Marketer Trương Phúc Thiện
Trương Phúc Thiện

Quản lý Sales kèm Marketing "DẠO" cho DN siêu nhỏ @ Sales Bựa

Kinh doanh online và 7 điều quan trọng cần biết

Theo kết quả cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 9/2014, về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam do Google phối hợp với Công ty nghiên cứu thị trường TNS thực hiện.

Sau đây là 7 điều cực kỳ quan trọng, dành cho những người đang trực tiếp kinh doanh online và cho những ai đang ấp ủ thử sức mình trong lĩnh vực nhiều tiềm năng, nhưng cũng vô vàn thách thức này.

1. Phân tích tiềm năng của thị trường,

Hiện nay, có đến 44% số người online tại Việt Nam chưa từng mua hàng online. Tín hiệu tốt là họ thừa nhận có mong muốn mua hàng online trong thời gian tới.

44% số người online tại Việt Nam tương đương khoảng hơn 14 triệu khách hàng tiềm năng đang đợi khai thác.

2. Lý do khi chọn mua hàng online của người tiêu dùng

Theo kết quả khảo sát từ nhóm người dùng đã mua hàng online, 2 lý do được chọn nhiều nhất để họ lựa chọn hình thức mua hàng online:

  • Tiết kiệm thời gian mua sắm
  • Giá rẻ hơn so với mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ trên thị trường

Lời khuyên dành cho các cá nhân và doanh nghiệp thương mại điện tử: Cần nhấn mạnh và không ngừng nâng cao sự thuận tiện đến khách hàng.

3. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Gồm có tất cả là 6 yếu tố chính:

1) Ý kiến đánh giá từ người thân, bạn bè đã từng sử dụng

2) Chính sách bảo hành tốt

3) Chính sách đổi trả sản phẩm rõ ràng

4) Giá cả rẻ hơn so với giá niêm yết tại các cửa hàng bán lẻ

5) Chương trình khuyến mãi hấp dẫn

6) Cách thức thanh toán phù hợp

Hiện tại, tâm lý đa số người dùng vẫn chuộng hình thức COD, tức là thanh toán bằng tiền mặt sau khi nhận hàng. Tuy nhiên, bạn cần có sự đầu tư, chú trọng cần thiết đến cách thức thanh toán online để bắt kịp xu thế phát triển thị trường và phục vụ khách hàng toàn diện hơn.

4. Rào cản khi mua sắm online

Đối với nhóm người dùng chưa từng mua hàng online:

  • 57% họ muốn chạm/thử món hàng trước khi mua
  • 49% lo ngại về nguồn gốc xuất xứ
  • 44% lo ngại về chất lượng thật sự của sản phẩm họ muốn mua
  • 39% muốn được trả giá khi mua hàng online

5. Hành vi người mua

Họ thường dùng internet để nghiên cứu và tìm hiểu thông tin về sản phẩm, trước khi quyết định mua hàng. Thiết bị kết nối internet của đa số người dùng khi tìm hiểu thông tin là PC và laptop. Có một lượng đáng kể người dùng tìm hiểu qua smartphone, nhưng những con số khảo sát nói rằng: việc mua hàng qua smartphone hiện nay còn rất thấp.

Quần áo, hàng điện tử, sách & tạp chí là những sản phẩm được chọn mua trực tuyến nhiều nhất. Nhưng trung bình giá trị đơn hàng về quần áo chỉ bằng 1/8 so với hàng điện tử.

6. Tác động của quảng cáo

Tính đến thời điểm hiện tại, tác động của quảng cáo đến hành vi tìm hiểu thông tin sản phẩm, đến quyết định mua hàng online là rất lớn.

  • Có đến 75% thực hiện hành động ngay sau khi thấy quảng cáo. Và 84% sử dụng quảng cáo để nghiên cứu về sản phẩm.
  • Kênh quảng cáo chính: công cụ tìm kiếm google và mạng xã hội.

7. Tâm lý người kinh doanh online

  • 76% người bán cho rằng lí do họ chọn bán hàng trên online, vì họ nghĩ rằng trên online có rất nhiều khách hàng tiềm năng (hay người mua online).
  • 47% cho rằng khi kinh doanh trên online thì họ có thể bán hàng ra với mức giá tốt.

Kết quả khảo sát trên được công bố tại hội thảo “Hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam” được tổ chức bởi Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thuộc Bộ Công Thương vừa phối hợp cùng Hiệp hội TMĐT Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động chuẩn bị cho chương trình “Ngày mua sắm trực tuyến 2014” lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam vào ngày 5/12/2014.

Đối tượng khảo sát là những người sống tại Việt Nam có thể truy cập internet, chia làm 4 nhóm:

  • Đã mua hàng online trong 1 tháng qua
  • Đã mua hàng online trong 6 tháng qua
  • Chưa từng mua hàng online
  • Đã từng bán hàng online.

Phần tổng hợp xin tạm dừng đến đây. Hi vọng với những thông tin tổng quan trên sẽ giúp ích cho việc hoạch định kế hoạch kinh doanh trực tuyến, bổ sung thêm các cơ sở thông tin để có thể triển khai, và đo lường được hiệu quả các hoạt động bán hàng hay marketing của các cá nhân/ tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực Thương Mại Điện Tử.