Marketer Võ Văn Quang
Võ Văn Quang

Brand Guru - Chuyên gia thương hiệu @ Chief Marketing Officer

Tản mạn New York - Thương hiệu, Thị trường và Cuộc sống...

Trở lại New York đầu tháng 2 – 2017 với những cảm nhận mới và sâu sắc hơn về thị trường, về thương hiệu và những suy tư từ góc nhìn New York một thủ đô tài chính, thương mại, đa văn hoá của thế giới…

Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang (2 - 2017)

(cầu Brooklyn và toà tháp WTC mới của Manhattan)

Cầu Brooklyn di sản của New York hơn 100 năm qua ngày nào cũng nhộn nhịp khách tham quan, cho dù những ngày gió lạnh gần âm độ của tháng 2 - 2017... New York có một sức lôi cuốn mãnh liệt, như chính thương hiệu của nó với slogan bất hủ 'I Love New York'

(New York 2017 chào đón du khách tại phi trường JFK, một mô hình của American Airlines)

Ký ức Mùa Thu và Tuyết rơi Mùa Đông…

Giữa lòng New York công viên Central Park chiếm hết ¼ diện tích, nhưng nó vẫn giữ một vị trí xứng đáng nhất cho slogan I LOVE NEW YORK với biểu tượng hình trái tim.

(mùa Thu ở Can tral Park, Manhattan - New York, ảnh chụp từ 2013)

(Cầu Bow trong khung cảnh khác biệt trong mùa lạnh thang 2 - 2017)

Những hàng cây thẳng tắp hay những con đường uốn quanh làm lạc lối những người chưa quen nhưng luôn có những người New York mến khách chỉ đường.

Bên trong Central Park (2017) nơi đầu con đường biểu tượng văn hoá (Literature Walk) còn có cả một sảnh Opera dành cho các ban nhạc và nghệ sĩ lang thang…

Mùa Đông tuyết rơi… (2-2017)

Thơ mộng như cổ tích…

Những bức tượng trầm mặc với thời gian (Walter Scott, Columbus hay Washington)

Những chuyến xe ngựa trong giá rét…

Di sản văn hoá…

Sân khấu trung tâm của Central Park, nơi diễn ra những show trình diễn âm nhạc lớn mang dấu ấn di sản văn hoá... Hàng đêm ở New York có hàng trăm show trình diễn nghệ thuật, từ các nhà hát Broadway, Madison Square, NY Ballet, các show nhạc Jazz, Opera... là một ttrong những thị trường âm nhạc lớn nhất của Mỹ và Thế giới...

(nhà hát Ballet New York, ở Broadway, Midtown)

Những giay phút tĩnh lặng trong công viên, người Nghệ sỹ với Autumn Leaves bât hủ - hồi ức của thời gian...

Quyền lực New York – nhìn từ Empire State Building

(Bên trong sản chính của toà nhà biểu tượng của New York...)

(tác giả VVQ đang selfie trong lần thứ hai đến thăm bên trong toà nhà 'đế quốc')

Empire State toà nhà 'đế quốc' là biểu trưng hoành tráng và lâu đời nhất của Manhattan trước khi có WTC và cho đến nay vẫn giữ vị trí hấp dẫn bậc nhất...

(từ trên đỉnh toà tháp Empire State nhìn xuống... hàng trăm toà nhà chọc trời khác của Manhattan - New York)

Toà nhà biểu tượng của American Empire, bản thân nó đã là một thương hiệu và kinh doanh hàng ngày với chính thương hiệu của mình. Giá vé tham quan từ năm 2013 đến nay 2017 đã tăng từ 20$ lên 34$ chưa kể trung bình (mỗi du khách tham quan) hàng chục US$ tiền bán những món hàng lưu niệm độc quyền thương hiệu và thiết kế của The Empire State Building…

Xung quanh Empire State, nó làm tăng giá trị cho hàng loạt thương hiệu khác như MACY’s hay GAP và STARBUCK COFFEE...

(cửa hàng GAP ở Đ0ại lộ 6th - Manhattan đối diện kế bên Herald và Empire State)

Starbuck Coffee ngay bên dưới Empire State, ngoài ra Starbuck có mặt hầu hết các địa chỉ nóng của NY như Times Square, Financial District...

5th Avenue nổi tiếng chạy dọc Manhattan từ phiá bên phải Central Park (Park Avenue) chạy xuống SOHO và Empire State...

Làm quen với Manhattan – New York

Manhattan là sự cô đọng và hài hoà giữa di sản Mỹ từ thời lập quốc khi còn mang tên New Amsterdam và bản sắc Đa văn hoá kể từ thời đảm nhận trụ sở Liên Hiệp Quốc như thủ đô của thế giới…

(New Amsterdam là tên cũ của New York, còn lưu lại tên Đại lộ Amsterdam)

Dân Manhattan vì vậy không có sự phân biệt gốc gác hay quốc tịch mà có một lối ứng xử đa văn hoá, xét nét thoe hành vi chứ không qua vẻ bề ngoài. Đặc biệt New Yorker rất thân thiện và hầu hết sẵn sàng giao tiếp và hướng dẫn cho người khác từ việc nhỏ như chỉ đường, hay chỉ dẫn đường và mua dùm vé trong hệ thống tàu điện ngầm…

(Clip giới thiệu về địa hình và đi lại trong Manhattan)

Branding – Making of a new Escalade TVC

Những địa danh trong New York từ lâu là khung cảnh cho rất nhiều để tài Điện ảnh hay Clip Thương mại. Những con phố sầm uất khu Financial cho tới những đường phố thẳng tắp và nhộn nhịp khu Mid Town, Times Square, cầu Brooklyn di sản (đẹp và gần gũi so với Golden Bridge của SF), những khu phố đẹp và yên tĩnh Uptown nằm hai bên Central Park, con đường Broadway chạy dài xuyên suốt Manhattan với hàng trăm nhà hát, The Empire State building, Đại lộ 5th, Columbus Circle… tất cả làm nên sức hấp hẫn rất dặc biệt của New York.

Một cảnh quay phim quảng cáo theo quy mô hàng khủng với nhân vật chính là chiếc xe Cadillac đời mới, Camera tự động được gắn trên chiếc Porche đã bịt kín đèn chống chói... Một bài học 'miễn phí' về TVC không bao giờ có ở trong các trường Business School như Havard...

Hậu kỳ của cảnh làm phim quảng cáo xe Cadillac mới - ngay trên phố 5th Avenue lừng danh (Uptown - Central Park) - với dàn đèn cao áp khủng ngay cả trong buổi sáng trời nắng...

New York là nơi thăng hoa của hàng loạt thương hiệu cũ lẫn mới: từ Starbucks Coffee (đến từ Seattle), Airbnb (đến từ San Francisco), Apple hay Cadillac… cho đến Kickstarter.com của phong trào start-up, và là nơi tập trung nhựng bộ óc đầu tư tài chính, kiểm soát quyền lực kinh tế của thế giới…

(Con phố 87th West, đẹp như cổ tích trong cảnh tuyết rơi và gợi nhớ nhiêù cảnh quay trong phim về NY, thời tiết tháng 2 lạnh dưới độ âm nhưng đi bộ vẫn thấy thoải mái...)

Hệ thống tàu điện ngầm

Một ban nhạc Jazz ở trung tâm Washington Square (West 4 street) – bên trong Manhattan có đến gần 20 trạn trung chuyển giữa các hệ thống tàu điện ngầm… có thể đến bât kỳ một điểm nào bên trong Manhattan mà chỉ cần một lần mua vé… tạo ra một hiệu quả giao thông công cộng cho các siêu đô thị (super metropolitan) cần phải học hỏi.

Các đường tàu điện ngầm đếu có 2 lines (2 ray riêng biệt) cho mỗi tuyến để dành cho tàu nhanh (Express) chạy liên tuyến và tàu chậm (local) dừng ở tất cả các ga... Như vậy mỗi đường tàu điện phải có đến 4 lines cho 2 cặp tàu chạy ngược chiều...

Nghệ thuật đường phố…

Dân New Yorker dành một sự trân trọng đáng quý cho nghệ thuật, dù là các tác phẩm trưng bày trong bảo tàng, những cửa hàng thủ công mẽ nghệ, cho đến nghệ thuật đường phố. Từ những ban nhạc Amateur chơi ngẫu hứng ở trong các trạm tàu điện ngầm, cho đến những tổ chức kinh doanh xã hội, hay những anh chàng rapper (dân khu Bronx) ở Times Square, một ông già ngồi thổi kèn Saxo khoan thai dưới hàng cây lá vàng, một nhóm hát Opera trong mái vòm Shakespeare … Tất cả đều được N-Y-kers dành cho một sự trân trọng đặc biệt.

(Bên ngoài Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan - MET)

Khá nhiều các quỹ hỗ trợ nghề thủ công và sản phẩm địa phương cũng quảng bá hoạt động của mình và gây quỹ ngay tại NY nơi có thể tiếp cận các qũy đầu tư tài chính kể cả phi lợi nhuận.

(một nhóm nhảy Hip-hop đường phố ở ngay quảng trường Thời Đại...)

(một họa sĩ đang vẽ hí họa cho du khách... ảnh chụp 2013)

Thương hiệu và sản phẩm…

New York dĩ nhiên là trung tâm thời trang và mua sắm của thế giới... Nơi cuống hut1 mọi người với hàng trăm cửa hàng đồ hiệu từ sang trọng cho tới phổ thông...

(bên trong một trong những cửa hàng túi xách Michael Kors - thương hiệu đang lên với 5 cửa hàng tại địa điểm quan trọng kể cả Đại lộ 5 nơi có kỹ năng bán hàng rất ấn tượng và dàn PG chân dài đa-quốc-tịch trực tiếp bán hàng)

(nhà hàng An Nam ở ngay cạnh Times Square - nổi tiếng với Phở...)

Manhattan và New York du nhập tất cả những sản phẩm chất lượng của thế giới. Từ các món ăn đường phố của người Iran, Taco của người Mễ, nhà hàng Nhật, hay Mông Cổ, Phở của Việt Nam… cho đến các chuỗi nhà hàng ăn chay. Trái cây tươi du nhập từ nhiều nước từ Ai Cập cho đến Nam Mỹ, hải sản tươi sống hay sây khô, từ Hokkaido cho đến Alaska…

Bên trong một cửa hàng thực phẩm ở New York với hoa quả đến từ khắp nơi trên thế giới... ấn tượng nhất là trái cây của Nam Mỹ như Peru, Bolivia và Chilê... hy vọng một ngày sẽ có các đặc sản tiêu biểu VN như Thanh Long, Vú Sữa, Bưởi và Vải Thiều...

Trong siêu thị của nhà phân phối Tân Tín Hưng của người Việt-Hoa từ Chợ Lớn, hàng trăm các sản phẩm chế biến thiết yếu cho bữa ăn gia đình gốc Á Châu, từ mì gói chay, mắm ruốc, nước tương xì dầu, gia vị nấu Bún Bò Huế hay Phở, tương hột Quảng Đông hay kim chi Hàn Quốc… đậu phộng da cá hay bánh phồng tôm, cuả Thái Lan hay Việt Nam… đều chen chân trong các quầy hàng, tạo sức hấp dẫn cho những ai có ‘máu thị trường’ các marketers yêu thích khám phá…

Một số sản phẩm bên trong siêu thị của Tân Tín Hưng

Tân Tín Hưng nằm trên con phố Bowery nối với Phố Grand của downtown có phố Tàu và Italy Nhỏ…

(Một nhà hàng Việt cũng chen chân khu phố trên (103rd Street) gần Harlem với Bánh Mì và Phở To Go)

Cá Hồi Alaska – Quả Oliu Ai Cập – Dưa Chuột Muối chua Ấn Độ…

(bật mí một bữa tối tự nấu của chuyên gia trong nhà nghỉ ở Manhattan nơi làm quen với rất nhiều bạn bè quốc tế...)

(Trải nghiệm Phở Viêt tại các nhà hàng New Tự Do, Nam Sơn và Bánh mì Sài Gòn)

(cảm nhận Manhattan từ phiá Brooklyn bên kia sông Đông ngắm hoàng hôn của Manhattan khi lên đèn)