Marketer Kim Ngân
Kim Ngân

Marketing Executive @ YouNet Media

[Outlook 2016] Những sự kiện chấn động mạng xã hội (Phần 1)

Outlook 2016 là loạt bài viết của YouNet Media nhằm tổng hợp những sự kiện nổi bật nhất trên mạng xã hội, liên quan đến các thương hiệu, xu hướng giải trí của giới trẻ (phim ảnh, âm nhạc) và những nghệ sĩ có sức ảnh hưởng rộng khắp cộng đồng.

Phần 1 giới thiệu những sự kiện liên quan đến các thương hiệu đang hoạt động tại Việt Nam, bao gồm những thương hiệu đã ghi lại nhiều dấu ấn tích cực trong lòng công chúng và các khủng hoảng mà một số thương hiệu đã gặp phải.

10 thương hiệu ấn tượng nhất năm 2016

Năm 2016 vừa qua, hàng loạt các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đã triển khai nhiều hoạt động marketing ấn tượng thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng. Có thể nói, đây là năm của xu hướng khai thác các yếu tố cảm xúc gắn liền với sản phẩm và thương hiệu, khi các doanh nghiệp thực sự quan tâm và không ngừng cố gắng thấu hiểu suy nghĩ, tình cảm của người tiêu dùng. Cụ thể, có 10 thương hiệu top-of-mind đã dẫn đầu thị trường Việt Nam trong việc khẳng định những giá trị cốt lõi và củng cố niềm tin yêu từ phía khách hàng. Dưới đây là danh sách do tạp chí Forbes công bố dựa trên số liệu thống kê từ YouNet Media.

10 thương hiệu ấn tượng nhất trên social media trong năm 2016 (Theo Forbes).

1. Samsung

Samsung - công ty dẫn đầu trong ngành về công nghệ và hiện đang đứng trong Top 10 thương hiệu tốt nhất toàn cầu 2016 của Interbrand (với giá trị thương hiệu đạt 51,808 triệu USD).

Phần lớn lượng thảo luận về Samsung trong năm đến từ các minigame/livestream thông qua các kênh bán lẻ hoặc các KOL, celebrity. Việc sử dụng KOL Issac có thể nói là khá thành công với Galaxy J7 Prime.Phản hồi tiêu cực xuất phát từ sự cố Galaxy Note 7 phát nổ; nhưng nhìn chung Samsung vẫn giữ được sự yêu thích đối với người tiêu dùng.

2. Unilever

Trong năm 2016 vừa qua, các thương hiệu thuộc tập đoan Unilever đã có nhiều hoạt động tích cực, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, tạo nhiều thảo luận và tăng độ yêu thích thương hiệu, điển hình như: City Diving – Đường trượt Clear – Bật tung mát lạnh; Tresemmé – cuộc chiến sắc đẹp; SUNSILK – Sunsilk thế hệ mới, Closeup FA Escape - sự kiện được nhắc đến nhiều nhất trên social media trong tháng 10 với hàng loạt minigame nhận vé tham dự trên nhiều fanpage.

3. Oppo

OPPO là thương hiệu của tập đoàn điện tử OPPO (OPPO Electronics Corp). Oppo liên tục tung ra thị trường những mẫu điện thoại có cấu hình cao, camera khủng và giá thành dễ chịu.

Phần lớn thảo luận đến từ các bài viết của các KOL chính như Sơn Tùng MTP, Noo Phước Thịnh, Tóc Tiên và Oppo cũng là nhà tài trợ chinh của nhiều reality show trên TV (strength of the brand).

4. Tiki

Tiki là một trong 3 trang thương mại điện tử được thảo luận nhiều nhất trên social media tại Việt Nam.

Thành công của Tiki đến từ sự nhạy bén & khả năng tận dụng thông minh với các xu hướng mới của cộng động mạng (Black Friday, trào lưu săn mã khuyến mãi, giựt cô hồn online,…) & khả năng đào sâu chi tiết chất lượng dịch vụ dựa trên phản hồi của khách hàng.

5. Tiger

Trong ngành hàng bia, Tiger là một trong những thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất trên social media.

So với năm 2015, lượng thảo luận về Tiger có phần tăng hơn do có nhiều hoạt động nổi bật với các campaign: Bức tường Tiger, khám phá các món ăn đường phố… Đây là các sự kiện mà thương hiệu nhận được nhiều phản hồi tích cực.

6. Vinamilk

Vinamilk là thương hiệu sữa đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được vinh danh thương hiệu Quốc gia 8 năm liên tiếp.

Trong năm 2016, Vinamilk đã có nhiều chiến dịch thu hút lượng thảo luận, đơn cử như Vươn cao Việt Nam là một trong những chiến dịch được đánh giá “mang tầm vóc quốc gia”, được đầu tư bài bản và triển khai đồng bộ trên các kênh truyền thông. Clip quảng cáo Dielac Alpha Gold 4 cũng nhận được phản hồi yêu thích từ người tiêu dùng.

7. Adidas

Adidas là nhãn hiệu cung cấp các mặt hàng thể thao thời trang và chuyên dụng hàng đầu thế giới với đối thủ chính là Nike, đã áp đảo trên các thị trường Bắc Mỹ, biết rõ điều đó nên Adidas tập trung khai thác mạnh thị trường Nga và Châu Á.

Trong năm 2016, Adidas xây dựng nhiều chiến dịch khác nhau cho từng dòng sản phẩm: Running, NEO, Originals, Women Training… Đặc biệt gần đây nhất, sự kiện ADIDAS WOMEN MONTHLY WORKOUT - FIT FEST tạo lượng lớn thảo luận và nhận nhiều phản hồi tích cực.

8. Heineken

Heineken Green Room là chiến dịch chính của Heineken trong năm 2016, tạo được lượng thảo luận lớn trên social media nhờ tận dụng các livestreaming video của KOLs nổi tiếng kết hợp với mini game săn vé.

Các thảo luận tích cực của chiến dịch xoay quanh việc fan thể hiện mong muốn tham gia chương trình, thích chương trình do có nhiều ca sĩ nổi tiếng cũng như thái độ ủng hộ thương hiệu vì có nhiều hoạt động hấp dẫn.

9. Vietjet

Hãng hàng không Vietjet là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam.

Phần lớn thảo luận đến từ tương tác của người dùng trên các bài viết về vé khuyến mãi (0 đồng); tung ra nhiều đường bay quốc tế và trong nước (có nhiều phản hồi tích cực); nhiều minigame/ livestream trên Fanpage của Vietjet và chương trình âm nhạc Vietjet's Sky Connection có thần tượng âm nhạc Michael Learns to Rock & Wonder Girls.Các ý kiến tiêu cực vẫn đề cập đến các vấn đề chung của ngành như bay trễ, sai vé hoặc thái độ chưa tốt của tiếp viên.

10. Nestle

Nestlé là công ty hàng đầu trên thế giới về Thực phẩm và Đồ uống, với mạng lưới sản xuất và kinh doanh rộng khắp trên toàn cầu, với khẩu hiệu xuyên suốt “Good Food – Good Life”.

Trong năm 2016, với sự nghiên cứu đối với từng sản phẩm và đối tượng khách hàng, Nestle đã tung ra nhiều chiến dịch với mong muốn mang lại cuộc sống tốt đẹp, giải quyết các vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe từ gốc rễ, như chiến dịch “Bữa sáng tươi cùng Nestle”, “Trại hè năng lượng Milo”,…

5 khủng hoảng gây tranh cãi trong năm 2016

Bên cạnh nhiều hoạt động tích cực giúp tăng mức độ gắn bó và tin cậy của người tiêu dùng đối với thương hiệu, năm 2016 còn chứng kiến không ít những sự cố, khủng hoảng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Đây là những bài học thực tế mà các thương hiệu cần lưu ý, từ việc đảm bảo hoạt động đúng quy định của pháp luật và các chuẩn mực xã hội đến xử lý vấn đề và ngăn chặn khủng hoảng truyền thông bùng phát.

TOP 1: Formosa thải chất độc biển Vũng Áng

Vào tháng 4 năm 2016 xảy ra hiện tượng rất nhiều cá biển chết hàng loạt rồi trôi dạt vào bờ tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh).Ngày 25 tháng 4 năm 2016, thợ lặn Lê Văn Ngẩy tử vong sau khi lặn vùng nước bị ô nhiễm tại khu vực này. Thảo luận lên đến đỉnh điểm khi phát ngôn không thích hợp của giám đốc đối ngoại công ty Formosa (Chọn cá hay chọn thép) và cơ quan chức năng được đưa ra.Vào tháng 6/2016, dư luận lại tiếp tục tranh cãi xung quanh khoảng bồi thường 500 triệu USD của Formosa.

TOP 2: Khách hàng VCB mất 500 triệu VND

Vào lúc 12h56 ngày 5/8/2016, dù không giao dịch gì, nhưng tài khoản của chị Hương bỗng dưng bị trừ 100 triệu đồng. Đến 5h17 ngày 5/8/2016, tài khoản lại tự động thực hiện thêm 3 giao dịch qua Internet banking, mỗi giao dịch trừ thêm 100 triệu đồng nữa. Tổng cộng sau 7 giao dịch như thế, tài khoản của chị bị trừ 500 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Giám đốc Trung tâm Thẻ Vietcombank đã đổ lỗi cho khách hàng khi dẫn đến tình trạng bị rút mất tiền trong tài khoản.

TOP 3: Hàm lượng độc chì trong C2, Rồng Đỏ cao hơn mức công bố

Công ty TNHH URC Hà Nội đã sản xuất hai lô sản phẩm thực phẩm, gồm: Trà xanh hương chanh C2 (NSX: 4/2/2016 – HSD: 4/2/2017), nước tăng lực hiệu hương dâu Rồng đỏ (NSX: 10/11/2015 – HSD:10/8/2016) có hàm lượng chì cao hơn mức công bố. Tổng số nước C2, Rồng đỏ chứa hàm lượng chì cao hơn ngưỡng công bố đã được bán ra thị trường không thu hồi được có giá trị khoảng 3,875 tỷ đồng. Riêng với vi phạm này, công ty URC đã phải chịu mức phạt 5,812 tỷ đồng.

TOP 4: Chất Asen trong nước mắm

Đây là một trong những sự kiện đặc biệt thu hút sự chú ý của giới truyền thông và sự quan tâm của dư luận vì tính chất nghiêm trọng của nó, ảnh hưởng đến uy tín toàn ngành nước mắm và các doanh nghiệp trong nước, khiến người tiêu dùng hoang mang trước nhiều nguồn thông tin trái chiều, khi cả nước mắm công nghiệp lẫn truyền thống đều gặp vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mặc dù Bộ Y Tế đã công bố 100% nước mắm đều an toàn, nhưng vụ việc đã khiến người tiêu dùng trở nên thận trọng và hoài nghi hơn trong việc lựa chọn nước mắm để sử dụng.

TOP 5: Tiếp diễn khủng hoảng Tân Hiệp Phát

Một chủ quán ăn phát hiện chai Number One của Tân Hiệp Phát có dị vật giống con ruồi và đòi 500 triệu đồng để đối lấy sự im lặng.Tuy nhiên, khi 2 bên đang giao dịch thì công an ập tới. Là “người bị hại” nhưng chính thương hiệu này rơi vào khủng hoảng truyền thông. Nhiều người cho rằng, Tân Hiệp Phát đã “bẫy” người tiêu dùng và kêu gọi tẩy chay, điều này làm ảnh hưởng lớn đến uy tín thương hiệu và doanh thu của Tập đoàn, ước tính thiệt hại thực tế hơn 2.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, vào tháng 8/2016 cũng dấy lên việc ồn ào xung quanh dàn sao Việt tham quan dây chuyền sản xuất trà thảo mộc Dr. Thanh, bị người tiêu dùng phản ứng gay gắt.

Để thảo luận với tác giả bài viết liên hệ Ngan Tran - YouNet Media Marketing Executive: [email protected]

Bài viết được phân tích bởi đội ngũ chuyên gia phân tích của YouNet Media và sử dụng số liệu từ SocialHeat - Hệ thống Social Listening & Market Intelligence duy nhất tại Việt Nam có khả năng thu thập và phân tích thông tin theo thời gian thực, một cách tự động và có phạm vi thu thập bao phủ hơn 90% các nguồn tin tức và thảo luận từ các mạng xã hội.

Hãy liên hệ YouNet Media để được tư vấn và nhận các nghiên cứu xu hướng, lifestyle của người tiêu dùng về từng nhóm ngành sản phẩm, hoặc theo từng nhóm khách hàng mục tiêu.