Marketer Steven Tran
Steven Tran

Senior Growth Manager @ Homebase

Thuyết trò chơi “Vô Hạn hay Hữu Hạn”

Bạn có bao giờ nghe đến “Theory of Game: Finite & Infinite Games” – Định luật trò chơi “Vô Hạn hay Hữu Hạn”?

Đây là một thuyết được phổ biến rộng rãi vào năm 1986 do ông Jame P. Carse (vốn là giáo sư về văn học và lịch sử của trường đại học New York) viết nên:

Kết quả hình ảnh cho finite and infinite games
A finite game is played for the purposes of winning,
an infinite game for the purposed of continuing the play.
- JP Carse

Finite game (trò chơi hữu hạn) và infinite game (trò chơi vô hạn)
Finite game là trò chơi với mục đích để chiến thắng, infinite game là trò chơi với mục đích kéo dài cuộc chơi càng lâu càng tốt.
Và dĩ nhiên, trò chơi cuộc đời là loại trò chơi thứ hai (infinite game).

  1. Mỹ luôn tìm cách chiếm lấy Việt Nam bằng mọi cách – là finite game.
    Việt Nam thì chiến đấu với tinh thần “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” – là infinite game.
  2. Chó sói tấn công lũ hươu – là để kiếm ăn – là finite game.
    Hươu phải tìm cách nhanh hơn nếu không muốn bị sói bắt được – là sinh tồn – là infinite game.
  3. Trong hai buổi summit ở Microsoft và Apple, Simon Sinek (người đã phổ biến cụm từ “The golden cirle” = Thuyết ba vòng tròn vàng)
    70% bài thuyết trình của họ - người điều hành cấp trung và cao của Microsoft đều tập trung vào cụm từ “How to beat the Apple?” – là finite game.
    100% bài thuyết trình của họ - những người điều hành tại Apple thì tập trung vào câu thần chú ám ảnh của Steve “How to be the better of version of ourselves?” - là infinite game.

Sau một buổi thuyết trình, Microsoft đã đưa cho Simon một thiết bị tên “New Zune” và tất nhiên, Simon phải thốt lên đó là một tuyệt tác công nghệ.
Ở phía sau của chiếc taxi, ông lại chia sẻ với người điều hành tại Apple rằng “Tôi phải nói rằng sản phẩm mới của Microsoft thực sự tuyệt vời, ngay cả iPod Touch cũng không sánh bằng.”
Người điều hành gật gù và nói “I have no doubt” – Tôi không bất ngờ lắm về việc đó.
Và chính câu nói đó đã kết thúc cuộc trò chuyện.

Đơn giản rằng, người lãnh đạo tuyệt vời – họ nhận thức được rằng:
Đôi khi chúng ta là dẫn dắt, nhưng cũng có đôi khi chúng ta bị bỏ lại phía sau.
Đôi khi chúng ta là người đầu tiên, đôi khi chúng ta cán đích thứ hai.
Đôi khi chúng ta sản xuất ra những loại sản phẩm tốt nhất, đôi khi chúng ta không.

Thay vì phải tìm cách đánh bại họ và tiếp tục cải tiến sản phẩm, ta có hai cách, một là dốc toàn bộ công sức để tập trung chơi một vố lớn để có thể bắt kịp về công nghệ, hay cũng có thể dùng tiền để làm M&A để mua các công ty ở vị trí số 2 để cạnh tranh thị phần của họ.

Hay là chúng ta chọn cách từ bỏ và quyết định đầu tư ở một mảng mới, đây mới thực sự là một quyết định khó nhằn – nhưng điều đó sẽ thể hiện rất rõ ở những nhà đầu tư bản lĩnh.

Kết quả hình ảnh cho warren buffettTrường hợp của nhà đầu tư vĩ đại của mọi thời đại – Warren Buffet đối với thương vụ Kraft & Unilever trị giá 143 tỉ USD, nguyên tắc “không theo đuổi” của ông đã trở thành giai thoại trong giới đầu tư,
“Bí quyết trong việc đầu tư là hãy chỉ ngồi ở đó, quan sát diễn biến và chờ đến thời điểm phù hợp nhất. Nếu mọi người cứ la hét và thúc giục bạn thực hiện cú đánh, thì hãy cứ lờ đi” là lời chia sẻ trong bộ film tài liệu “Trở thành Warren Buffet” trên HBO.

Một bài học cần phải nhớ rằng:
Xâm lược vào thị trường là chiến lược.
Thực hiện mua bán và sáp nhập là chiến lược.
Tấn công vào điểm yếu của kẻ thù là chiến lược.
Và rút lui vào đúng thời điểm cũng gọi là chiến lược.
Mục đích sống của chúng ta, không chỉ giới hạn trong chuyện thắng và thua, được và mất.
Vì xét cho cùng, nó cũng chỉ mang tính giai đoạn.
Xét trong câu chuyện về tiền, về giá trị kinh tế:
Nokia đã từng chiếm 70% thị phần toàn cầu. Nhưng giờ đã phải bán mình cho Microsoft.
Miliket đã từng chiếm 90% thì phần mì gói, nó nổi tiếng đến độ trên sản phẩm, đóng gói là hình hai chú tôm lớn, người ta vẫn thường hay gọi là Mì tôm là thế.
Nhưng, điều đã giúp bạn có được vị thế trong hôm nay, chưa chắc đã là giá trị được coi trọng là ngày mai.

Có một câu chuyện vui rằng,
Một lão phú ông có rất nhiều tiền của, vàng bạc. Mà ai cũng biết mua một chỉ vàng, một cây vàng biết bao nhiêu tiền. Đem bán 1 chỉ vàng thì mua được rất nhiều thứ.
Nhưng đến một ngày, ông đi “chơi thuyền” (không phải trong Thảo Cầm Viên) bị lạc trên hoang đảo, cái giá trị nhất đó chính là cái ăn. Dù ông ta có một trăm kí vàng, mà không có thức ăn thì số vàng đó có giá trị gì nữa hay không?
Vậy là ở câu chuyện này, gía trị vật chất còn thay đổi theo bối cảnh và môi trường.

“Các em sai chiến thuật bao nhiêu cũng được, cứ té ngã và học hỏi. Nhưng tuyệt đối không được sao chiến lược. Đặt ra mục tiêu cuộc đời là giàu, thì thua rồi. Vì biết bao giờ mới gọi là giàu. Vì thang đo giàu nghèo của mỗi người lại khác nhau mà khổ một cái nó còn thay đổi theo vật giá, lạm phát nữa chứ..” - Thầy Lê Thẩm Dương đã từng nói một câu mà tôi rất tâm đắc.

Xét về bản chất con người, chúng ta là một loài động vật mang tính xã hội cao (hay còn gọi là thuyết bầy đàn). Chúng ta luôn sống dựa trên quan điểm xã hội, và phụ thuộc vào nó. Tuy nhiên, chúng ta cũng là một loài có hệ thống tư duy phân tích bậc nhất của Trái Đất, có khả năng phân định đâu là thức ăn ăn được, đâu không phải.

Tuy nhiên, con người chúng ta rất yêu việc so sánh.
Một phong cách như “con nhà người ta”, “vợ nhà người ta”, “chồng nhà người ta”.
Các bảng thứ hạng đánh giá luôn giành được sự quan tâm từ chúng ta.
Nhưng hãy cẩn thận, vì nếu không khéo, chúng ta sẽ vô tình sống và cuốn theo “nền văn hóa” ấy.

Câu hỏi thách thức mà thế hệ trẻ - millennial luôn hỏi ra “giá trị mà bản thân ta đang tạo ra là gì?”. Vì để trả lời nó, đó không phải là một cái ứng dụng trên mobile, hay chỉ cần google là sẽ ra. Đó là việc của chúng ta, và không ai có thể trả lời thay nó.

“No pain, no gain”.
Phần thưởng cho người thành công không phải là cảm giác đứng trên đỉnh thành công mà là quá trình để đạt được điều đó.
Và nên nhớ có 2 điều rằng, khi bạn đã đứng trên đỉnh cao, hãy ngước lên trời cao có “đầy vị sao” và khi nhìn xuống dưới, bạn sẽ thấy vực thẳm càng sâu hút.
Phải luôn tỉnh táo và chớ ngủ quên trên chiến thắng – cha ông ta đã chẳng dạy thế còn gì.

The goal is not to win in every battle.
The goal is outlast the competition.

Mục đích không phải là chiến thắng ở mọi mặt trận mà là hãy làm chủ và giữ vững cuộc chơi theo luật của ta.
Và nên thầm nhắc bản thân rằng, cuộc chơi mà bạn chọn sẽ quyết định đến kết quả của cuộc chơi.