Marketer Võ Văn Quang
Võ Văn Quang

Brand Guru - Chuyên gia thương hiệu @ Chief Marketing Officer

Âm nhạc và Tiềm thức Cộng thông (Thương hiệu Di sản)

Âm nhạc là đề tài không thể thiếu trong xây dựng thương hiệu và truy tìm Di sản thương hiệu Việt.

Một tiểu luận mở rộng Nhận diện Thương hiệu từ ngành Nhân loại học (Anthropology). Hàng ngày chúng ta cảm thụ âm nhạc và sử dụng âm nhạc như một công cụ truyền thông đắc lực nhất. Vậy hãy làm rõ nguyên lý của Âm nhạc trong đời sống loài người cũng như trong việc xác lập những sơ nguyên tượng (Archetype) vô hình từ tiềm thức, cảm mỹ học cho đến lý tính khoa học. Việc tìm hiểu âm nhạc cũng giúp cho các Marketeer có kỹ năng thẩm mỹ (Easthetics) nhất định trong việc truyền thông hiệu quả, sáng tạo và đúng chủ đề.

Võ Văn Quang – chuyên gia thương hiệu
Sài Gòn & Đà Lạt – tháng 12 năm 2016

Vô thức và Tiềm thức cộng thông (unconsciousness and collective–unconsciousness) là những khái niệm nền tảng mới của ngành Nhân học (anthropology) khởi xướng bởi Claude de Levis-Strauss học giả nổi tiếng người Pháp đầu thể kỷ 20 có ảnh hướng rất lớn đến nền khoa học Nhân chủng và Nhân văn của Hoa Kỳ và thế giới. Đương thời vào giữa thế kỷ 20 những nghiên cứu, luận thuyết (thesis) và công bố khoa học của ông đã được các nhà khoa học của Miền Nam (VNCH) hưởng ứng, thậm chí là song hành cùng phát triển. Có thể đơn cử các hệ thống Phạm trù học của Lương Kim Định ứng dụng khảo cứu Minh Triết Việt như Hồng phạm Cửu trù, Việt Tỉnh Cương và những nguyên lý cơ bản Âm Dương – Ngũ Hành trong Dịch học cổ đại (Việt Nho)… đã là nền tảng song hành được Kim Định diễn giải dưới ngôn ngữ khoa học của Thuyết Cơ cấu luận (Structuralism) của chính Levis-Strauss…

Lý thuyết Âm nhạc từ xa xưa được loài người đúc kết như một trong những Lý học cơ bản trong giá trị sống của Loài người. Và trong sự giao tiếp với Thiên nhiên, Thần linh hay đấng siêu hình luôn tồn tại bên cạnh chúng ta trong giao thức của những ánh sáng và âm thanh với bước sóng mà mắt thường và tai nghe chúng ta không nhìn thấy, không nghe thấy trong đa phần thời gian bận rộn của mình.

Ngôn ngữ và Ngôn ngữ Âm nhạc

Nếu theo một thói quen tư duy, có thể bạn sẽ cho rằng xét âm nhạc dưới độ ngôn ngữ thì đó là một ngôn ngữ bậc sau hay ‘thứ cấp’ (?) Xin thưa không phải vậy, mà chính âm nhạc là ngôn ngữ cơ bản và nguyên bản của ‘nhân loại’. Đó là vì tính chất phi-ngôn-ngữ của âm nhạc với đơn thuần là những tổ hợp có quy luật của âm thanh, của những ‘tiếng’ mà không cần đến ‘chữ’…

Trong thiên nhiên đã có âm nhạc, đó là tiếng rừng cây xào xạc trong gió chiều hay tiếng chim hót gọi bình minh, từ tiếng gà gáy sáng theo bản năng (?) cho đến tiếng chim cúc-cu gọi tình nhân…

Khi bạn đến một vùng xa xôi nào đó của trái đất, Vd như vùng Trung Nam Mỹ và Cuba, Mexico, nếu bạn biết bài hát Guantanamera hay La Bamba (không cần thuộc lời, mà chỉ cần giai điệu)… bạn sẽ ngay lập tức được kết bạn bởi một người địa phương. Đó là sự đánh thức tiềm thức trong con người qua giao tiếp âm nhạc. Dân ca địa phương là tiềm thức của người nơi đó, khi chạm đến dân ca là bạn chạm đến trái tim và như thế bạn sẽ là một phần của cộng đồng nọ.

Trong ngoại giao đỉnh cao, khi ngài tổng thống Hoa Kỳ Obama nhắc một câu Kiều thể thức Ca dao, ông đã chạm ngay vào trái tim của người Việt…

Trong tôn giáo, âm nhạc là mô thức giao tiếp chính thức giữa Con người với Chúa, với Phật và giữa Con người với nhau trong một buổi giảng Kinh trong nhà Thờ hay trong Chùa với các Tăng Ni và Phật tử với nhau…

Và trong tình yêu là vô số những Tiềm thức âm nhạc… và những mối giao-cảm linh nghiệm giữa những con người có mối tương giao sâu đậm và vào những thời khắc ấn tượng như là cặp tình nhân, hay thường thấy ở những cặp song sinh…

Anh yêu em từ thuở Mẹ về với Cha (Phạm Duy)

Bạn sẽ thấy tính phi-khoa-học trong câu hát bất hủ trên của Phạm Duy. Anh và em đã chưa sinh ra, đâu mà lại quen biết nhau từ khi Cha và Mẹ chúng ta gặp nhau... Nhưng đó có thể là Tiềm thức cộng thông - một thesis của thời xa xưa hay lại là của thời hậu hiện đại của nền khoa học neuro-science và công nghệ intuition (phát triển từ giao tiếp sóng não) của thế giới hôm nay.

Và trong lời rát ru con khi đứa bé còn chưa có những kiến thức ngôn ngữ… đó là lúc Âm nhạc được truyền theo con đường tiềm thức.

Nocturne (Secret Garden - Na-uy, Eurovision 1995)

Một ví dụ về giao kết âm nhạc cộng thông, sự gần guĩ mà ta cảm nhận được từ một bản nhạc cách xa nửa vòng trái đất ở một xứ sở Na-Uy xa xôi...

Vô thức kết nối giữa thiên nhiên và con người, kể cả Tâm linh và Con người. Con người sống ở đô thị công nhiệp hoá bận rộn ít khi có dịp và có cơ hội kết nối vô thức. Chỉ khi hết giờ làm việc tham gia một lớp học Thiền hành, trong những tư thế bất định và tĩnh lặng, quán tưởng vào ‘cõi không’ thì ‘vô thức’ hay tiềm thức sẽ xuất hiện.

Khó giải thích được tại sao một bản nhạc như Nortune của Secret Garden gợi lên một kỷ niệm của chính ban thân một người nhe bất kỳ như bạn hay tôi. Một buổi chiều ở công viên hay rừng Phong Thu gió lạnh bất kỳ một nơi nào đó, người nghe cảm nhận nó là giá trị cộng thông nói chung không phân biệt văn hoá ngôn ngữ và xuất thân…

Vì đó là Tiềm thức Cộng thông của Loài người…!

Link gốc của Nocturne – Eurovision 1995.

Sự ‘giao tiếp’ âm nhạc

Khi ngôn ngữ tiếng nói và chữ viết bất đồng với nhau, con người ở các nền văn hóa khác nhau vẫn còn một phương tiện giao tiếp khả dụng đó là Âm nhạc… cũng như thế âm nhạc giao tiếp giữa con người với các loài vật và thiên nhiên, trời đất. Ngay cả tín ngưỡng cổ xưa là Shaman giáo (như lễ Cắp Sách của người Dao và nhiều nghi lễ Shaman còn hiện hữu trên thế giới) cũng dùng âm nhạc để giao tiếp với ‘thần linh’ trong những nghi thức siêu hình.

Ở nền văn hoá Trống Đồng của người Lạc Việt cũng vậy, chúng ta thấy cốt lõi trong sinh hoạt lúc thăng hoa của người xưa khi ấy là Ca – Hát, là những bản Hoà ca giữa con người, với thiên nhiên… không có nô lệ, không có đàn áp, mà thật bình đẵng như triết lý ‘Thái Hoà – Nhân chủ - Tâm linh’ mà triết gia Kim Định đã đúc kết.

Chữ Hòa là nguyên lý nền tảng của Âm nhạc Việt Nho mà Khổng Tử đã đúc kết trong lý thuyết âm nhạc tức Kinh Nhạc.

Những lời hát ru từ Mẹ truyền sang con thuở còn nằm nôi, đó là một giao thức cộng thông đầy thi vị mà chúng ta ai cũng từng trải nghiệm… chú ý rằng khi em bé còn bú sữa mẹ thì nó chưa biết nói thành chữ, thành lời…

Kitaro (bản Matsuri, giải thưởng Grammy)

Một bí mật của cá nhân nhạc sĩ Kitaro người Nhật đó là không biết nhiều về nhạc lý phương Tây, nhưng chính Kitaro lại là một trong những nhà soạn nhạc đương đại nổi tiếng nhất của Nhật bản và thế giới (Giải thưởng Grammy và Quả cầu vàng…).

Bí quyết được không ít lần Kitaro chính thức thổ lộ sau khi đã nổi tiếng và được thế giới công nhận, đó là cách mà ông ngồi thiền giữa thiên nhiên để ‘thu nạp âm thanh’. Xuất thân từ gia đình Phật giáo và Thần đạo bản thân Kitaro là một thiền đạo sinh và hành thiền như một cuộc sống âm nhạc- thiền đích thực, sau này khi Kitaro mua một trang trại ở Mỹ và sống giữa thiên nhiên thăng hoa để tìm lại những ‘ký ức nhân loại’ như trong các tác phẩm và chủ đề nổi tiếng của mình: Silk Road, Matsuri hay Heaven & Earth…

Yanni với đinh cao âm nhạc kết nối Di sản, và Carlos Santana với SuperNatural cũng thế…

Link gốc Kitaro bản Matsuri.

Trịnh Công Sơn (và Phạm Duy)

Sau một giai đoạn hình thành tư duy và bản lĩnh âm nhạc với thế hệ tình ca… Trịnh Công Sơn bước vào khai quật tiềm thức với ‘Ca dao mẹ’ và nhiều ca khúc thân phận, thời cuộc, và phản chiến mà trong đó gần một nửa đến từ tiềm thức ‘âm nhạc ngũ cung’.

Điển hình như bài Ru Ta Ngậm ngùi (cùng Dấu Chân Địa Đàng, Vô Thường… tiếp nối sau này):

Môi nào hãy còn thơm,

Cho ta vơi cuộc tình?
Tóc nào hãy còn xanh, cho ta chút hồn nhiên?
Tim nào có bình yên, ta rêu rao đời mình?
Xin người hãy gọi tên!

Khi tình đã vội quên,

Tim lăn trên đường mòn,
Trên giọt máu cuồng điên, con tim đứng lặng câm.
Khi về trong mùa đông, tay rong rêu muộn màng.
Thôi chờ những rạng đông!

Dù hoà mình trong một bản ‘tình ca’ nhưng thực chất bộ khung cơ cấu của bài tình ca này là tiềm thức nhân văn và giai điệu ngũ cung. Tính siêu thực đã hình thành trong tư duy của Trịnh Công Sơn qua triết lý âm nhạc.

Xin chờ những rạng đông,

Đời sao im vắng,
Như đồng lúa gặt xong, như rừng núi bỏ hoang...
Người về soi bóng mình giữa tường trắng lặng câm...

Có đường phố nào vui,

Cho ta qua một ngày?
Có sợi tóc nào bay, trong trí nhớ nhỏ nhoi!
Không còn, không còn ai, ta trôi trong cuộc đời
Không chờ, không chờ ai!

Em về, hãy về đi,

Ta phiêu du một đời
Hương trầm có còn đây, ta thắp nốt chiều nay
Xin ngủ trong vòng nôi, ta ru ta ngậm ngùi
Xin ngủ dưới vòm cây!

(dĩ nhiên bạn hãy nghe lại bản gốc do Khánh Ly hát)

Phạm Duy cũng có một kho đồ sộ những tác phẩm khai quật nền Âm nhạc Ngũ cung, nhất là từ nền tiềm thức từ Ca dao…

‘Anh yêu em từ thuở Mẹ về với Cha’

Hay là bài Tình Ca bất hủ của Phạm Duy phác hoạ chân dung và hình hài nước Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau trong bước mở cõi, trong tà áo thâm nâu...

Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời

Mẹ hiền ru những câu xa vời...

Tiềm thức Nhạc Việt…

Sợi dây tiềm thức của Nhạc Việt, có từ thời hình thành dân tộc tính và quốc tính (national identity) cùng với những sơ nguyên tượng (archtypes) hữu hình và vô hình… mà tiêu biêu nhất ở cấp độ thế giới được tôn vinh trong những di sản đó là: Việt Nhân Ca, Kiều và Ca dao, hát Xoan, hát Văn trong Đạo Mẫu, hát Quan họ, Ca Trù, Nhã nhạc cung đình, Hát Lý, Hò-Ca Huế, Hát Ví-Dặm, dân ca Nam Bộ và đờn ca Tài tử…

Các dân tộc bản địa Việt và Việt Nam như ở Tây Nguyên, và Tây Bắc cũng như những dân tộc cổ đại như người Tây Tạng, Mông Cổ, Nam Mỹ… cho đến ngày nay vẫn tồn tại những trường ca hàng vạn câu hát – lời hát không cần văn bản, mà vẫn được lưu hàng ngìn năm bằng trí nhớ siêu phàm khi nhập thần (nhập thiền, hay lên đồng…) người nghệ nhân cứ thế kể chuyện và hát lại những trường ca dài từ ngày này qua đêm khác… với điều này giới khoa học hầu như không thể giải thích bằng những nguyên lý khoa học đương đại. Đơn giản vì đó thuộc lĩnh vực Tâm linh, hay một cấp độ cao của Tiềm thức cộng thông…

Một thần đồng 4 tuổi tiếp xúc với âm nhạc và nhạc cụ đàn Piano chưa đến 1 năm là bé Evan Lê (người Việt ở Hoa Kỳ) vậy mà có thể trình tấu những tác phẩm kinh điển bất hủ làm cả nước Mỹ phải thán phục… bé Evan không thể học đàn theo quy trình phổ biến của nền giáo dục hiện đại.

Kinh Nhạc của Việt Nho

Triết học Việt Nho hình thành nền Âm nhạc Ngũ Cung đã tồn tại đến ngày nay. Đó là di sản Việt chứ không phải của Hán tộc. Dù nó phát triển trên đất Trung Hoa hay Việt Nam, Nhật bản hay Thái Lan, Chăm-pa… Kinh Nhạc của Việt tộc được chính nhà bác học Khổng Tử (Confucius) san định lại thành lý thuyết, nhưng đã bị Tần Thuỷ Hoàng đốt bỏ và triệt tiêu nền âm nhạc chính thống, từ đó 2000 năm qua Trung Hoa không còn học được Kinh Nhạc từ bộ Ngũ Kinh gốc của ngài Khổng Tử, mà thay vào đó Ngũ Kinh Hán Nho chỉ còn có Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Sánh Xuân Thu thay thế vào… Âm nhạc đi vào dân gian; và âm nhạc sau này được các thời quân chủ tái lập… Tại Việt Nam nền Nhã nhạc Cung đình đã được triều Nguyễn tái phục dựng và ngày nay được Unesco vinh danh. Về phái dân gian nền Âm nhạc của các tộc Việt vẫn phát triển rực rỡ, từ bài Việt Nhân Ca trên đất Sở cho đến nền dân ca rực rỡ của tộc Choang (người Lạc Việt ở Quảng Tây, TQ), đến Ca dao dân ca Việt trung đại, hát Xoan (Phú Thọ, Hùng Vương muộn), hát Quan họ… và đờn ca Tài tử Nam bộ… tất cả đều là Di sản được Unesco tôn vinh. Và mới hôm qua trong Tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu (Unesco 2016) thì âm nhạc cũng là thành phần và giá trị cốt lõi…

Nền âm nhạc Ngũ Cung, dù đã từng bị tiêu diệt bởi nhà cầm quyền phương Bắc đầu thiên niên kỷ (nhà Tần thế kỷ thứ 2 trước công nguyên), nhưng đến nay vẫn chưa bị triệt diệt mà thậm chí còn phát triển rực rỡ.

Một trong những nguyên nhân khoa học được giải thích bởi khoa học Nhân văn – đó là nhờ cơ chế tiềm thức cộng thông (collective unconsciousness)…

Khi chưa hiểu nguồn gốc lịch sử 5000 năm của Việt Tộc, người ta không thể giải thích được những nghi vấn: Nguyễn Du chọn bối cảnh cốt truyện cho Kiều ở trên dòng sông Trường Giang Dương Tử (nhanh cửa sông Tiền Đường, nước Việt xưa…); Sông Tương mà chàng Trương Chi thổi sáo ở đâu, có phải Bắc Ninh hay là Tương Giang của vùng Ngũ Lĩnh… Và tại sao bài Việt Nhân Ca do Khuyất Nguyên ghi lại thì có thể diễn dịch và hát bằng tiếng Việt hay hơn bằng tiếng Hán:

Việt Nhân Ca - 越人歌
(một bản dịch Việt - Nôm)

Đêm nay đêm nào chừ,
Đưa thuyền theo dòng.
Hôm nay hôm nào chừ,
Được cùng vương tử thuyền chung.
Xấu hổ làm sao chừ,
Người không mắng mỏ.
Lòng muộn phiền mà không dứt chừ,
Được quen vương tử.
Núi có cây chừ cây có cành,
Lòng mến chàng chừ chàng biết chăng.

Trong nền dân ca đương đại, các nhạc sĩ Việt Nam cũng đang cố gắng làm sống lại tiềm thức, điển hình như bản ca khúc của Hồ Hoài Anh về Bánh Trôi Nước của bà chuá thơ Nôm Hồ Xuân Hương làm sống lại tiềm thức văn hóa Việt của thời tự do phồn thực hàng ngàn năm trước khi bị Phong kiến Bắc thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non...

Bí ẩn khoa học của Tiềm thức Cộng thông

Song hành với cơ chế di truyền học, tiềm thức hay vô thức cộng đông cho đến nay vẫn là một trong những bí ẩn của khoa học đương đại. Tuy nhiên có điều là ‘khoa học đương đại’ không phải là nền khoa học duy nhất từng tồn tại ở Trái Đất này.

Những người cực đoan (hay giáo điều) sẽ nói ngay một câu: những điều đó không có thật vì khoa học chưa chứng minh (?).

Xin dẫn lời Immanuel Kant: "Thượng đế hiện hữu cùng với chúng ta, nhưng tôi không thể dùng Khoa học để giải thích Thượng đế là gì"; sự chấp nhận có Thượng đế đồng thời với sự từ chối Lý giải mô tả thượng đế là bản lĩnh khoa học của Kant, mở ra những nghiên cứu chuyên sâu những bí ẩn Thần kinh và Tâm linh sau này từ Sigmund Freud, Carl Jung cho đến ngành Neuro-Science của những Frank Longo, Steven Pinker (Stanford) ngày nay.

Ngay khi các bạn đọc những dòng này, thì tại những trung tâm khoa học lớn của thế giới, từ Đức, Thụy sỹ cho đến thung lũng Silicon, từ Microsoft, IBM cho đến Apple… người ra đang phát triển nền khoa học thần kinh (Neuro-Science) và những giao tiếp với Não theo phương thức Phi-ngôn-ngữ để vượt qua rào cản ngôn ngữ địa phương (Tiếng Anh, tiếng Việt tiếng Đức…) đạt đến mật mã hay ngôn ngữ đơn giản Binary - Nhị phân mà như có thể các bạn đã biết đã hình thành từ siêu lý thuyết âm dương của Việt tộc đi qua phương Tây qua nền tảng toán học Nhị phân của Leibnitz từ 4 nguyên lý toán học nhị phân cơ bản của Tứ tượng trong Âm Dương Học.

Tiềm thức đi vào cơ thể con người một em bé từ bào thai và sinh ra và phát triển ở tuổi sớm ‘có thể là’ sự ‘nạp dữ liệu’ vào bộ mã gien(!) một trong những giả thuyết khoa học mà cá nhân tôi cũng cố gắng theo đuổi. Và như vậy theo những hiện thực ở Tây Tạng, một đưá trẻ được truyền cho thông tin và kiến thức từ ‘một người tiền kiếp’ từ lúc sơ sinh cho đến 4, 5 tuổi sẽ được Hội đồng Pháp sư kiểm tra và công nhận bằng cái bài test thực nhiệm, và công nhận thậm chí là định danh tính cá nhân một thần đồng ấy là hậu kiếp của người (một Lạt Ma) của tiền kiếp… Quá trình học vấn sau đó của cậu bé được giải thích là truy nguyên lại kiến thức trong tiềm thức chứ không phải thu nạp những kiến thức từ bên ngoài như quá trình học tập phổ biến của chúng ta. Đó cũng là lý thuyết khả dĩ nhất để giải thích các thần đồng và tiền kiếp tái hiện xung quanh chúng ta. Tại đây lý thuyết Cơ cấu học (Structuralism) của Levis-Strauss cũng tỏ ra hiệu nghiệm bởi vì như Âm nhạc ở dĩ được truyền lại dễ dàng hơn đó là nhờ ấn tượng của chính nó trong Cơ cấu của từng Bản nhạc.

Ở điểm này cho phep tôi nhắc lại sự gặp gỡ của Khoa học Đông – Tây tồn tại trong Cơ cấu của DNA ứng với lý thuyết 64 Quẻ Dịch và nguyên lý ‘Lưỡng nghi sinh Tứ tượng và Biến hoá Vạn vật…’

Lời tạm kết…

Để chạm đến trạng thái tâm linh, làm sống lại tiềm thức và hồi sinh năng lượng ở mỗi chúng ta. Trong lúc khoa học phương Tây đang chạy đua nghiên cứu Neuro-Science và những giao thức phi ngôn ngữ hay Công nghệ Cảm năng Trực giác - Intuitive Technology… Thì thật may cho chúng ta, ở Phương Đông từ xưa nay đã và đang có những Di sản và phong trào Thiền (Zen) phổ biến, từ Yoga Ấn Độ, Zen của Nhật, cho đến Pháp Luân Công, Thiền tông và Mật tông Phật giáo… Hãy tìm đến thiền và thực hành thiền, chỉ khi đó chúng ta mới có thể tạm gác lối sống Công nghiệp hoá, và từ bỏ cái Tôi này (this Ego), dù trong một khỏng thời gian hạn hữu, để mới có thể mở ra cánh cửa kia (cái Siêu Tôi), tìm thấy ánh sáng và năng lượng ‘mới’ (& hay cũ)… Hay là nếu không thể được thiền đúng chuẩn như vậy, như với cá nhân tôi, có thể rằng cố gắng thay đổi không thời gian trong mỗi tuần, tìm về thiên nhiên với rừng thông và đồi cỏ tuyết (hay một bãi biển vắng), đi bộ leo dốc và hành thiền trong mỗi bước chân, hay thăng hoa một khoảng khắc với âm nhạc và giao tiếp với thiên nhiên khi mà hình như có cả các giới tâm linh hiện hữu…

Chú thích:

- Chuyên gia Võ Văn Quang từng tham gia kết nối và phối hợp tổ chức một số lễ hội âm nhạc trong nước và quốc tế... có thời gian dài học hỏi và nghiên cứu Âm nhạc và thời gian chuyên sâu về Triết học phương Tây (Immanuel Kant, Sigmund Frued, Abraham Maslow) và Minh Triết Việt (Khổng Nho, Việt Nho dưới góc nhìn Lương Kim Định)...

Năm 2016- 2017 VVQ hỗ trợ đạo diễn Mai Quốc Việt trong chuỗi lễ hội Âm nhạc Châu Âu và Mỹ nhân dịp năm APEC tại Đà Nẵng...

http://www.apec-danangsun.com/

- Kinh Nhạc là dấu ấn độc quyền văn hóa Việt Nho mà từ sau Tần Thủy Hoàng - Hán Nho đã xoá bỏ và từ đó thất lạc 2000 năm qua. Cơ cấu Minh Triết Việt, Văn hoá Việt trường tồn trong văn hoá và tín ngưỡng dân gian, làng xã nên vẫn còn tồn tại và phát huy không ngừng...