Marketer Kurokawa Kengo
Kurokawa Kengo

Founder / CEO @ Asia Plus Inc.

Tác động của kênh bán lẻ hiện đại lên thói quen tiêu dùng của các bà mẹ Việt

Cấu trúc kênh bán lẻ tại Việt Nam vẫn còn vô cùng đặc biệt với mật độ lớn của kênh bán lẻ truyền thống như chợ hoặc cửa hàng tạp hoá.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng gia tăng của kênh bán lẻ hiện đài ngày một lớn với độ phụ sóng của các trung tâm thương mại, siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi. Điển hình là Seven Eleven gần đây mới phát triển tại Việt Nam với cửa hàng đầu tiên mới mở cửa tại Việt Nam.

Nhấp chuột vào hình để xem kích thước lớn.

Sự thay đổi trên có tác động thế nào đến thói quen mua sắm của các bà mẹ?

Chúng tôi đã tiến hành một khảo sát trên diện rộng tới hơn 1000 bà mẹ trong độ tuổi từ 20-39 tại Hà Nội và Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu sự khác biệt trong thói quen mua sắm hàng hoá. Tại các địa điểm thành thị ở Việt Nam, 85% các bà mẹ là người chịu trách nhiệm chính trong việc mua sắm hàng hoá, đồ dùng thiết yếu trong gia đình (daily consumer products - DCP). Kênh bán lẻ hiện đại đã có mặt tại các địa điểm gần khu vực sinh sống của các bà mẹ, chúng ta có thể nhận thấy sự gia tăng trong tỉ lệ mua hàng tại các địa điểm trên (Tại Hồ Chí Minh, 80% các bà nội trợ khẳng định rằng có siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi nằm trong khoảng 1km gần khu vực sinh sống). 60% các bà nội trợ mua hàng tại siêu thị trong khi tỉ lệ mua hàng tại chợ là 58% và cửa hàng tạp hoá là 40%.

Nhấp chuột vào hình để xem kích thước lớn.

Sự khác biệt trong hành vi mua sắm của các bà mẹ thể hiện khá rõ qua kênh bán lẻ hiện đại và truyền thống. Hãy cùng nhìn vào ví dụ từ sự khác biệt trong hành vi mua sắm tại Siêu thị và Chợ.

Sự khác biệt đầu tiên phải kể đến là tần suất mua sắm. Các bà mẹ đi chợ hầu như mỗi ngày trong khi mức độ mua sắm tại siêu thị ít hơn rất nhiều. Trong khi 57% các bà mẹ đi chợ “4 lần / tuần hoặc nhiều hơn”, gần 90% các bà mẹ đi siêu thị “2-3 lần / tuần hoặc ít thường xuyên hơn”. Mặc dù tần suất đi siêu thị có ít hơn nhưng số sản phẩm được mua sắm thì nhiều hơn với số tiền trung bình chi tiêu cho mỗi lần mua sắm tại siêu thị là 545,000VND cao hơn gấp 3 lần so với mua sắm tại chợ (180,000VND).

Nhấp chuột vào hình để xem kích thước lớn.

Điểm khác biệt tiếp theo là kỳ vọng của người tiêu dùng tại mỗi kênh. Các bà nội trợ kỳ vọng vào “sự đa dạng hàng hoá” và “chất lượng sản phẩm” khi mua sắm tại siêu thị, trong khi họ đi chợ mua hàng vì “sự linh hoạt trong giá cả (có thể mặc cả về giá”, và “thực phẩm tươi”. Dù giá thành luôn là một yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng Việt, họ lựa chọn siêu thị với lý do chính là sự tìm kiếm nguồn sản phẩm chất lượng đảm bảo với nhiều sự lựa chọn hàng hoá.

Nhấp chuột vào hình để xem kích thước lớn.

Vậy mức độ ảnh hưởng của kênh bán lẻ hiện đại tới doanh thu bán hàng từ kênh truyền thống như thế nào? Từ kết quả khảo sát, 53% khẳng định họ “đi chợ ít thường xuyên hơn so với trước kia”. Xu hướng mua hàng tại cửa hàng tạp hoá cũng giảm đi với tỉ lệ 40%. Các danh mục hàng hoá bị tác động tại kênh truyền thống gồm có “đồ dùng cá nhân”, “đồ đông lạnh”, và “đồ gia dụng”. Dù phần lớn người tiêu dùng mua hàng từ kênh hiện đại và truyền thống, họ đi chợ chủ yếu mua đồ thực phẩm tươi mỗi ngày và ghé mua đồ dùng cá nhân hoặc đồ uống tại các cửa hàng tạp hoá.

Nhấp chuột vào hình để xem kích thước lớn.

Bảng tóm tắt dưới đây thể hiện rõ nhất hành vi mua sắm hàng hoá thiết yếu của các bà mẹ tại mỗi kênh bán lẻ.

Nhấp chuột vào hình để xem kích thước lớn.

Xu hướng trên sẽ ngày một gia tăng với sự xuất hiện nhiều hơn của các siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại các khu vực thành thị. Hơn nữa, các kênh bán lẻ hiện đại sẽ phát triển dịch vụ mua sắm trực tuyến - một giải pháp tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ làm việc toàn thời gian. Kênh mua sắm hàng hoá thiết yếu cho người tiêu dùng Việt sẽ còn nhiều thay đổi lớn trong tương lai.

Vui lòng xem toàn bộ báo cáo tại đây. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email [email protected] để biết thêm chi tiết.