Marketer Ngô Thị Hoa Lê
Ngô Thị Hoa Lê

Community Associate @ The good WE

Influencer Marketing có phải là giải pháp tối ưu?

Influencer (người có sức ảnh hưởng) đang được nhiều nhãn hàng dù lớn hay nhỏ chọn hợp tác như một “kênh truyền thông” hiệu quả, nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng, từ đó tạo nhận thức và gây dựng niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của nhãn hàng.

Influencer marketing đang là một xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành truyền thông trong thời gian gần đây. Theo một báo cáo của Hiệp hội Quảng cáo và Niềm tin Toàn cầu Nielsen, với một sản phẩm, 92% người tiêu dùng tin vào lời giới thiệu của bạn bè và người thân hơn là quảng cáo của nhà sản xuất. Nilsen Việt Nam lý giải, do người mua hàng đa kênh kết nối Internet nhiều hơn nên họ sẽ chủ động trong việc tìm hiểu thông tin về thương hiệu và sản phẩm sắp mua. Hình thức phổ biến là họ tìm hiểu thông tin trên website, đọc các đánh giá về thương hiệu hay sản phẩm và tham khảo ý kiến từ những người xung quanh.

“Bên cạnh đó, theo thống kê của tổ chức MMA (Mobile Marketing Association), 61% những chiến dịch truyền thông đạt giải MMA Smarties Vietnam Awards đều hợp tác với các influencer phù hợp để truyền tải thông điệp của mình đến với công chúng một cách hiệu quả. Những con số trên đã cho thấy, influencer marketing đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và là cơ hội lớn cho cộng đồng influencer phát triển và lan tỏa sức ảnh hưởng của mình.”

Google Trends gần đã đưa ra thống kê về mức độ ảnh hưởng và xu hướng phát triển của 2 hình thức marketing nổi bật hiện nay:

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra, việc thương hiệu quá chú trọng và đặt trọn niềm tin vào influencer tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Năm 2015, ca sĩ Hồ Ngọc Hà có chuyện “lùm xùm” về đời tư, và cộng đồng mạng tẩy chay. Nhiều nhãn hàng mà Hồ Ngọc Hà đang là đại diện hình ảnh khi đó như Unilever, Piagio, Sunsilk…cũng không tránh khỏi “cơn sốt” tẩy chay này. Các chiến dịch “hóa đơn không Hà”, “TV không Hà”… khiến 10 nhãn hàng phải hủy hợp đồng với influencer này.

Không những thế, ngày nay có quá nhiều thương hiệu “đốt” tiền để những influencer trải nghiệm và viết bài cảm nhận quảng bá cho sản phẩm. Cách thức này có thể đem lại hiệu quả nhưng cũng là con dao hai lưỡi có thể hủy hoại niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ nghi ngờ: Liệu những influencer có thật sự sử dụng sản phẩm không?

Ksenia Sobchak, một biên tập viên truyền hình, nhà báo và là một chính trị gia, đã ký hợp đồng để trở thành gương mặt đại diện thương hiệu của Samsung tại thị trường Nga, điều này đồng nghĩa với việc Sobchak phải sử dụng smartphone của Samsung, chí ít là tại nơi công cộng. Tuy nhiên, trong một lần xuất hiện trên truyền hình, Sobchak đã bị bắt gặp đang sử dụng một chiếc iPhone X của Apple trong khi ai cũng biết Apple và Samsung vốn được xem là “đối thủ không đội trời chung” trên thị trường smartphone. Không những thế, Sobchak cũng được cho là thường xuyên sử dụng iPhone X khi tham gia các sự kiện ở thủ đô Moscow. Đây là một ví dụ cho việc khách hàng có thể nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm thông qua độ chân thực của influencer.

Ksenia Sobchak bị phát hiện đang sử dụng Iphone X mặc dù cô đã cố gắng lấy giấy để che

Năm 2019, influencer marketing sẽ tiếp tục phát triển, nhưng nguy cơ về những “tác dụng phụ” của nó cũng ngày càng rõ ràng hơn.