Đối thoại nhanh cùng hai thanh niên thế hệ “Fair Trade”

Trong cơn bão truyền thông về thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường, ngày nay người tiêu dùng phải am hiểu hơn bao giờ hết những sản phẩm mình dùng hàng ngày. Thực phẩm Fair Trade (thương mại công bằng) là một lựa chọn thông thái dành cho người sử dụng. Young Fair Trade Leader (một cuộc thi khởi nghiệp vì thương mại công bằng) lần đầu tiên tổ chức, vơi mong muốn tạo ra thế hệ “Fair Trade” trong tương lai. Hôm nay chúng ta cùng nghe 2 thành viên trong một đội thi, là thế hệ Fair Trade trong tương lai, chia sẻ về một phần thi với nhiều trải nghiệm thú vị về cùng sản phẩm “Fair Trade”.

Hai thành viên đội "2 Fair Trade Leader" cùng dự án "Viet Nam Coffee Bike

Chia sẻ cùng cộng đồng Brands Việt Nam, hiện tại đội thi “2 Fair Trade Leader” đã hoàn tất phần thi của mình vào ngày hôm qua, doanh số thu được từ hình thức bán hàng online và offline các sản phẩm Fair Trade của đội thi “2 Fair Trade Leader” là gần 3 triệu đồng cho hai ngày tiếp thị.

Thông qua bài viết này, hai thành viên đội thi 2 Fair Trade Leader cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến mọi người đã ủng hộ đội thi trong suốt những ngày vừa qua. Thông qua những ngày vừa rồi, đội thi cũng đã nhận ra được nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp sạch hiện tại ở nước ta là rất lớn. Mọi người đã nhận thức rất cao về thực phẩm sạch, đạt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Qua trải nghiệm thực tế này hai thành viên đến từ Khoa Quan hệ Công chúng và Truyền thông, trường Đại học Văn Lang đã được trải nghiệm rất nhiều điều thú vị. Khi trực tiếp tham gia bán hàng, đối thoại cùng khách hàng để hiểu được nhu cầu thực sự của người tiêu dùng về sản phẩm Fair Trade.

Thật kì lạ, mô hình Fair Trade tại Việt Nam hiện tại vẫn chưa nhiều người biết đến. Trong khi đó khi bán hàng cho du khách nước ngoài thì họ rất am hiểu về mô hình này, đặc biệt các khách du lịch khắp thế giới còn chia sẻ rằng: “Chúng tôi gặp rất nhiều sản phẩm Fair Trade ở những vùng chúng tôi đi qua, sản phẩm của các bạn rất tuyệt vời, cà phê Việt Nam rất ngon, nhưng xin lỗi, tôi đang bận”. Khi tiếp cận khách hàng ngoài đường phố, rất khó để có thể bán hàng cho họ, nếu sử dụng các công cụ truyền thông trực tuyến sẽ dễ dàng truyền tải hình ảnh và chất lượng về sản phẩm hơn. Sản phẩm phải đi kèm câu chuyện, để kể câu chuyện một cách đầy đủ cần sự hỗ trợ từ những phương tiện truyền thông.

Khách hàng có xu hướng mua combo mua nhiều hơn, khi đưa ra nhiều mức giá khác nhau. Khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn sản phẩm là combo, và phụ nữ sẽ quan tâm đến chất lượng sản phẩm nhiều hơn đàn ông. Khi bạn am hiểu về sản phẩm, bạn sẽ bán nó dễ dàng hơn. Nhóm “2 Fair Trade Leader” có lợi thế về cà phê, vì thế đã bán nó rất dễ dàng. Nhưng khi tiếp cận khách hàng và bán sản phẩm trà, nếu khách hàng chần chừ, chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp thuyết phục họ mua làm quà tặng cho người thân (vì đây là sản phẩm tốt cho sức khỏe). Chia đều quỹ thời gian, và tập trung vào tim hiểu thông tin sản phẩm trước khi đi bán.

Các đội thi nhận nhiệm vụ truyền thông, tiếp thị các sản phẩm Fair Trade (sản phẩm Trà Shan thương mại công bằng, vì lợi ích người dùng và nông dân sản xuất vùng cao)

Qua quá trình bán hàng trực tiếp trên rất nhiều tuyến đường khu vực nội thành TP. Hồ Chí Minh, đội thi đã tiếp cận được rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau đã mang đến cho đội 2 Fair Trade Leader rất nhiều kinh nghiệm bổ ích. Đôi khi bị từ chối ngay lần chào hàng đầu tiên, có khi lại phải ngồi giảng giải gần hai mươi phút.

Khi bán hàng là sản phẩm tốt, mang lại nhiều giá trị cho xã hội bạn sẽ dồi dào năng lượng và ý tưởng sẽ đến với bạn liên tục. Đặc biệt là khi nhận thấy thời tiết quá nóng, khách hàng dễ nổi nóng khi bị tiếp cận, vì vậy đội thi đã chọn vào một cửa hàng cà phê bên đường và tiếp cận khách hàng ở trong quán. Nơi tập trung khách hàng mục tiêu.

Ý tưởng sử dụng chức năng chia sẻ video trực tuyến của FaceBook để bán hàng khi thời gian còn ít, tận dụng mạng xã hội và các chức năng mới như “Live Stream” của Youtube hay “video trực tuyến” của Facebook cũng là một kênh bán hàng thú vị ngay trong thời điểm đó.

Thực phẩm tốt đã có, thị trường đã có. Chỉ một nhiệm vụ duy nhất cần hoàn thiện là khâu truyền thông đến khách hàng. Trong quá trình rong ruổi trên những con trường khu vực trung tâm, hai em nhận ra rằng, nếu tiếp cận khách hàng theo phong cách truyền thống sẽ mất rất nhiều thời gian và bán được ít. Thay vào đó chúng ta nên sử dụng mạng xã hội và các công cụ truyền thông online khác để tiếp cận và thuyết phục nhiều người trong một lúc. Hơn nữa, kể câu chuyện sản phẩm với sự hỗ trợ của những sản phẩm công nghệ, sẽ giúp lời rao hàng trở nên sống động hơn.

Kết thúc cuộc trò chuyện, hai thành viên chia sẻ, Young Fair Trade Leader là một cuộc thi mang đến nhiều ý nghĩa, giúp người trẻ nhận thức được về mô hình sản xuất Fair Trade trong nông dân. Chính những người trẻ tham gia cuộc thi sẽ là những người truyền cảm hứng cho nông dân trong tương lai.

Young Fair Trade Leader - cuộc thi khởi nghiệp vì thương mại công bằng lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam

Trong cuộc chiến giữa thực phẩm bẩn và thực phẩm sạch, giữa kinh doanh có đạo đức và kinh doanh bất chấp sức khỏe khách hàng, ai sẽ là người lên tiếng? Đó là những người trẻ trong thế hệ “Fair Trade”. Thông qua cuộc thi này, điều mà đơn vị tổ chức mong muốn nhất vẫn là truyền tải nhận thức về thực phẩm Fair Trade đến nhiều người hơn, khi nhận thức được giá trị tuyệt vời từ mô hình này, người trẻ sẽ là kênh truyền thông đắc lực về Fair Trade trong tương lai.

Rồi một ngày nào đó không xa, các sản phẩm về Fair Trade sẽ không còn xa lạ với người Việt Nữa. Chúng ta sẽ có nhiều hơn những mô hình sản xuất Fair Trade, sản phẩm sẽ thêm an toàn, tốt cho sức khỏe vì một tương lai nhiều ý nghĩa tích cực hơn.

“2 Fair Trade”