Marketer Võ Văn Quang
Võ Văn Quang

Brand Guru - Chuyên gia thương hiệu @ Chief Marketing Officer

Cơ hội Phát triển ngành Nha khoa Du lịch (Dental Tourism)

Ngành Nha khoa Du lịch Việt Nam

Giới thiệu

Nha khoa Du lịch, hay cũng gọi là Du lịch Nha khoa (tuỳ theo góc nhìn) là một ngành mũi nhọn của Việt Nam với những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, nhờ vào nguồn nhân lực Nha khoa chất lượng cao, nhờ vào tay nghề bác sĩ khéo léo và trình độ chuyên môn cao, được trang bị nhanh chóng hệ thống thiết bị tiên tiến trong khám-scanner, laser, design và lab tạo ra chất lượng Implant sánh tầm thế giới. Sứ mệnh của chương trình, hiệp hội Dental Tourism là tạo ra một cộng đồng gắn kết dịch vụ chất lượng cao giữa Nha khoa và Du lịch, hình thành một ngành kinh tế dịch vụ Nha chất lượng cao và giá cả cạnh tranh so với các nước tiên tiến, thu hút một phân khúc khách hàng Nha khoa thông qua Du lịch.

Chương trình cũng có sự tham gia của chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang với vai trò cố vấn marketing hiệp hội (2016-2017).

(*) a brand project by Vo Van Quang including the logo conception, logo graphic by La Khue (2016).

1. Chương trình Nha Khoa Du lịch hướng đến mục tiêu gì và dành cho ai?

Nha khoa Du lịch là chương trình phát triển phân khúc dịch vụ chăm sóc Nha khoa đặc biệt dành cho khách du lịch đến Việt Nam và dĩ nhiên có cả Việt Kiều. Chương trình này phát triển đáp ứng xu hướng du lịch kết hợp chăm sóc sức khoẻ, cũng như mở rộng sự phát triển ngành Nha khoa Việt Nam.

Nha khoa Du lịch là một chương trình liên kết của các thành viên trong Hiệp hội Nha khoa, cùng nhau phát triển và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, cùng với sự hỗ trợ của các nhà cung cấp có uy tín… đáp ứng một tiêu chuẩn chất lượng và công nghệ cao đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu của khách hàng.

Nha khoa Du lịch cũng hướng đến sự liên kết và hỗ trợ từ mạng lưới du lịch lữ hành, giúp việc tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.

2. Sứ mệnh của chương trình Nha Khoa Du Lịch Việt Nam là gì?

Sứ mệnh của Nha khoa Du lịch Việt Nam:

Một là, luôn bảo đảm chất lượng vượt trội, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng Nha khoa và dịch vụ đi kèm.

Hai là, bảo đảm Du khách được hài lòng với chất lượng và sự phục vụ tận tình.

Ba là, liên kết phát triển các chuỗi giá trị trong ngành Nha khoa, Nhà cung cấp, các Viện nghiên cứu chuyên ngành… trong nước và quốc tế.

Bốn là, áp dụng marketing vào sự phát triển Nha khoa du lịch, tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội và hướng đến chất lượng toàn diện.

Năm là, quảng bá và liên kết Nha khoa Du lịch vào hệ thống khách sạn, du lịch và lữ hành nhằm tiếp cận khách hàng đạt hiệu quả cao.

3. Ngành Nha khoa Du lịch Việt Nam có thể học hỏi từ kinh nghiệm thành công của Quốc gia nào?

- Nhật Bản, sẵn sàng hỗ trợ hợp tác công nghệ cao từ vật tư, thiết bị và quy trình quản lý, sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm, thu nhận nguồn nhân lực Y-Nha từ Việt Nam sang Nhật làm việc.

- Hàn Quốc & Thái Lan, hiện đang cạnh tranh dẫn đầu với mức tăng trưởng vượt bậc, VN có thể nghiên cứu học tập các hình mẫu, hiệp hội, chuẩn hoá sản phẩm, quy trình marketing từ Thái Lan và Hàn Quốc.

- Hungary, bài học định vị cấp độ quốc gia với chiến lược Nha khoa & Du lịch, thu nạp công nghệ và đào tạo từ Tây Âu với chất lượng cao với giá cả dịch vụ của Đông Âu.

(*) A Brand Diagnosis by VVQ for Dental Tourism, copyright reserved.

4. Những điểm mạnh và điểm yếu nào cần được chú ý để nâng cao chất lượng dịch vụ Nha khoa để xứng tầm quốc tế?

Điểm mạnh:

  • Điểm mạnh về chất lượng chuyên môn Nha khoa cơ bản
  • Chi phí và giá thành cạnh tranh
  • Sản phẩm du lịch Việt Nam khá đa dạng, làm phong phú các chuyến- các Tour tham quan tích hợp
  • Kinh tế Du lịch Việt Nam đang tăng trưởng khá ổn định và đều đặn

Điểm yếu:

  • Chất lượng dịch vụ bổ sung chưa cao
  • Kỹ năng giao tiếp đa-ngôn-ngữ còn kém
  • Hạ tầng giao thông và luồng tour-tuyến chưa sẵn có
  • Trang thiết bị chưa đồng đều và chưa có những quy chuẩn chứng nhận quốc tế
  • Chưa có liên kết trong Bảo hiểm sức khoẻ quốc tế

(*) Một quy trình phân tích SWOT đầy đủ do chuyên gia thực hiện theo mô hình 7P đã được thực hiện cho Hiệp hội Nha Khoa Du lịch (2016).

(xem bài giảng marketing 7P của chuyên gia)

5. Cơ hội đầu tư trong chương trình Nha khoa Du lịch này là gì?

  1. Cơ hội đầu tư cơ sở vật chất Nha khoa Du lịch trong các dự án bất động sản du lịch sẵn có.
  2. Cơ hội liên kết tìm kiếm khách hàng và chia sẻ lợi nhuận trên cơ sở phát triển ổn định.
  3. Cơ hội hợp tác truyền thông quảng bá sáng tạo thương hiệu và hình ảnh đất nước Việt Nam.
  4. Cơ hội cung cấp trang thiết bị, công nghệ, vật tư chất lượng cao liên quan đến Nha khoa du lịch.
  5. Cơ hội phát triển tour và sản phẩm dịch vụ du lịch trọn gói cho các Hãng lữ hành và Hiệp hội du lịch trong và ngoài nước.

6. Các chuỗi khách sạn và công ty du lịch lữ hành có thể nắm bắt cơ hội gì?

  • Chuỗi khách sạn có thể áp dụng mô hình liên kết thương hiệu (share-branding) hoặc nhượng quyền thương hiệu cho toàn bộ các khách sạn trong chuỗi thống nhất.
  • Lợi thế của các chuỗi khách sạn là có một mạng lưới và database khách hàng thường xuyên. Vd: tập đoàn Accor có một hệ thống dữ liệu và tương tác khách hàng thường xuyên trên toàn cầu, có cả thẻ hội viên cao cấp…
  • Tương tự như vậy đối với một hãng lữ hành có kinh nghiệm, hay một mạng lưới internet du lịch (Vd: Tripadvisor hay Agoda) hay chợ thương mại điện tử như Lazada… đều có thể liên kết khai thác bổ sung cho sản phẩm Nha khoa Du lịch… kết hợp với những ý tưởng quảng bá và khuyến mãi đặc thù.

7. Nha Khoa Du Lịch hiện nay có phải là một xu hướng dịch vụ gắn với du khách hay không?

Nha khoa vốn là dịch vụ sức khoẻ rất cơ bản trong đời sống với Nhu cầu luôn luôn tồn tại mọi lúc mọi nơi. Chăm sóc Nha là một nhu cầu được xem là thiết yếu, nhất là với phân khúc thu nhập trung bình khá trở lên (Khách hàng nhóm A, B, và C).

Các nước phát triển đa phần có mức giá (so sánh) cao hơn chi phí chăm sóc Nha khoa tại Việt Nam. Mặc dù còn thiếu những tiêu chuẩn và hình thức chi trả bảo hiểm sức khoẻ liên quan… nhìn chung giá dịch vụ tại Việt Nam là một trong những nước cạnh tranh, giá thấp và chất lượng tiêu chuẩn.

Nếu có những chương trình quảng bá, thương hiệu quảng bá thương hiệu và chứng nhận thương hiệu… thì mức độ tin cậy sẽ cao và khả năng nắm bắt nhu cầu sẽ cao.

8. Nha Khoa Du Lịch có thể được xây dựng trở thành một dạng thương hiệu quốc gia được hay không?

Có khá nhiều cơ sở để xác định tiềm năng xây dựng dạng thức phù hợp cấp độ quốc gia cho thương hiệu Nha khoa Du lịch Việt Nam:

  • Mạng lưới tour và lữ hành rộng khắp và ổn định, nhất là tại các trung tâm du lịch lớn của cả nước: Tp HCM, Hà Nội, Hạ Long, Nha Trang, Mũi Né và Phú Quốc…
  • Năng lực và trình độ cơ bản của Nha khoa Việt Nam với trang thiết bị và đầu tư cơ sở khá tiêu chuẩn
  • Du lịch Việt Nam đã trải qua những kinh nghiệm, mức độ đầu tư hạ tầng cơ bản, đang dần dẩn đi vào đầu tư chiều sâu…
  • Ý thức xây dựng thương hiệu và năng lực quản trị thương hiệu cũng tương đối sẵn sàng
  • Giá trị Kinh tế mà Du lịch Nha Khoa mang lại rất cao, điển hình có thể thấy như Thái Lan hiện đã có Phân khúc Du lịch Nha khoa rất phát triển

Tuy nhiên cũng vẫn có những thách thức cần được vượt qua để đạt đến cấp độ thương hiệu du lịch quốc gia cho Nha khoa Du lịch, đó là:

  • Chất lượng Nha khoa chưa đồng đều và chưa có tiêu chuẩn nâng cao dành cho du khách quốc tế, chuẩn y tế cao cấp tương đương với mạng y khoa quốc tế (các nước phát triển) và bảo hiểm y tế quốc tế
  • Chuẩn dịch vụ nha khoa quốc gia dành cho Du khách, chuẩn liên ngành giữa Y tế và Du lịch
  • Thương hiệu chứng nhận Hiệp hội về Nha khoa Du lịch

9. Để đạt những tiêu chuẩn quốc tế về Nha Khoa Du Lịch thì Nha Khoa Việt Nam cần nâng cấp những tiêu chuẩn nào?

  • Tiêu chuẩn quốc tế tham khảo từ các nước phát triển và các Bảo hiểm sức khoẻ chuẩn quốc tế từ các nước phát triển. Cần hợp chuẩn ‘tiêu chuẩn ngành’ và ‘Thương hiệu’ với 1 và quốc gia hàng đầu (Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn…)
  • Liên kết đạt chuẩn với một số Nhà cung cấp uy tín và Hiệp hội quốc tế uy tín
  • Một số tiêu chí bổ sung từ Nha khoa Du lịch Việt Nam ban hành mang tính đặc trưng và xây dựng bản sắc thương hiệu riêng
  • Các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia về nhân sự liên quan (bác sĩ và nha công)…

10. Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh gì để phát triển ngành Nha khoa Du lịch?

  • Lợi thế về tài nguyên du lịch sẵn có, mức tăng trưởng trên 2 con số và số lượng du khách 2017 ước đạt 13 Triệu du khách quốc tế.
  • Lợi thế về nguồn nhân lực và tiềm năng phát triển nhân lực
  • Lợi thế về giá cả và chi phí
  • Lợi thế về hạ tầng du lịch cơ bản
  • Lợi thế về khả năng nghiên cứu sáng tạo
  • Lợi thế mang tính thách thức về khả năng liên kết chuyên ngành và đa-ngôn-ngữ
  • Lợi thế ‘nâng cấp’ và ‘chuyển đổi’ một số cơ sở dịch vụ hiện có

(Tư liệu của chuyên gia Võ Văn Quang trích báo cáo tư vấn)