Người tiêu dùng Việt: chắt chiu đồ ăn, vung phí đồ uống

Với dân số hơn 93 triệu người, tăng cả về số lượng lẫn sức mua, Việt Nam đang là một thị trường hấp dẫn ở lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.

Thực tế, ngành nước giải khát nói riêng đã đạt trên 30 nghìn tỉ đồng (1,3 tỷ đô la Mỹ) năm 2015 vừa qua, theo thống kê của Hiệp hội bia, rượu, và nước giải khát Việt Nam (VBA).

Việt Nam được biết đến là thị trường béo bở cho các hãng sản xuất bia và đồ uống có cồn, nhưng bản báo cáo gần đây nhất của Decision Lab đã chỉ ra rằng: Điểm nóng của thị trường nằm ở nhóm đồ uống không cồn tốt cho sức khỏe.

Trong khi các đấng mày râu tiêu thụ mạnh lượng bia ngoài quán thì chị em lại bị hấp dẫn bởi các nhóm đồ uống nhẹ tốt cho sức khỏe như nước trái cây, sinh tố và sữa.

Báo cáo của Decision Lab thống kê rằng lượng tiêu thụ đồ uống có ga bình quân trên đầu người tại Việt Nam năm 2016 là 7,2 lít một năm, tăng lên so với những năm trước.

Yếu tố ít nhạy cảm về giá của người tiêu dùng Việt đối với đồ uống không cồn so với đồ ăn là cơ hội lớn cho các nhãn hiệu: chỉ có 7% người quan tâm tới giá khi mua đồ uống so với 12% trả lời với đồ ăn. Và với đồ uống, yếu tố có lợi cho sức khỏe được quan tâm hơn cả với 13% trả lời đó là lý do chính chọn mua một món đồ uống so với chỉ 7% chọn mua đồ ăn vì lý do sức khỏe.

Giám đốc nghiên cứu của Decision Lab - bà Katrin Roscher nhận định:

“Trong khi người Việt có lẽ e ngại chi tiêu quá nhiều vào bữa trưa hoặc bữa xế, họ sẽ không ngần ngại chi tiền vào các ly cà phê tại các chuỗi nổi tiếng là cao cấp, trà sữa hoặc thức uống được nhận thức là có lợi cho sức khỏe.”

Đề cập đến thức uống có lợi cho sức khỏe, sữa không chứa lactose cũng nằm trong nhóm được quan tâm. Bản báo cáo chứng minh một điểm chung với thói quen của người phương Tây, sữa được tiêu thụ ngày càng nhiều với món tráng miệng và đồ ăn nhẹ như kem, sữa chua, bánh ngọt và bánh qui. Một điểm dễ thấy ở người tiêu dùng Châu Á là họ khó dung nạp được lượng đường Lactose, điều này khiến thị trường sữa không chứa Lactose thực sự giàu tiềm năng.

Vui lòng tải bản báo cáo đầy đủ ở đây và tìm hiểu thêm về thị trường ăn uống bên ngoài ở Việt Nam.

Chủ đề còn được đề cập rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Bạn có thể đọc thêm ở các báo dưới đây.

Tại sao Decision Lab thực hiện theo dõi dịch vụ ăn uống bên ngoài?

  • Ngành dịch vụ ăn ngoài đang phát triển và mở rộng.
  • Sự tham gia của nhiều chuỗi dịch vụ ăn uống quốc tế và sự mọc lên như nấm của các chuỗi ăn uống địa phương.
  • Việt Nam là thị trường tiêu thụ bia lớn trên thế giới.
  • Sự góp vốn của các quỹ đầu tư và sự chuyên nghiệp hóa trong hoạt động kinh doanh.
  • Chưa có tiêu chuẩn vàng nào trong việc cung cấp dữ liệu ở hiện tại: Dịch vụ nghiên cứu thị trường ăn uống bên ngoài của Decision Lab là cần thiết cho việc tạo ra tiếng nói chung giữa các nhà sản xuất sản phẩm và nhà hoạt động dịch vụ.

Decision Lab nghiên cứu hành vi thói quen ăn uống bên ngoài như thế nào?

  • Decision Lab nghiên cứ thói quen và hành vi bên ngoài tại các thành phố lớn, bao gồm Hà Nội, Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng. Bản báo cáo trên được dẫn từ số liệu thu thập được ở quý 2 năm 2016.
  • Tổng số lượng mẫu nghiên cứu là 16.000 mẫu/ năm.
  • Đối tượng được phỏng vấn là người tiêu dùng Việt Nam từ 15 tuổi trở lên. Họ cũng đồng thời thay mặt trẻ em (dưới 15 tuổi) có mặt tại thời điểm ăn uống trả lời khảo sát.

Decision Lab nghiên cứu thị trường một cách nhanh chóng, theo định hướng dữ liệu tại Việt Nam. Công ty quản lý và khai thác cộng đồng nghiên cứu trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á để đưa ra tư vấn cho khách hàng trong nhiều quyết định marketing khác nhau.