Hiệu ứng Amazon và tương lai cho các doanh nghiệp Việt Nam

Theo nghiên cứu của Nielsen về "Cửa hàng mua sắm tạp hóa trực tuyến" (tháng 1 năm 2017), các phát hiện cho chúng ta thấy tốc độ tăng trưởng trong mua sắm tạp hóa trực tuyến. Theo kết quả, tỷ lệ người tiêu dùng thích giao hàng tận nhà là 25% trong năm 2014 và là 29% trong năm 2016.

Qua đó ta thấy được xu hướng mua hàng online đang phát triển toàn cầu.

Việt Nam- mảnh đất vàng cho thương mại điện tử đã lọt vào tầm ngắm của Amazon

Ngày 14/01/2019 Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công Thương đã công bố hợp tác với Amazon Global Selling để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử.

Tại Việt Nam, thương mại điện tử sẽ tăng lên 3,6 lần từ 2 tỷ lên đến 7.5 tỷ USD trong khoảng thời gian từ 2017 - 2025. Hiện, tỷ lệ truy cập vào Internet trên điện thoại di động tại Việt Nam đang cao nhất trong khu vực. Điều tra cũng cho thấy tỷ lệ chuyển đổi từ website sang đơn hàng tại Việt Nam rất cao. Theo ước tính của Google, mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người Việt Nam mới bắt đầu tiếp xúc với mua hàng trực tuyến.

Doanh thu thị trường quảng cáo trực tuyến theo ước tính năm 2018 khoảng 900 triệu USD, đạt mức tăng trưởng trung bình 40-50% trong những năm qua. Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), doanh thu lĩnh vực Thương mại điện tử đạt được con số 6.2 tỷ USD năm 2017, tăng 24%.

Chưa tính đến các hình thức mua hàng qua livestream trên facebook và qua một số hình thức khác. Qua đó ta thấy được sức mạnh bùng nổ của mua hàng online tại Việt Nam.

Việt Nam chính là mảnh đất vàng màu mỡ cho gã khổng lồ này với lượt tìm kiếm từ khóa trên Google “Mua hàng amazon” được trả về 17.300.000 kết quả với gần 20 website đưa ra với dịch vụ order hàng Amazon. Cho thấy rằng nhu cầu mua sắm qua trang mạng điện tử Amazon được tìm kiếm rất rộng rãi tại Việt Nam.

Retail killer tại Mỹ

Amazon chính thức hoạt động như một trang bán sách trực tuyến vào ngày 16/07/1995. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Amazon đã trở thành cửa hàng bách hoá trực tuyến đúng nghĩa với hàng triệu ngành hàng và gian hàng giao dịch mỗi ngày.

Mức vốn hóa của cổ phiếu Amazon đang thống trị ngành bán lẻ của chỉ số S&P 500

Hiệu ứng của Amazon Amazon là sự thay đổi chi tiêu từ các cửa hàng trực tiếp sang lĩnh vực trực tuyến, một phân ngành bị chi phối bởi những người như gã khổng lồ bán lẻ internet Jeff Bezos (Amazon). Như biểu đồ cho thấy, chỉ số bán lẻ của Hoa Kỳ (trừ Amazon) vẫn không thay đổi kể từ giữa năm 2014, trong khi đó, trong cùng thời gian đó, Amazon đã tăng hơn 100% và hiện chiếm một phần ba vốn hóa thị trường của toàn bộ chỉ số. Do đó, sự tăng trưởng trong chỉ số bán lẻ của Mỹ năm 2017 là hậu quả trực tiếp của việc tăng giá cổ phiếu Amazon và không bị kích động bởi hiệu suất của các công ty đương nhiệm khác.

Theo Business Insider, có hơn 3,800 cửa hàng bán lẻ tại Mỹ có thông báo đóng cửa vào năm 2018.

Dấu chân tử thần đã đi qua Úc, Brazil và Ấn Độ như thế nào.

Tương tự như vậy, trước khi chính thức bán hàng tại Brazil, Amazon đã vận hành một nền tảng thương mại điện tử cho bên thứ 3 chuyên bán điện thoại và đồ gia dụng.

Trước khi cho ra mắt toàn bộ thị trường và nền tảng tại Úc, Amazon đã cho phép người Úc bán hàng trên sàn Amazon như một bước đệm tạo sự thân thiện và uy tín đối với người dân Australia. Amazon đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen tiêu dùng của đất nước có diện tích lớn gần bằng Mỹ nhưng chỉ có 24 triệu dân. Người tiêu dùng Úc ngày càng trở nên thoải mái hơn với mua sắm trực tuyến. Bán hàng trực tuyến đã tăng 13% trong năm qua, trong khi tổng doanh số bán lẻ tăng trưởng ở mức 2,9%.

Đối với thị trường Brazil, Amazon đã hợp tác với bên thứ 3 với các sản phẩm về điện tử và đồ gia dụng dưới hình thức trung gian, cho phép cửa hàng sử dụng nền tảng thương mại điện tử của Amazon để bán hàng.

Những bước đi ban đầu đầy khôn ngoan của Amazon giúp họ tạo nên sự thân thiết, khiến người tiêu dùng quen mắt và làm quen với nền tảng này trước khi Amazon tung ra “version" đầy đủ của họ.

Bất chấp mọi khó khăn tại thị trường Ấn Độ: cơ sở hạ tầng hạn chế, chính sách nghèo nàn của chính phủ thế nhưng Amazon vẫn thống lĩnh thị trường Ấn Độ trong thời gian ngắn. Với mạng lưới phân phối bậc thầy và những chính sách chiêu mộ gian hàng đầy hấp dẫn, Amazon đã nhanh chóng tạo ra một hệ sinh thái cực kỳ linh hoạt và phù hợp với những thử thách tại Ấn Độ, nhanh chóng nắm trong tay hơn 21% thị trường thương mại điện tử chỉ sau vài năm.

Với số lượng người dùng ấn tượng : 1,25 tỷ người, so với thị trường Mỹ gấp 4 lần và bằng ½ thị trường Châu Âu. Với tỷ lên dân số đứng thứ 2 thế giới 1,3 tỷ người thì trung bình cứ một người Ấn Độ sở hữu 1 tài khoản trên Amazon.

Tương lai cho doanh nghiệp Việt Nam- cơ hội và thách thức.

Liệu khi Amazon đặt chân vào Việt Nam, sẽ có những cơ hội nào cho nền kinh tế này. Nhằm hỗ trợ thị trường xuất khẩu tại Việt Nam.

Với lợi thế thị trường thủ công giá rẻ như đồ may mặc, giày da và đồ gia dụng, bên cạnh đó sản phẩm của Việt Nam được người mua quốc tế đánh giá cao. Với thị trường dồi dào và hào phóng, giá bán của các sản phẩm của Việt Nam được chào bán với giá khá cao. Cụ thể, trên trang Amazon của Mỹ, chổi đót VN có giá 11,99-14,99 USD, tương đương gần 200.000 đồng/cây. Trong khi tại VN, loại chổi này có giá không đầy 30.000 đồng. Thậm chí Amazon của Nhật bán hơn 12.000 yên Nhật, tương đương gần 2,7 triệu đồng/cây. Hay phin pha cà phê có giá 9,99 USD, tương đương 230.000 đồng nhưng cũng loại đó chỉ không đầy 40.000 đồng tại siêu thị VN.

Hơn thế nữa, nhờ vào gã khổng lồ này, nền kinh tế Việt Nam cũng có những bước phát triển đáng kể:

Thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển thị trường TMĐT VN, kéo theo sự tăng trưởng cả một hệ sinh thái như bán hàng, logistic và đem lại cho người tiêu dùng VN nhiều hàng hóa chất lượng với giá cạnh tranh.

Tăng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các ngành và đáp ứng nhu cầu mua sắm ngoài nước của người dân.

Tuy nhiên chúng ta không thể không kể đến những bất lợi hay những thách thức khi Amazon đặt chân vào Việt Nam.

Như đã đề cập ở trên, kể từ khi ra đời và phát triển trên thị trường, Amazon đã khiến cho hàng nghìn chuỗi cửa hàng ở Mỹ phải đóng cửa.

Vậy khi đến Việt Nam, Amazon sẽ mang đến những bất lợi nào ?

Đầu tiên sẽ phải kể đến những nền tảng thương mại điện tử đã xuất hiện ở Việt Nam thời gian qua: Tiki, Lazada, Shopee hay những nền tảng khác. Một cuộc đụng độ gay cấn nào sẽ xảy ra, Amazon liệu có thể “đá đít” được những nền tảng vốn đã quen thuộc với người dùng Việt Nam như thế nào ? Với lợi thế nhiều năm có mặt ở thị trường Việt Nam hơn, liệu các “ma cũ" có thể bắt nạt được ma mới.

Bên cạnh đó, kể đến hàng nghìn chuỗi cửa hàng bán lẻ, tất cả các mặt hàng đều xuất hiện trên Amazon với uy tín và độ tin cậy nhất định. Bên cạnh đó, dịch vụ chăm sóc khách hàng của Amazon vô cùng tỉ mỉ và khắt khe. Amazon ưu tiên khách hàng trải nghiệm chất lượng dịch vụ và sẵn sàng loại bỏ những gian hàng không tuân thủ những quy định và chính sách của họ.

Một khó khăn khác cần được kể đến đó là đối với những đối tác muốn sử dụng Amazon như một nền tảng kinh doanh. Với tình trạng và xu hướng xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, Amazon đang tăng cường hệ thống kiểm duyệt và sẵn sàng banning những gian hàng xuất hiện những mặt hàng có thương hiệu, bản quyền, sở hữu trí tuệ.

Liệu các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối phó với hiệu ứng Amazon đang gây sốt toàn cầu như thế nào ?

Amazon đã thành công trong việc tạo dựng niềm tin và thương hiệu cho người dùng toàn cầu, bên cạnh đó là những chính xách, dịch cụ khách hàng được ưu tiên hàng đầu. Đây chính là chìa khoá giúp cho Amazon trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới.

Các doanh nghiệp cần có kế hoạch truyền thông để tạo hình ảnh và niềm tin cho khách hàng của mình đối với đối thủ sừng sỏ này.

Khách hàng chỉ muốn nghe điều họ muốn nghe. Và các thương hiệu hãy nói điều cần phải nói, thay vì nói điều muốn nói. Niềm tin thương hiệu là một hằng số bất biến. Khi bạn đã tạo dựng niềm tin cho khách hàng thì việc xúc tiến bán hàng chỉ còn là chuyện sớm muộn. Các hiệu ứng truyền thông cần được xây dựng liên tục, các nhãn hàng cần liên tục tạo ra những cú hích, giúp khách hàng đưa ra các quyết định mua hàng.

SAGA media, chuyên gia cung cấp giải pháp truyền thông trên các thiết bị điện tử trên xe taxi và xe bus, giúp thương hiệu chạm đến người tiêu dùng một cách gần gũi nhất và truyền tải được thông điệp rõ ràng nhất, dễ dàng quản lý và đo lường độ tương tác.