Marketer Kurokawa Kengo
Kurokawa Kengo

Founder / CEO @ Asia Plus Inc.

Câu chuyện về sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam trong việc đánh giá cùng 1 quảng cáo

Việc truyền tải thông điệp đến khách hàng luôn là là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ một thương hiệu nào và quảng cáo là một trong những chìa khóa để đạt được điều đó.

Chúng ta từ xưa vẫn thường nghe đến sự khác biệt giữa phong cách sống của người miền Nam và miền Bắc. Báo cáo khảo sát dưới đây của chúng tôi thể hiện những điểm khác biệt vô cùng thú vị trong cách đánh giá của người miền Bắc và miền Nam đối với cùng một quảng cáo.

Báo cáo dựa trên câu trả lời đánh giá về 4 quảng cáo khác nhau từ 631 người với độ tuổi từ 16 - 44 ở miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi đã chọn ra 4 quảng cáo khác nhau về màu sắc và sự sáng tạo để phân tích cách người miền Bắc và miền Nam đưa ra đánh giá và cảm nhận về nó.

Kết quả khảo sát được thể hiện ở những con số thú vị bên dưới. Thực tế cho thấy rằng tỷ lệ người miền Nam “Rất hứng thú” hoặc “Hứng thú” sau khi xem các đoạn quảng cáo luôn luôn cao hơn so với người miền Bắc. Cụ thể là trung bình cứ 35% người miền Bắc thể hiện họ quan tâm đến đoạn quảng cáo đó thì đối với người miền Nam, tỉ lệ này tăng 46%. Sự khác biệt này lên đến 11%.

Hãy cùng chúng tôi tham khảo 1 ví dụ từ quảng cáo Tết của Nestle để thấy rõ khoảng cách về sự khác biệt này giữa người miền Nam và miền Bắc. 37% (Rất hứng thú = 17%, Hứng thú = 20%) người miền Bắc thể hiện sự quan tâm thích thú, trong khi đó, con số này lên tới 50% đối với người miền Nam (Rất hứng thú = 26%, Hứng thú = 24%)

Nếu nhìn vào các con số thể hiện sự ấn tượng cũng như các từ khoá mà các đáp viên cảm nhận cho từng quảng cáo, bạn sẽ thấy nhiều sự khác biệt thú vị. Các nhãn hàng trên được ưa chuộng hơn ở miền Nam, trong khi đó ở miền Bắc có tỷ lệ hài lòng với nội dung câu chuyện từ các đoạn quảng cáo cao hơn. Đồng thời, người miền Nam thường chọn từ khóa "Hạnh phúc", trong khi đó người miền Bắc lại chọn từ khóa "Thú vị” khi miêu tả về các đoạn quảng cáo. Có thể thấy rằng dù ở miền Nam hay miền Bắc, tỷ lệ đưa ra ý kiến bình luận tiêu cực hay tích cực đều giống nhau.

Từ những dữ liệu trên, chúng ta có thể kết luận rằng người miền Nam có xu hướng thể hiện ý kiến của mình một cách tích cực hơn so với người miền Bắc. Xu hướng này được thể hiện rõ trong các 4 kết quả phản hồi

Nhìn vào những khác biệt này, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc thu thập các thông tin phản hồi từ các khu vực khác nhau là rất quan trọng. Vì thông qua nó, chúng ta có thể có những ý tưởng tốt hơn trong việc định hướng sáng tạo và phát triển nội dung, đặc biệt là khi nội dung được nhắm đến nhiều đối tượng khác hàng.

Vui lòng xem toàn bộ báo cáo tại đây. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email [email protected] để biết thêm chi tiết.