Marketer Hoàng Như Thịnh
Hoàng Như Thịnh

Managing Director @ Insiders Company Limited

Cái nhìn tổng thể chi phí quảng cáo nghìn tỷ của Sabeco

Trước khi phân tích về chi phí quảng cáo của Sabeco, tôi muốn điểm qua vài nét về thị trường Bia khá sôi động ở Việt Nam.

I. Thị phần bia ở Việt Nam năm 2015:

Thị phần bia ở Việt Nam theo báo cáo từ Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA): năm 2015, sản lượng bia cả nước vào khoảng 3,4 tỷ lít trong đó Sabeco chiếm 1,38 tỷ lít (40.5%), VBL với 729 triệu lít (21,4%). Habeco xếp ở vị trí thứ 3 với 667,8 triệu lít (19.6%) và thương hiệu Carlsberg với 229 triệu lít (6.7%).

II. Tổng Công Ty Bia Rượu Nước Giải Khát Sài Gòn (Sabeco):

Năm 2015, Sabeco chi khoảng 95,8 tỷ đồng cho quảng cáo TV và 2 loại bia chính yếu mà Sabeco chi vào là Saigon Beer ~ 42 tỷ và Saigon Special ~ 41 tỷ. (chi phí gộp)

Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của Sabeco từ 2012-2015:

NA: Không được liệt kê chi tiết trong báo cáo tài chính năm 2012 - Sabeco.

Nhận xét chung:

  • Giá vốn chiếm tỷ trọng khá lớn từ 70-75% doanh thu => % Gross margin dao động trong khoảng từ 20-30%. (Năm 2015: lợi nhuận gộp ~ 7.500 tỷ đồng)
  • Chi phí quảng cáo vào khoảng 3.5-5% doanh thu và chiếm gần 50% chi phí bán hàng ở Sabeco.

Bên cạnh đó, với giả định rằng “discount rate” mà Sabeco nhận được từ agencies, nhà đài (media owner) vào khoảng 30%. Chúng tôi ước tính ra được chi phí quảng cáo ròng (net billing) trên TV ở bảng bên dưới:

Theo đó, % Chi phí quảng cáo trên TV ước tính/Chi phí quảng cáo thực tế mà Sabeco bỏ ra chỉ vào khoảng 5% - 13.5%. (Năm 2015 ~ 5.3%).

Chúng ta cùng suy ngẫm một chút:

  • Năm 2015, chi phí quảng cáo của Sabeco là 1.269 tỷ nhưng chỉ khoảng 5.3% ~ 67 tỷ để chi quảng cáo trên TV.
  • Tuy nhiên ở Việt Nam, chi phí quảng cáo phần lớn là trên TV:

Nguồn: Internet.

Vậy thì 1.202 tỷ trong chi phí quảng cáo kia là vào những gì? Có hay chăng Sabeco đang không quản lý tốt những chi phí đó? (Câu hỏi này chắc chưa có lời giải đáp)

Mời các bạn xem tiếp bên dưới phân tích về tốc độ tăng trưởng một số tiêu chí trong báo cáo tài chính:

Tốc độ tăng trưởng qua các năm 2012-2015 của Sabeco.

Qua đó thấy được tốc độ tăng trưởng của Sabeco không đều trong những năm gần đây cụ thể là lợi nhuận gộp trong năm 2013 tăng 19% so với 2012, qua 2014 con số này tăng lên 27,6% nhưng đến năm 2015 dường như lợi nhuận giữ nguyên xấp xỉ bằng 2014 ở mức 7.500 tỷ đồng.

Chi phí bán hàng năm 2015 giảm 15,6% so với 2014, giá trị giảm vào khoảng 500 tỷ đồng (từ 3.177 tỷ đồng giảm còn 2.682 tỷ đồng)

Lợi nhuận của Sabeco đã đạt mức 3.600 tỷ và gần như tăng khoảng 30% so với lợi nhuận của năm 2012 (2.785 tỷ).

Hoàng Như Thịnh
R3 Việt Nam