Những cam kết về phát triển bền vững sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của NTD Việt

Đâu là những mối quan tâm của ngân hàng hiện nay?

  1. Khách hàng mục tiêu của tôi là ai? Xác định họ theo tiêu chí nào? Đặc điểm của mỗi nhóm khách hàng đó ra sao?
  2. Công tác truyền thông của tôi có hiệu quả không? Tỷ lệ khách hàng nhận biết, cân nhắc ngân hàng của tôi như thế nào? Kênh nào tiếp cận khách hàng hiệu quả? Đâu là liên tưởng mạnh mẽ nhất mà khách hàng gắn với hình ảnh của ngân hàng tôi?
  3. Các chỉ số sức khỏe thương hiệu hay chỉ số gắn kết khách hàng của ngân hàng tôi như thế nào so với ngân hàng cùng ngành và các ngành khác? Tôi cần tập trung vào đâu nhiều hơn, công tác thương hiệu hay trải nghiệm khách hàng? Mạng xã hội đang chia sẻ thông tin gì về trải nghiệm dịch vụ ngân hàng?...

Nói đến nhóm khách hàng mục tiêu, hiện nay, rất nhiều ngân hàng đang dựa trên tiêu chí thu nhập hoặc số dư tiền gửi. Hầu hết các ngân hàng đang mong muốn tập trung thu hút tầng lớp thu nhập cao. Câu hỏi đặt ra là, nhóm khách hàng này có đủ lớn không? Hình ảnh ngân hàng hiện tại có phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu này hay không?

Theo kết quả Khảo sát Tài Chính Cá Nhân (PFM) của Nielsen, tỉ lệ sử dụng sản phẩm tài chính đang ở mức 60%, trong đó chỉ có 4% khách hàng trên thị trường có mức thu nhập cá nhân thuộc nhóm A*, đa số khách hàng thuộc nhóm B và C với tỉ lệ lần lượt là 20% và 44%. Vậy có nên xác định đối tượng khách hàng mục tiêu chỉ dựa vào thu nhập cá nhân hay cần dựa trên nhiều tiêu chí khác?

Khảo sát cũng cho thấy cùng với một mức thu nhập, người tiêu dùng trẻ hiện nay có xu hướng chi tiêu nhiều hơn từ 19% đến 35% so với các nhóm tuổi khác. Điều này chỉ ra rằng, độ tuổi, nghề nghiệp, lối sống hay học vấn cũng có tác động nhất định đến hành vi tiêu dùng của mỗi cá nhân. Do đó, việc am hiểu từng đối tượng khách hàng dựa trên thông tin đa chiều cần được cân nhắc.

Tiếp theo đó, để thu hút nhóm khách hàng mục tiêu, khi có sản phẩm dựa trên như cầu của họ, thì công tác tiếp thị và truyền thông cũng rất quan trọng và cần thiết. Kênh tiếp thị nào cần cân nhắc? Nội dung nào cần quan tâm? Số liệu PFM của Nielsen cho thấy trung bình khách hàng có thể nhận diện tối đa 10 thương hiệu ngân hàng nhưng chỉ có thể kể tên 2 thương hiệu ngân hàng khi không có trợ giúp. Vậy làm thế nào để khách hàng nhận biết ngân hàng là yếu tố quan trọng bậc nhất.

Để phản ánh hiệu quả của các hoạt động tiếp thị và truyền thông (liên quan đến những gì ngân hàng hứa), Nielsen sử dụng chỉ số Sức Khỏe Thương Hiệu (BEI), dựa trên mức độ yêu thích, giới thiệu và mức độ trả giá cao. Với thang điểm từ 0 đến 10, kết quả cho thấy chỉ có 4 ngân hàng trong khảo sát tại hai thành phố lớn có chỉ số sức mạnh thương hiệu ở mức đang phát triển (từ 1-3 điểm trên thang 10 điểm). Trong khi đó Chỉ số gắn kết khách hàng (chỉ số RSI-Những gì khách hàng được trải nghiệm) khá cao (trên 7 trong thang điểm 10) so với các ngành hàng khác. Đây là cơ hội để các ngân hàng tiếp tục gia tăng độ hài lòng của khách hàng và truyền thông mạnh mẽ hơn để củng cố sức mạnh thương hiệu.

Khảo sát tài chính cá nhân (PFM) là khảo sát tổng hợp của Nielsen(**), được thực hiện từ năm 2010 đến nay. Nghiên cứu này lấy mẫu hàng tháng và báo cáo theo quý. PFM khảo sát mức độ nhận biết, cân nhắc, sử dụng và cảm nhận về hình ảnh các ngân hàng trên thị trường hiện nay của khách hàng. Khảo sát PFM của Nielsen sẽ cung cấp cho các ngân hàng bức trang tổng thể về tình hình tái chính cá nhân của NTD Việt Nam và sẽ cung cấp cụ thể Chỉ số sức mạnh thương hiệu (BEI) của từng ngân hàng, mức độ nhận biết của mỗi thương hiệu và nguồn thông tin mà NTD tiếp nhận về thương hiệu của ngân hàng. Bên cạnh đó, PFM cũng sẽ cho các ngân hàng biết được mức độ cân nhắc và sử dụng của NTD đối với từng thương hiệu ngân hàng khác nhau cũng như mức độ nhận thức về hình ảnh của các ngân hàng.

Bấm vào đây để tìm hiểu thêm về Khảo sát Tài chính cá nhân của Nielsen

*Mức thu nhập nhóm C là mức thu nhập trong khoảng 4,5 - 7,499 triệu/tháng, nhóm B là từ 7,5 - 14,999 triệu/tháng và nhóm A là từ 15 triệu/tháng trở lên.
**Đây là khảo sát tổng hợp nên data luôn có sẵn.

Theo một báo cáo Phát Triển Bền Vững của Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Nielsen, người tiêu dùng (NTD) Việt có tinh thần hướng đến xã hội và sự phát triển bền vững cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Có đến 86% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sản phẩm/dịch vụ từ các công ty có ảnh hưởng tích cực đến xã hội & mội trường, so với 76% người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á.

Trong số các người tiêu dùng Đông Nam Á và bên cạnh Việt Nam, thì người tiêu dùng Philipine, Indonesia và Trung Quốc cũng nằm trong danh sách người tiêu dùng có tinh thần hướng đến xã hội cao nhất, với các chỉ số lần lượt là 85%, 83% và 80%, dựa trên việc sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sắm các sản phẩm/dịch vụ có cam kết về phát triển bền vững để tạo ảnh hưởng tích cực đến xã hội & môi trường.

Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước lớn.

Báo cáo về Cam kết phát triển bền vững của Nielsen toàn cầu được thực hiện dựa trên kết quả khảo sát trực tuyến trên 60 quốc gia với hơn 30.000 đáp ứng tham gia trả lời. Các câu hỏi được đưa ra xoay quanh các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của NTD như môi trường, bao bì, giá sản phẩm, tiếp thị và các yếu tố liên quan đến hữu cơ, sức khỏe mà các nhà sản xuất cam kết khi tung sản phẩm của họ ra thị trường.

“Trong vài năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến ​​một số tác động tiêu cực từ thời tiết bất lợi và sự ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của NTD và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Do đó, thật khó lòng khi NTD không phải lo lắng về các vấn nạn môi trường & xã hội ngày nay. Bằng cách này hay các khác, người tiêu dùng đang muốn trở thành các công dân có trách nhiệm, và họ mong muốn điều tương tự ở các doanh nghiệp. Các tổ chức có cam kết về phát triển bền vững sẽ có được lòng tin từ khách hàng”, ông Rakesh Dayal - Giám Đốc Bộ Phận Nghiên Cứu Khách Hàng - Nielsen Vietnam cho biết. “Kết hợp các yếu tố mang tính chất bền vững vào các sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho khách hàng cùng với các mục tiêu nhằm thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội sẽ là một phương thức tốt nhất để tăng sự tín nhiệm của khách hàng đối với các sản phẩm mà nhà sản xuất cung cấp đến NTD. Những công ty nổi tiếng về cam kết bền vững sẽ có một lợi thế vượt bậc so với các công ty khác, xét về mặt thu hút nhân tài, đầu tư, các đối tác cộng đồng và trên hết là NTD”.

[Download toàn bộ infographic tại đây]

Các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Mối quan tâm đến Sức khỏe và Chất lượng

Một trong những yếu tố liên quan đến cam kết bền vững hàng đầu mà ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của NTD ở Việt Nam là các sản phẩm chất lượng cao (79%), sản phẩm được biết như các sản phẩm tốt cho sức khỏe và lợi ích cho cơ thể (77%) và sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tươi sống và/hoặc các thành phần hữu cơ (77%). Hơn nữa, các sản phẩm với tiêu chuẩn an toàn cao cũng chiếm 76%.

“Các nhà sản xuất nên nắm bắt các cơ hội để kết nối những lợi ích liên quan đến sức khỏe cũng như các thành phần tự nhiên mà có thể hỗ trợ cho những cam kết của thương hiệu là cách tiếp cận hiệu quả để tăng sự gắn kết với khách hàng”, Rakesh tư vấn thêm.

Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước lớn.

Niềm tin vào Nhãn hiệu

Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng ảnh hưởng quyết định mua hàng của NTD Việt Nam là niềm tin vào thương hiệu. 75% NTD Việt cho rằng họ sẽ mua sản phẩm từ thương hiệu mà họ tin tưởng.

“Các nhãn hàng muốn xây dựng một niềm tin mạnh mẽ đối với NTD thì cần phải tính toán và đầu tư chiến lược để tung các sản phẩm có cam kết bền vững ra thị trường và đảm bảo sự tăng trưởng”, Rakesh nhận định. “Các nhãn hàng lớn mang tính toàn cầu mà bỏ qua yếu tố phát triển bền vững, chắc chắn sẽ đi đôi với việc gia tăng mối nguy hại cho danh tiếng của công ty cũng như công việc kinh doanh. Điều này sẽ là điểm yếu lớn nhất của họ so với các đối thủ khác, đặc biệt khi đối thủ biết nắm bắt cơ hội để xây dựng niềm tin với NTD thế hệ mới: trẻ & có ý thức trách nhiệm về xã hội – những người đang tìm kiếm các sản phẩm/dịch vụ tương thích với các giá trị mà họ hướng đến”.

Yếu tố môi trường

Khi nói đến mục đích mua hàng thì sự cam kết có trách nhiệm với môi trường sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của 62% NTD Việt Nam. Bên cạnh đó, các cam kết trách nhiệm với các giá trị xã hội khác (61%) và cộng đồng nơi NTD đang sống (62%) cũng là các yếu tố quan trọng đối với NTD Việt.

“Chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi giữa các yếu tố mà NTD quan tâm và thu hút sự trung thành của họ đối với nhãn hàng”, Rakesh nói. “Các cam kết với trách nhiệm xã hội, môi trường đang có phần vượt trội hơn so với các yếu tố truyền thống khác đối với đại đa số NTD. Các mặt hàng tiêu dùng cần phải có những chính sách thích hợp nếu không muốn bị tụt hậu so với thị trường”.

[Download toàn bộ infographic tại đây]