3 bước để làm chủ tiếp thị di động tại Việt Nam

Trên thế giới hiện nay, số người sử dụng điện thoại thông minh để nghiên cứu, mua sắm và đánh giá sản phẩm đang tăng luỹ kế và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Mặc dù các thương hiệu và đội ngũ marketing đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công nghệ di động và ngày càng chi tiêu nhiều hơn cho mảng này, chỉ có 2 trong 10 marketers tự nhận có trình độ cao cấp trong lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị trên nền tảng di động.

Trên thực tế, một nghiên cứu kết hợp giữa Decision Lab và Omnicom Media Group đã nêu ra những lỗ hổng kiến thức trong tiếp thị di động tại các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam. Vậy nếu tiếp thị di động là phần sống còn trong chiến lược marketing hỗn hợp, bạn sẽ làm gì để tránh các sai lầm và đảm bảo sự thành công của thương hiệu khi tiếp thị trên nền tảng di động? Báo cáo “4 chữ C trong tiếp thị di động” của chúng tôi nêu ra các bước sau:

Bước 1: Hiểu rõ về các điểm tương tác và nền tảng.

Điện thoại, thiết bị gần gũi và mang tính cá nhân cao là cơ hội độc nhất để tiếp cận trực tiếp đến môi trường, cảm xúc và thái độ của người tiêu dùng. Hơn 69% người Việt dùng điện thoại thông minh cho rằng họ không bao giờ tắt điện thoại của mình, điều này đồng nghĩa bạn có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng và lôi kéo họ bất cứ khi nào.

Hơn nữa, một điều rõ ràng là điện thoại di động gây tác động trong quá trình mua sắm: từ hình thành nhận thức đến cân nhắc mua sắm tại của hàng hay đặt hàng qua mạng. Báo cáo này cũng cho biết, quảng cáo trên tường tin tức (newsfeed) của Facebook và quảng cáo qua email có tỷ lệ click chuột cao hơn, trong khi quảng cáo bằng video clip nhận được nhiều sự chú ý hơn từ người tiêu dùng. Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết các kênh truyền thông mà quảng cáo di động không hiệu quả là quảng cáo theo dạng trôi nổi (floating ads), banner ads và tin nhắn.

Bước 2: Học cách thu hút người tiêu dùng trên nền tảng di động.

Dân số Việt Nam vào dạng trẻ và ngày càng hội nhập hơn. Đối với nhiều người, màn hình điện thoại di động là mành hình chính và duy nhất, vì vậy đối với nhiều thương hiệu đây là cách kết nối duy nhất với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, dù thừa nhận tầm quan trọng của công nghệ di động trong việc kết nối với người tiêu dùng, các thống kê gần đây lại đưa ra một thực tế khá sốc, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ cố ý click chuột thấp nhất Đông Nam Á. Điều này đồng nghĩa đa số quảng cáo di động tại Việt Nam là không đúng mục tiêu, không hấp dẫn hoặc không thích hợp, dẫn đến là sự lãng phí thời gian và tiền bạc.

Báo cáo “4 chữ C trong tiếp thị di động” đã kết luận rằng các quảng cáo trên thiết bị di động muốn thành công ở Việt Nam cần phải có tính hài hước hoặc có sự tham gia của các sao nổi tiếng, điều này khác với phần còn lại của Đông Nam Á nơi đa phần nghiêng về quảng cáo có nội dung khích thích tò mò, hấp dẫn.

Bước 3: Thông suốt phương thức tích hợp di động với các phương tiện truyền thông khác

Tại Việt nam, có khoảng 49% người dùng điện thoại thông minh cho biết họ sử dụng điện thoại trong khi xem TV. Cũng trong nhóm này có hơn 39% sử dụng điện thoại để tìm kiếm thông tin liên quan đến các thương hiệu được quảng cáo.

Vì vậy, có được một một chiến lược tiếp thị di động linh hoạt trong tổng thể chiến lược marketing là rất quan trọng cho các thương hiệu nhằm thúc đẩy các hoạt động offline.

Nói một cách ngắn gọn:

“Đừng bỏ hàng ngàn đô la cho quảng cáo TV, nếu người tiêu dùng không thể kết nối với chiến dịch của bạn bằng các thiết bị di động của họ”.

Ngày càng có nhiều các nội dung số đươc tạo ra và xem cùng sự đa dạng về kích cỡ màn hình, người tiêu dùng không còn đưa ra quyết định mua sắm theo một quỹ đạo thẳng nữa, vì vậy tiếp thị di động phải tích hợp được với các hình thức khác, nhằm tối ưu hoá và mở rộng cơ hội tiếp cận người tiêu dùng.