhận quá trình biến đổi Digital.

Mục tiêu

Theo báo cáo, các công ty hy vọng những nỗ lực biến đổi Digital sẽ tăng doanh thu và lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, như một hệ quả kéo theo là việc cắt giảm chi phí, phát triển sản phẩm/dịch vụ mới và cải thiện dây chuyền cung ứng trở nên ít được quan tâm hơn. Theo như báo cáo thì Điều này quả thật là một dấu hiệu nguy hiểm bởi vì "biến đổi Digital sẽ mang đến thông tin mới và nhiều insight hơn, những cơ hội mới cho việc cung cấp dịch vụ cũng như các kênh phân phối mới"; việc biến đổi không nên đơn thuần chỉ hướng về làm sao đáp ứng mục tiêu Marketing mà còn cần phải gắn kết chặt chẽ với mục tiêu hoạt động chung.

Sau đây là các câu hỏi chính mà tổ chức nên bàn bạc và đưa ra câu trả lời cho riêng mình:

  • Chúng ta đang có một tầm nhìn rõ ràng về nơi mà chúng ta muốn đến?
  • Chúng ta đã có bộ phận lãnh đạo cho những công cuộc thay đổi?
  • Chúng ta liệu có thay đổi đủ nhanh để kịp dẫn trước khách hàng?
  • Qúa trình biến đổi này sẽ tạo ra ảnh hưởng sâu sắc đến công việc kinh doanh chứ không chỉ ở riêng mảng truyền thông?
  • Chúng ta đã phân tích và sắp xếp được các kết quả trải nghiệm người tiêu dùng?
  • Làm sao chúng ta phá vỡrào cản nội bộ để tiến hành cải cách?
  • Chúng ta đã có những cộng sự phù hợp với những kỹ năng cần thiết nhằm hỗ trợ trên con đường này?

Những thách thức và chìa khóa để thành công

Doanh nghiệp xác định các yếu tố cốt lõi sau đây để thành công cho việc thực hiện một quá trình biến đổi, theo mức độ giảm dần của tầm quan trọng: khả năng lãnh đạo; customer insights; chuyên môn chức năng nội bộ; tích hợp marketing, IT và sales và cuối cùng là tìm kiếm đối tác phù hợp.

Tuy nhiên, các công ty đã nhận thấy rõ ràng lỗ hổng kỹ năng trong công cuộc quản lý một dự án biến đổi quan trọng. Trong khi đó, các marketer tại Châu Á Thái Bình Dương không thấy sự phát triển của công nghệ như là một rào cản, ngược lại họ thấy rằng những thách thức về mặt kĩ thuật trong việc thực thi là khó khăn cần phải vượt qua – theo báo cáo.

"Những thách thức khác nhau giữa các ngành và giữa các thị trường, nhưng điều quan trọng là xác định các chướng ngại trên con đường thực hiện và dẹp bỏ những điều cản trở," trích từ lời McCabe nói trong bản báo cáo phát hành gần đây nhất. "Công ty cần phải tự đặt thách thức mới cho những phương thức truyền thống và truyền tải những trải nghiệm tiêu dùng dựa trên thuật toán riêng biệt được định hình xoay quanh người tiêu dùng."

Thiếu hụt kỹ năng

Nhiều công ty nhận định rằng chuyên môn về dữ liệu, đo lường khách hàng và áp dụng công nghệ vào Marketing là yếu tố quan trọng trong việc truyền tải những trải nghiệm thực tế có liên quan tới người tiêu dùng, nhưng đây cũng là những lĩnh vực mà các marketer cảm thấy rằng chuyên môn và khả năng của team mình vẫn chưa thể đáp ứng để truyền tải hết thông điệp và mang đến trải nghiệm như mong muốn cho khách hàng – trích theo báo cáo. Marketing tự động hóa, thương mại điện tử, kích hoạt tiếp thị chéo kênh và việc thực thi cũng được xem như là còn nhiều lỗ hổng.

R3 Việt Nam
Thứ 2 (17/07/2017)