Marketer Nguyễn Đoàn Phước Duy
Nguyễn Đoàn Phước Duy

Communication Manager @ Sanofi Vietnam

Ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng trở lại trong quý 3/2015

Mức tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại 6 thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang và Đà Nẵng tăng trưởng trở lại trong quý 3 vừa qua với mức tăng 4.5% (so với 0.9% của quý trước).

Mức tăng này chủ yếu đến từ việc tăng sản lượng lên đến 3.6% (so với 0.0% trong quý trước), theo báo cáo Market Pulse hằng quý của Công ty Nielsen – một công ty đo lường hiệu suất toàn cầu.

“Mặc dù mức tăng trưởng trong Quý 3 đã hồi phục, nhưng thị trường đã không còn được mong đợi về sự tăng trưởng hai con số nữa. Tính bất ổn của thị trường cho thấy các nhà sản xuất đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức để nắm bắt các cơ hội trên thị trường và để có sự tăng trưởng kinh doanh” – theo quạn sát của bà Nguyễn Hương Quỳnh, Giám đốc Cấp Cao – Trưởng Bộ phận Dịch vụ Đo lường bán lẻ, Nielsen Việt Nam.

Báo cáo Market Pulse của Nielsen dựa trên kết quả đo lường bán lẻ của ngành hàng tiêu dùng nhanh, trên những nhóm sản phẩm chính, để theo dõi liên tục việc lưu thông sản phẩm thông qua các kênh thương mại và cửa hàng bán lẻ được xác định. Các chỉ số bán lẻ được sử dụng sử dụng trong bài viết cho thấy nổ lực của nhà sản xuất và các nhà bán lẻ cũng như sức tiêu thụ của người tiêu dùng.

Quan sát kĩ hơn ở các ngành hàng lớn là: thức uống (bao gồm cả bia), thực phẩm, sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân, thuốc lá và sản phẩm chăm sóc em bé, thì chỉ có mỗi ngành hàng đồ uống cho thấy được sự tăng trưởng ổn định trong cả ngắn hạn và dài hạn. Trong quý 3 này, ngành hàng đồ uống vẫn đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng của toàn ngành (38%) và đạt mức tăng trưởng 9.9%, chủ yếu nhờ tăng sản lượng (+7.3%). Trong khi đó, tất cả các ngành hàng khác đều thể hiện sự tăng trưởng chậm chạp.

“Thị trường đang thiếu đi những sáng tạo, đổi mới mang tính đột phá và đòi hỏi sự thúc đẩy mạnh mẽ từ các nhà sản xuất. Các nhà sản xuất cũng cần phải suy nghĩ về những sáng tạo/đổi mới “thật sự” – những điều được xem là sẽ giúp mở rộng sức tiêu thụ của ngành hàng thông qua việc thu hút người tiêu dùng mới hoặc là khuyến khích sức mua từ người tiêu dùng hiện tại. Chỉ có như vậy các nhà sản xuất mới có thể tăng trưởng ổn định và bền vững” – bà Quỳnh phát biểu.

Trong quý 3, ngành hàng đồ uống vẫn đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng của toàn ngành (38%) và đạt mức tăng trưởng 9.9%. Trong khi đó, tất cả các ngành hàng khác đều thể hiện sự tăng trưởng chậm chạp.

Một số xu hướng nổi bật có thể sẽ là những đường lối phát triển tốt dành cho các nhà sản xuất trong bối cảnh hiện nay. Theo báo cáo này của Nielsen, sức khỏe là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Việt. Điều đó được thể hiện rõ ràng khi 51% người Việt ưu tiên sử dụng các sản phẩm bổ sung dưỡng chất, 39% người Việt cho biết họ yêu thích các sản phẩm chưa các thành phần tự nhiên và 32% người Việt quan tâm đến các sản phẩm giảm béo/không đường/ít năng lượng.

Khi đề cập đến vấn đề Tiện Lợi, xu hướng về kích thước sản phẩm từng ngành hàng cho thấy rõ quan niệm về sự tiện lợi. Đối với các ngành hàng như thực phẩm và đồ uống, tiện lợi có mặt ở khắp mọi nơi dưới dạng bao bì/đóng gói nhỏ gọn, dành cho 1 người dùng. Điều này rất cần thiết cho việc mua hàng để tiêu thụ cá nhân. Ngược lại, đối với các ngành hàng như chăm sóc nhà cửa và chăm sóc cá nhân, tiện lợi có nghĩa là các sản phẩm luôn có sẵn ở nhà dưới dạng bao bì/đóng gói phù hợp với nhu cầu. Cơ cấu hộ gia đình giảm và nhịp sống nhanh hơn cũng đặt một áp lực lớn hơn đối với các sản phẩm mới cũng như sự phát triển kích thước của bao bì để có thể giúp cuộc sống của NTD trở nên nhẹ nhàng hơn, đồng thời tạo nên những trải nghiệm tiêu dùng mới.