7 tips giúp thương hiệu của bạn được yêu thích hơn trên mạng xã hội

Đối với hầu hết các thương hiệu và các nhà marketer, Social Media là một phần rất quan trọng và cần thiết cho chiến dịch Digital Marketing tổng thể. Social Media không chỉ giúp xây dựng độ nhận diện thương hiệu mà nó còn cung cấp nơi để các thương hiệu có thể tương tác với khách hàng của họ, những khách hàng bên ngoài website hoặc ngoài cửa hàng.

Nhưng chúng ta hãy đối mặt với vấn đề này: sự tương tác với người dùng còn rất cứng ngắc và chưa thật sự linh hoạt. Với hầu hết các thương hiệu và các nhà marketer sử dụng Social Media, cùng với những thay đổi nền tảng thường xuyên để cải thiện trải nghiệm của người dùng, các thương hiệu đang cố gắng đấu tranh cho lượng người dùng truy cập tự nhiên.

Trong thực tế, 40% các nhà marketer nói rằng Social Media Marketing đang gây nhiều khó khăn cho họ trong vòng 12 tháng qua, theo báo cáo ngành của Social Media Examiner’s 2016.

Việc thu hút sự chú ý với đối tượng người dùng đang ngày càng khó khăn hơn nhưng đối tượng mục tiêu của bạn vẫn còn đó, sẵn sàng đón nhận những nguồn cảm hứng mới từ bạn, công ty của bạn hoặc câu chuyện mà bạn kể, cũng như một số chương trình khuyến mãi của sản phẩm hoặc dịch vụ. Theo kết quả điều tra từ MarketingSherpa, 85% người tiêu dùng Hoa Kỳ cho biết họ đã đang sử dụng Social Media, với 58% người trả lời rằng họ theo dõi tin tức các thương hiệu trên Social Media.

Và sự thành công khi bạn sử dụng Social Media đó là việc thương hiệu của bạn được yêu thích. Mọi người sẽ theo dõi thương hiệu của bạn bởi vì đơn giản họ thích những gì bạn cung cấp trên Social Media, chẳng hạn như chất lượng và sự giải trí của nội dung, giảm giá và khuyến mãi đặc biệt, hoặc dịch vụ khách hàng.

Vậy làm thế nào để thương hiệu của bạn được yêu thích hơn trên Social Media và nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh? Hãy cùng tham khảo 7 tips dưới đây nhé.

1/Hãy chân thật

Nếu bạn muốn phát triển những kết nối có ý nghĩa, cũng như là số lượng thích trang và theo dõi thương hiệu của bạn tăng lên, tầm quan trọng của tính xác thực được chú trọng hơn bao giờ hết. Social Media cho các thương hiệu một cơ hội để thể hiện với khách hàng mục tiêu rằng họ là ai, không chỉ những sản phẩm họ bán.

Phát triển một giọng thương hiệu và chiến lược marketing sẽ đem lại yếu tố con người và tính cách riêng cho trang xã hội của bạn. Ngoài ra, đặt những câu hỏi có ý nghĩa và phản hồi kịp thời với người dùng để có thể tiếp tục câu chuyện của bạn và cho mọi người thấy sự cống hiến, tích cực tham gia của thương hiệu bạn.

Ben & Jerry, những nhà marketer của thương hiệu kem ngon nhất trên hành tinh đã pha trộn thương hiệu của họ với sự sáng tạo và hài hước, cũng như một số lời đùa cợt trên trang Instagram của họ.

2/Cung cấp những giá trị thông qua nội dung

Cung cấp cho khán giả của bạn những bài viết pha trộn nhiều thứ mới lạ sẽ là chìa khóa giúp thương hiệu của bạn được yêu thích hơn và làm bật lên được giá trị của thương hiệu bạn.

Chia sẻ những liên kết tới nội dung hữu ích trên trang web của bạn, nhưng cũng chắc chắn rằng bạn đang kêu gọi sự chú ý của họ để có được những bài viết liên quan hữu ích khác. Điều này sẽ cho họ thấy rằng bạn đang biết mình làm gì và sẵn sàng cung cấp cho mọi người những điều hữu ích, thậm chí ngay cả khi điều đó không liên quan tới thương hiệu của bạn.

Ngoài ra, đừng quên những bài viết có tính trực quan. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nội dung trực quan có thể thúc đẩy sự tham gia nghiêm túc trên Social Media.

Bên cạnh đó, hãy xem xét đăng nội dung tự nhiên trên các nền tảng xã hội của bạn để loại bỏ rào cản giữa người đọc và nội dung của bạn. Những nội dung tự nhiên này – đặc biệt là những video có nội dung tự nhiên – sẽ cho phép khán giả của bạn tham gia tương tác với nội dung của bạn và giúp tăng tỷ lệ tương tác cho trang của bạn.

3/Đừng lúc nào cũng khuyến mãi, khuyến mãi, khuyến mãi

Nếu thương hiệu của bạn chỉ đăng tải những nội dung về khuyến mãi, bạn cần phải dừng việc đó lại ngay lập tức. Đó là điều mà các khán giả của bạn không mong đợi đọc mỗi ngày và đảm bảo nếu bạn cứ duy trì cách làm đó, bạn sẽ không nhìn thấy được sự tăng trưởng của thương hiệu mình. Khách hàng cần được biết thương hiệu của bạn là ai, bạn mang đến lợi ích gì cho họ, sản phẩm hay dịch vụ của bạn có những đặc điểm nổi bật nào, …

4/Mời tham gia thảo luận

Bản chất của Social Media là cho mọi người có một nơi để có thể chia sẻ suy nghĩ, ý kiến, cảm xúc và trải nghiệm của mình với những người khác. Như đã được đề cập ở trên, hãy kêu gọi cộng đồng của bạn tham gia tương tác và chia sẻ bằng những câu hỏi có ý nghĩa, độc đáo và phù hợp với insight khách hàng.

Nếu như bạn chia sẻ những tin tức liên quan đến ngành nghề của bạn, hãy hỏi suy nghĩ của khách hàng về sự phát triển gần đây trong lĩnh vực của bạn. Nếu bạn đang chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới, hãy hỏi xin feedback của khách hàng. HubSpot là một ví dụ rất tốt, họ luôn hỏi và kêu gọi người dùng chia sẻ suy nghĩa trên hầu hết các topic của mình, khuyến khích những cuộc thảo luận và tương tác. Dưới đây là ví dụ về một post gần đây trên Facebook của HubSpot.

Nếu như bạn đang sử dụng Twitter, hãy thử sử dụng Weekly Poll để tăng sự tương tác và thăm dò ý kiến, suy nghĩ của người dùng. Dưới đây là ví dụ một bài post như vậy của Lee Odden.

5/Nuôi dưỡng fan của bạn

Nếu bạn thực sự muốn trở thành một thương hiệu được yêu thích, bạn cần phải đầu tư vào sự quản lý cộng đồng trên Social Media. Trong khi nỗ lực của bạn trên Social Media giúp thương hiệu của bạn hướng tới những mục tiêu cụ thể như nâng cao nhận thức thương hiệu, thì quản lý cộng đồng truyền thông là về tất cả những việc nuôi dưỡng fan của bạn để phát triển lớn mạnh hơn và thu hút nhiều người tham gia hơn.

Một cách tuyệt vời để làm điều này là tận dụng các cuộc trò chuyện độc đáo và tương tác trên trang của bạn. Ví dụ như, sử dụng thông tin bạn trích xuất từ một cuộc thăm dò trên Twitter là nội dung cho Facebook hoặc Instagram. Điều này không chỉ mang lại cho bạn và khách hàng của bạn cơ hội để tham gia và tương tác, mà còn nhắc nhở người dùng rằng họ có thể theo dõi và tham gia với bạn trên nhiều kênh xã hội khác nhau.

6/Đừng chạy trốn khỏi những feedback tiêu cực

Mỗi một thương hiệu và doanh nghiệp đều mơ ước rằng có thể đáp ứng và đạt đến được sự hài lòng của khách hàng. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, mơ ước không phải lúc nào cũng được thực hiện. Social Media ngoài là nơi cho sự tương tác và chia sẻ, đó còn là nơi cho khách hàng của bạn để lại những feedback về thương hiệu của bạn. Nhận những feedback tiêu cực của khách hàng không quá đáng sợ như bạn nghĩ. Đây sẽ là những cơ hội tốt để thể hiện sự khiêm tốn, sự hiểu biết và sự sẵn lòng chăm sóc khách hàng của bạn cùng với thương hiệu.

Sun Country Airlines đã đăng đầu trên trang Twitter của họ là những bài viết, những ý kiến của khách hàng nói về dịch vụ của họ, bất kể đó là ý kiến tốt hay xấu.

Dưới đây là một ví dụ gần đây về feedback tiêu cực của khách hàng. Sun Country Airlines đã kịp thời hỗ trợ và giải quyết những phàn nàn của khách hàng.

Và đây cũng là một ví dụ khác của một người vui vẻ khi sử dụng dịch vụ bay của Sun Country Airlines. Thương hiệu này đã trả lời kịp thời và tương tác bằng một icon trái tim màu tím ngọt ngào, thể hiện sự trân trọng của công ty với niềm vui của khách hàng khi sử dụng dịch vụ bay của họ.

7/Kể câu chuyện liên quan tới thương hiệu và doanh nghiệp của bạn

Như đã đề cập phía trên, Social Media là nơi mà người dùng của bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về thương hiệu, doanh nghiệp của bạn là ai và những giá trị mà bạn mang lại cho họ là gì.

IBM là một công ty đã làm việc kể chuyện thương hiệu và doanh nghiệp của họ rất tốt trên Social Media. Facebook của công ty tràn ngập những video truyền cảm hứng, các bài báo và báo giá cho thấy những công nghệ sáng tạo tuyệt vời mà họ đang mang đến cho thế giới và điều tuyệt vời ấy ngày càng tốt hơn theo thời gian.

Trên trang Instagram, công ty đã cho mọi người cái nhìn sâu sắc hơn về những gì họ đang làm và nhân sự của IBM.

Kết

Điều tốt nhất mà Social Media mang đến cho doanh nghiệp và thương hiệu của bạn là cơ hội để trao đổi và tương tác với những khách hàng mục tiêu lẫn khách hàng tiềm năng, hiểu và đáp ứng kịp thời những nhu cầu của họ đối với sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Nhưng để trở thành một thương hiệu được yêu thích, bạn cần phải sáng tạo ra những nội dung chất lượng và hữu ích, khéo léo tương tác và phản hồi với khách hàng, kêu gọi sự chia sẻ cảm xúc lẫn suy nghĩ của họ. Hi vọng 7 tip trên sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình xây dựng thương hiệu trên Social Media.

Nguồn: Caitlin Burgess – Top Rank Blog

An Yên dịch