Bình đẳng giới - hành động khác với suy nghĩ

Dựa vào các báo cáo của Insight Bamboo Team, bài viết phân tích sự tư tưởng và hành động của người dân Việt Nam về vấn đề bình đẳng giới để những marketer có thể tạo được những chiến dịch về nữ quyền, bình đẳng giới đúng insight và thành công hơn.

Việt Nam đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á về bình đẳng giới

Tại Việt Nam, ngày càng nhiều phụ nữ tham gia và đạt được thành công trong các lĩnh vực chính trị, kinh doanh, khoa học công nghệ, thể thao, văn hóa và giáo dục. Theo thống kê từ Liên đoàn Lao động, phụ nữ chiếm 24,7% các ủy viên Quốc hội và 20% tổng số doanh nhân tại Việt Nam. Bên cạnh đó, có 47 phụ nữ và 7 tổ chức đoàn thể phụ nữ đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao những giải thưởng tài năng, sáng tạo trong nhiều lãnh vực khác nhau.

Đặc biệt, vai trò của phụ nữ Việt Nam được thể hiện trong cách đặt tên các con đường ở các thành phố lớn. Theo thống kê của Insight Bamboo Team, những con đường mang tên phụ nữ tại Tp. Hồ Chí Minh chiếm tỉ lệ 11.4%. Con số này gấp đôi tỉ lệ tại Sydney (5.1%) và gần gấp 6 lần New York (1.9%).

Theo những số liệu trên, Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong và đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á về vấn đề nữ quyền và bình đẳng giới. Nhưng chúng tôi đặt ra câu hỏi, trên thực tế, tư tưởng và hành động của người dân Việt Nam về vấn đề bình đẳng giới như thế nào, có thật sự giống với điều những con số thống kê thể hiện hay không?

Hiểu dúng về bình đẳng giới?

Để phân tích về tư tương và hành vi của người dân Việt Nam về bình đẳng giới, việc đầu tiên chúng ta cần phải hiểu đúng về bình đẳng giới. Phong trào đấu tranh đòi bình đẳng giới được ra đời khi người phụ nữ bị coi thường, bị nhiều rào cản từ xã hội trong quá trình phát triển.

Tuy nhiên phong trào bình đẳng giới đã bị một số người dân hiểu theo cách lệch hướng: bình đẳng giới là là những gì đàn ông làm được thì phụ nữ cũng phải làm được, là phải đứng lên chống lại đàn ông, tuyên bố sống mà không cần đàn ông. Nhưng thực tế, bình đẳng giới là quyền được phát triển bình đẳng và đối xử công bằng.

Đòi quyền bình đẳng giới là đòi sự công bằng trong cơ hội thăng tiến, hay môi trường giáo dục, hay bất kỳ hình thức phát triển cá nhân nào khác trong xã hội cũng như quyền được tôn trọng và đối xử một cách công bằng bất kể tính cách, cách thể hiện mà không phân biệt nam hay nữ.

Với định nghĩa này, bình đẳng giới cũng có nghĩa là người phụ nữ hay người người đàn ông đều độc lập về tài chính, suy nghĩ, có thể tự đưa ra quyết định và làm những điều mình thích, đam mê mà không bị ảnh hưởng bởi những đánh giá của xã hội và định kiến.

Chiến dịch He For She (Nam giới vì phụ nữ) kêu gọi nhìn nhận và đối xử với từng cá nhân một cách công bằng, chứ không dán nhãn phụ nữ hay nam giới.

Phụ nữ Việt Nam hành động khác với suy nghĩ

Phụ nữ Việt đều nói rằng muốn được đối xử bình đẳng và tôn trọng. Tuy nhiên, từ suy nghĩ trở thành hành động vẫn còn hạn chế. Tức là phụ nữ Việt Nam có tư tưởng, quan điểm về bình đẳng, nhưng cách thể hiện và hành động thì không.

Dẫn chứng, theo khảo sát của Insight Bamboo Team, hơn 60% phụ nữ xem việc “single mom” (làm mẹ đơn thân) hay việc “phụ nữ trên 35 tuổi còn độc thân” là bình thường, nhưng chỉ 20% trong số đó nói rằng nếu rơi hoàn cảnh tương tự thì họ có thể vượt qua những khó khăn và dư luận một cách dễ đàng.

Tại sao lại có sự khác biệt giữa suy nghĩ và hành động

Quan điểm “trọng nam khinh nữ” từ thời phong kiến vẫn còn tác động vào suy nghĩ của người dân Việt Nam. Nhiều người nghĩ rằng tư tưởng mình tiến bộ, bình đẳng, nhưng thực tế, trong tiềm thức thì không.

Từ nhỏ, những trẻ em gái Việt Nam đã được dạy rằng “Đàn ông lo việc nước, phụ nữ lo việc nhà". Tâm lý “giữ lửa cho tổ ấm là trách nhiệm của người phụ nữ” theo họ đến suốt cuộc đời. Đồng thời, phụ nữ thì vẫn có mong muốn dựa dẫm, tìm nơi nương tựa để có người lo lắng cho cuộc sống của mình.

Một dẫn chứng khác, khi được khảo sát, 65% chị em vẫn giữ quan điểm đi ăn/đi chơi thì đàn ông phải chủ động trả tiền mới là “chuẩn men”. Một số khác thì cho rằng đàn ông mà không biết sửa điện, máy móc trong nhà thì không phải là đàn ông. Thậm chí đàn ông mà khóc trước người khác cũng coi là điều khó chấp nhận. Với những suy nghĩ “con gái/phụ nữ phải thế này; con trai/đàn ông phải thế kia” thì việc đạt được bình đẳng giới vẫn là con đường dài.

Thậm chí từ “đồ đàn bà”, “bánh bèo” ở Việt Nam cũng có ý nghĩa là miệt thị.

Chiến dịch “like a girl” thành công vì đánh trúng tâm lý vẫn còn sự phân biệt trong suy nghĩ về việc nữ giới là thế này, là thế kia.

Chiến dịch quảng cáo “Bánh bèo vô dụng” của Diana cố gắng để thay đổi suy nghĩ của mọi người về từ “bánh bèo”.

Tóm lại, nếu hiểu và khai thác đúng insight về bình đẳng giới, các chiến dịch truyền thông về vấn đề này sẽ dễ dàng thành công và đạt hiệu quả cao hơn

Nếu muốn hợp tác với Havas Riverorchid Insight Team, xin xui lòng contact với Ms. Lan Phương. Email: [email protected].