Marketer Viên Tuấn Ninh
Viên Tuấn Ninh

Founder/CEO @ www.weblamseo.com

Hướng dẫn khắc phục website khi gặp Google Penalty

Vào một ngày đẹp trời, website của bạn bỗng dưng tụt traffic (Lưu lượng truy cập) một cách thảm hại và những ngày sau đó cũng vậy, kèm theo việc website mất index liên tục, có thể bạn đang nằm trong danh sách Google Penalty. Bạn đừng lo, trên thế giới có rất nhiều người đang gặp tình trạng giống bạn và mình viết bài viết này để hướng dẫn các bạn khắc phụ vấn đề đó.

Vậy Google Penalty là gì ?

Nếu các bạn hay xem bóng đá hẳn cũng biết hình thức đá phạt penalty khi một cầu thủ phạm lỗi. Đối với Google cũng vậy, penalty được đưa ra khi website của bạn đang vi phạm một luật nào đó của Google trong việc quảng bá website trên máy tìm kiếm (SEO).

4 dấu hiệu nhận biết Google Penalty:

Google đưa ra thông báo từ chối liên kết của website

Nó bắt đầu với một thông báo giống như này:

Thông báo về liên kết không tự nhiên đến website của bạn

Hay giống như này trong Google Webmaster Tools:

Thông báo của Webmaster Tools

Lần đầu tiên khi mình gặp những thông báo như này từ Google, mình đã nghĩ đây là một sự nhầm lẫn. Bản thân mình không thể tin được rằng mình đang Spam và bị Google cảnh báo. Mình gần như đã bỏ qua thông báo này và lãng quên nó.

1. Traffic website giảm mạnh chỉ sau một ngày

Traffic tụt giảm mạnh sau một ngày

Có thể ngày hôm trước website của bạn vẫn đang tăng trưởng lũy tiến đều, nhưng ngay hôm sau traffic của website bị tụt thê thảm xuống con số 2 đơn vị thậm chí còn ít hơn. Bạn nghĩ rằng có thể có 1 vài lỗi gì đó từ Google Analytics hoặc Server – Domain nhưng việc giảm traffic này vẫn kéo dài không bao giờ kết thúc.

2. Giảm số Index trên website

Nếu bạn thấy tỷ lệ crawl và index trong Google Webmasters chênh lệch quá lớn thì đó là dấu hiệu bạn bị phạt.

3. Tốc độ crawl nội dung của website bị giảm đi

Google Bots ít ghé thăm website của bạn, và mỗi lần ghé thăm có tần suất truy vấn rất ít.

Tốc độ crawl nội dung của website bị giảm đi

4. Page Rank website giảm:

Đây cũng là một hiện tượng thấy rõ khi Google bắt đầu cập nhật Page Rank. Website của bạn không tăng PR thậm chí còn giảm mạnh về 0.

Các bước để khắc phục Google Penalty

Bạn cần phải tìm ra vấn đề và khắc phục vấn đề càng sớm càng tốt, thói quen ghi lại nhật kí làm việc của bạn hàng ngày giúp ích rất nhiều.

Don’t worry, follow me

Bạn phải thật bình tĩnh, phân tích vấn đề, xem lại nhật kí làm việc của mình đã làm những gì và làm bao giờ. Khi đã xác định được liên kết hoặc nhóm liên kết nào mình làm là không tự nhiên, mang tính chất spam thì hãy gỡ bỏ nó ngay.

Đối với những người cố tình không gỡ bỏ mà vẫn gửi yêu cầu xem xét lại website cho Google, sẽ nhận được thông báo như sau:

google-reconsideration-request-failure

1. Tiến hành rà soát lại toàn bộ liên kết mà mình đã xây dựng:

Bắt đầu bằng việc đăng nhập vào công cụ Google Webmaster Tools, tìm đến theo đường dẫn sau:

  • Tiếng Anh: Search Traffic > Links to your Site > Who links the most – More > Download Lastest Links
  • Tiếng Việt: Lưu lượng tìm kiếm > Các liên kết tới trang web của bạn > Người liên kết nhiều nhất – Thêm > Tải xuống các liên kết mới nhất

Screen Shot 2014-02-20 at 11.34.02 AM

Dựa trên thông tin phản hồi mình từng nhận được từ Google, thì có thể phân loại liên kết thành các loại sau:

  • Liên kết không tìm thấy: Liên kết mà bạn đã đặt trên một website nào đó nhưng hiện tại đã bị gỡ bỏ, liên kết này được trả lại mã HTTP Code là 404.
  • Liên kết đến các trang không còn tồn tại: Trong các công cụ kiểm tra backlink như Ahref loại liên kết này được báo lỗi 200.
  • Liên kết đến các trang web spam copy nội dung từ các website khác: Nếu như có liên kết từ các website chuyên copy nội dung về để spam bạn nên xóa hoặc từ chối liên kết này ngay lập tức.
  • Spam Pages: Liên kết trên các trang khiêu dâm, thuốc – ma túy, sòng bạc casino, blog tràn ngập comment spam, diễn đàn đặt chữ kí để spam. Bạn hãy xóa và từ chối liên kết từ các website dạng này.
  • Anchor-text liên kết chính xác: Có quá nhiều anchor-text chính xác được đặt cho liên kết về cùng một landing pages. Hãy từ chối hoặc xóa những liên kết này ngay.
  • Domain đang bị phạt: Liên kết từ các domain đang bị phạt ảnh hưởng rất lớn tới website của bạn, khi phát hiện ra, bạn hãy từ chối hoặc xóa ngay liên kết.
  • Link Network: Liên kết của bạn nằm trong một mạng lưới các liên kết, nhằm mục đích thao túng Page Rank hoặc thứ hạng tìm kiếm. Hãy thoát ngay ra khỏi mạng lưới này bằng việc xóa & từ chối liên kết.
  • b: Bạn có đối tác làm cùng lĩnh vực với bạn, và bạn đặt liên kết trên website hộ nhằm tăng doanh số bán hàng hoặc thương hiệu. Tốt nhất nên đặt thuộc tính Nofollow cho các liên kết này.
  • Liên kết từ mạng xã hội: Hầu hết các liên kết ở dạng này đều có thuộc tính Nofollow, hãy giữ nó vì chúng không ảnh hưởng gì tới website của bạn.
  • Liên kết có thuộc tính Nofollow: Dạng liên kết này hãy giữ lại.
  • Liên kết tự nhiên: Còn gì tốt hơn việc sở hữu một liên kết có tính chất tự nhiên, hãy giữ chúng lại và phát triển thêm.

2. Tạo một tài khoản Google Drive chuyên dụng:

Một khi bạn đã xác định được các liên kết xấu, hay copy tất cả chúng và paste chúng vào một bảng tính Google Drive với các thông tin sau:

  • Links From URL: URL của nơi bạn đặt liên kết
  • Links To URL: Trang đích của bạn khi đặt liên kết tới
  • Email Contact: Email liên hệ cho liên kết bạn đặt từ website thông qua trao đổi hoặc mua bán để gỡ bỏ
  • First Links Removal Request: Điền ngày đầu tiên bản gửi yêu cầu từ chối liên kết
  • Second Links Removal Request: Điền ngày bạn yêu câu từ chối liên kết lần thứ hai sau lần đầu tiên bạn yêu cầu.
  • Third Link Removal Request: Điền ngày bạn yêu cầu từ chối liên kết ( Một tuần sau lần thứ hai )
  • Link Status: Vẫn tồn tại hay đã xóa

Bạn hãy giữ lại bảng tính này, đây là tài liệu hỗ trợ bạn gửi cùng với yêu cầu xem xét lại website để chứng minh với Google rằng bạn thật sự đã nỗ lực giải quyết xong vấn đề.

3. Sử dụng công cụ từ chối liên kết Google Disavow Links:

Xem thêm: Những điều bạn nên biết về Google Disavow Links

Bạn cần phải đăng nhập vào tài khoản Google Webmasters Tools cài đặt cho website đang bị penalty. Sau khi đăng nhập thì truy cập vào liên kết sau:

https://www.google.com/webmasters/tools/disavow-links-main

Và lựa chọn domain cần từ chối liên kết

gwt-disavow-links

Sau khi nhấn vào DISAVOW LINKS sẽ hiện ra một trang cảnh báo, bạn nhấn tiếp vào DISAVOW LINKS. Google hiển thị hộp thoại yêu cầu tải lên file dạng *.txt mà bạn cần từ chối liên kết

Screen Shot 2014-02-20 at 4.26.31 PM

Nội dung trong tệp tin có mẫu như sau:

# Từ chối từng liên kết riêng lẻ, hãy nhập liên kết đó http://spam.example.com/stuff/comments.html http://spam.example.com/stuff/paid-links.html # Từ chối tất cả các liên kết từ 1 domain, cú pháp như sau: domain:[tên domain cần từ chối] VD: domain:thachpham.com

Tập tin này bao gồm tất cả các liên kết mà bạn muốn từ chối, hoặc loại bỏ mà không được. Tải lên tập tin và bạn đã hoàn tất.

Và bây giờ là lúc nộp đơn yêu cầu xem xét lại website của bạn. Khi nộp hồ sơ yêu cầu của bạn, có một số điểm quan trọng cần xem lại:

Cụ thể: Đọc lại kĩ càng hướng dẫn Google’s Webmaster Guidelines.

Theo Google các hình thức xây dựng liên kết dưới đây là không tự nhiên và có tính tổ chức:

  • Mua hay bán liên kết nhằm mục đích thao túng PageRank.
  • Sử dụng phần mềm hay dịch vụ tự động xây dựng liên kết tới site của bạn.
  • Liên kết tới một site và nhận lại được một liên kết ngược lại, hay còn gọi là trao đổi backlink.
  • Xây dựng hệ thống liên kết có mục đích.
  • Có một lượng bài viết marketing lớn trong đó sử dụng anchor-text quá nhiều liên kết về site.
  • Mua quảng cáo hay bài viết có liên kết bên trong nhằm thao túng PageRank.
  • Tạo và xuất bản một lượng lớn thông cáo báo chí được tối ưu cùng anchor-text.

Lời kết

Hãy trung thực với Google về tất cả các hành động bạn làm ngoài hướng dẫn của Google’s Webmaster. Giải thích càng chi tiết càng tốt các cách bạn có thể làm để gỡ bỏ các liên kết vi phạm. Và share cho Google tệp tin excel bạn đã tạo ở các bước trên ở Google Drive để Google có thể theo dõi được nỗ lực hành động của bạn.

Cam kết với Google rằng sẽ không bao giờ xảy ra hành động đó thêm một lần nữa và tại sao nó sẽ không thể xảy ra thêm một lần nữa.

VD: Bạn đã sa thải người đang làm SEO cho bạn hoặc bạn đã thay đổi chính sách, chiến lược SEO.

Nếu bạn không thể thuyết phục Spam Team của Google một cách nghiêm túc để làm sạch hồ sơ của bạn, họ sẽ không tin rằng bạn sẽ nghiêm túc thay đổi thật sự.

Hãy xây dựng và phát triển website của mình một cách lành mạnh, hành động và tư duy một cách thông minh để không bao giờ gặp phải Google Penalty nhé.

Nguồn: http://weblamseo.com/huong-dan-khac-phuc-website-khi-gap-google-penalty.html