Marketer Võ Văn Quang
Võ Văn Quang

Brand Guru - Chuyên gia thương hiệu @ Chief Marketing Officer

Siêu kết nối trong bối cảnh Khoa học Nhân văn

Topic: Anthroppology in the 4.0 Technology Revolution and the Role of Marketing

Tác giả: Chuyên gia Võ Văn Quang, Tháng 11- 2018

(*) bài có trích đăng trên kỳ báo DDDN số đặc biệt kỷ niệm 25 năm Phòng TM & CN Việt Nam VCCI

Bản chất của công nghiệp 4.0 là sự tích hợp cao độ hệ thống siêu kết nối số để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất và đồng thời mở ra cơ hội mới cho từng cá nhân, tổ chức, quốc gia.

Đó cũng là triển vọng to lớn trong đó người Việt cũng đã có những đóng góp cụ thể.

Siêu kết nối là gì?

Vẫn không có định nghĩa chính thức nào về thuật ngữ này, điều này ngày càng được các chuyên gia sử dụng ngày càng nhiều.

Trong 10 năm trở lại đây, tôi có xây dựng một trong số khuynh hướng và mô hình, trong mô hình 5 xu hướng chính, chúng tôi đưa ra, trong đó có xu hướng truyền thông, so với mô hình 5 lực (Marketing Box) nó khác biệt ở điểm xu hướng truyền thống trở thành xu hướng chính thống, có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế.

Mô hình này nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong nền kinh tế, đánh giá xu hướng bắt buộc và vô cùng quan trọng,

Ngoài cách hiểu thông thường, với các bạn trẻ đang khai thác rất nhiều, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, ông Lộc có nói và chúng tôi có cùng quan điểm về vai trò của truyền thông không đơn thuần là quảng bá, truyền đạt thông tin mà khẳng định và trò của nó không chỉ là kết nối mà là siêu kết nối. Siêu kết nối với tốc độ lan truyền, giao thoa, và tối ưu thông tin, kết nối giữa người bán, người mua không biên giới. Đây là biểu hiện của thế giới phẳng là một trong những cơ chế để chúng ta mang lại.

Điều đó, về mặt truyền thông, theo như cách hiểu đại chúng, chúng ta hay nói, mỗi người là một nhà báo, chúng ta nhìn lên xu hướng Critto, lập ra xu hướng địa phương hóa, không qua sự kiểm soát để thông tin tạo ra sự dồn nén, tạo ra cơ chế vừa dân chủ, lan truyền.

Điều này thay đổi hoàn toàn cách thức kinh doanh, môi trường kinh doanh truyền thống, từ chuyện nó ảo nhưng lại lịa thật, bitcoin là 1 ví dụ, người ta có ví dụ là cơ chế, nó là xu hướng toàn cầu hóa, là nền tảng của Internet thế hệ mới, là đột phá trong xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0.

Nói cụ thể để dễ hình dung, nhiều cơ chế dịch vụ hoạt động thông qua cơ chế sóng não kết nối những dịch vụ mà con người ta không cần phải giao tiếp với nhau.

Lấy ví dụ đơn giản như việc các bác sĩ hoàn toàn có thể chỉ đạo từ tuyến trên và người ở tuyến dưới hoàn toàn có thể giao kết để có thể nhận lệnh thực hiện từ tuyến trên.

Trong khám răng, bác sĩ có thể khám thông đối tác nước ngoài, có thể khám từ xa và đưa ra gói dịch vụ du lịch và làm răng rồi báo giá để khách hàng có thể để yên tâm đi qua Việt Nam thực hiện. Đó là xu hướng mới trong một lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam là Nha Khoa Du Lịch đang được phát triển mạnh tại TP Hồ Chí Minh trong 3 năm qua…

(sơ đồ điện cực não đồ – the electrode map of EEG)

Liều “doping” thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam

Cũng giống như cuộc cách mạng 4.0, tại Việt Nam siêu kết nối vẫn đang trong giai đoạn khởi phát nên sẽ là cơ hội quý báu mà Việt Nam phải nhanh chóng đón bắt để tranh thủ đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hãy tưởng tượng rằng trong thời đại mà Internet of Things bùng nổ, bạn thậm chí có thể điều khiển mọi đồ đạc trong nhà mình chỉ bằng cử chỉ, ánh mắt, thậm chí suy nghĩ. Xe tự lái hay gà, bò nuôi trong chuồng không cần đến tận nơi kiểm tra mà cũng biết sức khỏe của nó, biết khi nào nó sẵn sàng cho sữa, cây cần nước sẽ tự tưới,… Lúc ấy chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu những vấn đề cao siêu hơn như tìm đường đến các hành tinh khác.

Đồng thời, siêu kết nối tiềm năng nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trên toàn thế giới. Cho đến nay, những người được hưởng lợi nhiều nhất là người tiêu dùng có đủ khả năng sử dụng và truy cập vào thế giới kỹ thuật số. Công nghệ đã giúp tạo các sản phẩm và dịch vụ mới có thể gia tăng hiệu quả và thỏa mãn cuộc sống cá nhân của chúng ta. Tất cả việc như gọi taxi, đặt vé máy bay, mua sản phẩm, thanh toán, nghe nhạc, xem phim, hay chơi trò chơi hiện đều có thể được thực hiện từ xa thông qua mạng Internet.

Trong tương lai, sáng tạo công nghệ cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn từ phía nguồn cung, với những lợi ích lâu dài về hiệu quả và năng suất. Chi phí giao thông vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, và các chi phí thương mại sẽ giảm, tất cả những điều đó sẽ giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhưng, đáng nói, trong lĩnh vực tin tức, nhiều người gặp khó khăn trong việc chi tiêu hơn một giờ mà không cần nhìn vào điện thoại hoặc máy tính bảng của họ. Theo dữ liệu, 75% cá nhân sở hữu điện thoại thông minh sử dụng nó khi họ đang ở trong phòng tắm. Điều này có nghĩa là chúng ta có ít khoảnh khắc hơn mỗi lần những thiết bị này không phải là một phần trong cuộc sống của chúng ta.

Do đó, công bằng mà nói, bởi Việt Nam là nước phát triển sau nhưng có tỷ lệ dân số trẻ cùng với việc sử dụng Internet thuộc hàng cao nhất thế giới, nên các ứng dụng của siêu kết nối trong thời đại này đang mở ra những vận hội mới mà đất nước. Một lần nữa, không nên bỏ lỡ.

Trong những nỗ lực và thành công ban đầu cần thiết nêu ra những thương hiệu điển hình của cách công nghiệp 4.0 và trí tuệ nhân tạo của người Việt. Chúng tôi xin nêu 2 cái tên tiêu biểu là Tosy và Emotiv đã vang danh ở tầm quốc tế, và đã đóng góp thiết thực cho cách mạng công nghiệp 4.0 ở vị thế tiên phong. Sự ra đời của công cụ giao tiếp sóng não (brain computer interface – BCI) sẽ hiện thực hoá siêu kết nối giữa não người và IoT trong bối cảnh và xu hướng mới của internet, mở ra vô số những ứng dụng mang tính cách mạng.

Bối cảnh ‘siêu kết nối’ và cách mạng công nghệ 4.0 cũng làm thay đổi tư duy khởi nghiệp và cấu trúc công ty. Lấy TOSY của Hồ Vĩnh Hoàng làm ví dụ, công ty này được tổ chức xoay quanh chứng năng chính cơ bản đó là R&D (hay Innovation nếu theo tư duy marketing Innopvation). Hiện tại ở TOSY có 8 phòng ban R&D chính: Phòng CNC: gia công cơ khí chính xác; Phòng thiết kế robot công nghiệp; Phòng thiết kế động cơ; Phòng thiết kế bộ truyền cycloid; Phòng điện tử; Phòng phần mềm; Phòng đồ họa; Phòng QC; Phòng kiểm tra độ chính xác của các chi tiết sau gia công.

Còn với Emotiv của chị Tần Lê, thương hiệu này đang là một trong những tâm điểm của các diễn đàn trí tuệ nhân tạo tầm thế giới với sản phẩm cơ sở là thiết bị giao tiếp sóng não trên nền tảng công nghệ EEG tiên tiến thu nhỏ kích thước và gia tăng các cấp độ giao tiếp sóng não với máy tính và IoT. Trong chính bài viết này chúng tôi cũng lấy cảm hứng rất nhiều từ TOSY và EMOTIV bởi những sản phẩm công nghệ cao này (của trí tuệ Việt) đã giúp hiện thực hoá những ước mơ bay bổng của chúng ta, và nhất là trong bối cảnh CMCN 4.0 và Siêu kết nối.

(Sản phẩm Emotiv công nghệ EEG của Mdm Tan Le)

Công nghệ não học và não đồ ElectroEncephaloGraphy mở ra những ứng dụng kết nối siêu việt giữa bộ não con người và máy tính từ đó giao tiếp với thế giới internet vạn vật. Đó là một trong những cuộc cách mạng lớn của thế giới loài người. Trước tiên việc xoá bỏ rào cản ngôn ngữ giúp tăng tốc dung nạp tri thức, tổ chức lại hệ thống thông tin bên trong và bên ngoãi não bộ; kế tiếp là quản trị từ xa từ việc học, điều khiển cho đến tự học… Thiết bị giao tiếp não BCI (Brain Computer Interface) từ chỗ thu nhỏ kích thước điện cực, cho đến kết nối với não bộ theo mô thức ‘wearable’ thậm chí gần đây đã có thử nghiệm ‘gắn vào trong’… là giao diện mở rộng khả năng của Nhân thể Human.

Con người trong bối cảnh Siêu kết nối

Phân tích bổi cảnh cơ hội và thách thức trong xã hội công nghiệp 4.0 Giáo sư Barry Schwart trong quyển sách Paradox of Choice (Nghịch lý của Lựa chọn) cảnh báo xu hướng càng ngày do càng có nhiều lựa chọn, đã làm cho con người đứng trước nhiều thông tin phải xử lý và điều đó gần như vượt ra khỏi sự kiểm soát. Có thể nhìn nhận như là cơ hội hay thách thức của bối cảnh Siêu kết nối như chính tinh thần của Paradox (thuyết nghịch lý): về thách thức thì sự đa dạng của sự lựa chọn làm cho con người có cơ hội thụ hưởng nhiều tiện ích hơn và điều đó ‘tưởng như là’ sẽ hạnh phúc hơn; nhưng đồng thời chính diễn biến quá nhiều sự lựa chọn lại làm cho con người dễ mất phương hướng và nhất là mất nhiều ‘thời gian’ hơn cho nhiều lựa chọn khác nhau. Theo đó Barry Schwart cũng phân tích tự nhận biết bản thân theo hai nhóm người, nhóm người cầu toàn và nhóm người tri túc. Trong đó những người cầu toàn thường dễ bị dẫn dụ bởi nhiều sự chọn khác nhau và người tri túc thường hay tự đặt ra những tiêu chí và hài lòng với lựa chọn theo tiêu chí định sẵn và sẽ có cuộc sống đơn giản hơn.

Mối quan hệ mang tính nhân văn trong bối cảnh bùng nổi Siêu kết nối giữa Con người và Bối cảnh, Môi trường xã hội hay Thị trường toàn cầu hoá (thế giới phẳng) chắc chắn sẽ phong phú hơn và diễn biến theo đúng nguyên lý của Paradox, càng ngày con người càng đối mặt với nhiều nghịch lý hơn trong đời sống, và biên độ nghịch lý sẽ có khuynh hướng mở rộng hơn, cụ thể như khoảng cách giữa thu nhập (giàu nghèo)…Những người ‘cầu toàn’ sẽ tiếp tục không ngừng nỗ lực cho sự tìm kiếm những điều tốt đẹp hơn, giải pháp hữu ích hơn hay sáng chế nhiều hơn; đồng thời những người ‘tri túc’ thì sẽ biết tìm kiếm những tiêu chí hợp lý hơn để tự mình tìm thấy hạnh phúc hay sự khuây khoả trong thế giới nhiều biến động. Hai diễn biến này tuy trái chiều nhưng đồng thời diễn ra (như triết lý Âm Dương) và nhiều khi cùng xảy ra bên trong mỗi cá thể.

(những thử nghiệm đầu tiên của một sản phẩm EEG wearable mới tại Boston, Mỹ – hình ảnh có bản quyền)

Marketing trong bối cảnh Siêu kết nối

Sự thật tích cực là marketing vẫn tồn tại trong môi trường cách mạng công nghiệp 4.0 với Trí tuệ nhân tạo và Siêu kết nối. Sứ mệnh cơ bản của marketing đó là nghiên cứu thấu hiểu nhu cầu và tìm cách đáp ứng nhu cầu của Con người tốt nhất, vẫn là một sứ mệnh không lỗi thời nhưng cách thức thì tiên tiến hơn. Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ từ hơn thập kỷ trước đã định nghĩa 3 đối tượng của Marketing đó là Sản phẩm, Dịch vụ và Ý tưởng… Và hướng đến Con người (Human Centric).

Việc nghiên cứu những tiến bộ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng song hành với những những tiến bộ của ngành hoa khọc nhân văn (Anthropology) và những nhận thức mới mẻ của Hữu thức, Tiềm thức và Vô thức kể từ những phát hiện mang tính khai mở và có hệ thống của Sigmund Freud, Carl Jung, Claude Levi-Strauss…cho đến những tiến bộ khoa học mới nhất về não học neuro-science, giao tiếp sóng não electro-encephalography (EEG) với những ứng dụng thực tế thật kỳ diệu khai mở tiềm năng của con người vào thế giới xung quanh.

Marketing Innovation là một trong những trường phái lấy công nghệ làm nền tảng kết hợp tính nhân văn. Chẳng hạn trong ngành Công thái học (Ergonomic) Marketing tham gia cùng với sự nghiên cứu thấu hiểu nhân trắc với môi trường làm việc, môi trường sống của con người đề làm cơ sở cho việc thiết kế ứng dụng máy móc, nhà cửa không gian làm việc, phương tiện giao thông. Những việc làm này cần phải thực hiện trước khâu thiết kế sản phẩm. Rất cần thiết cho cách doanh nghiệp công nghệ cao trang bị xứng đáng để gia tăng tính khả thi của sản phẩm và công nghệ.

Nhận định xu hướng trong một tương lại gần, Marketing kết hợp những tiến bộ mới của kỷ nguyên Công nghệ 4.0 và Trí tuệ nhân tạo trong việc:

(1) Thấu hiểu con người nhân văn và con người khách hàng - chẳng hạn như Công thái học (Ergonomic) được mở rộng không chỉ xét con người với các phương tiện làm việc và mội trường sống mà còn là sự tương tác với công nghệ cao trong các không gian tiêu dùng như Xe hơi, Nhà cửa và Nơi làm việc.

(2) Augmented Virtuality tức 'thực tế ảo trực tiếp' hiện đang hỗ trợ cực kỳ hiệu quả trong việc bán hàng từ xa, các showroom thực tế ảo, bán hàng trực tiếp online hỗ trợ bởi công cụ Augmented Virtual, và tương lai sẽ kết nối thêm vào EEG mở ra những tiềm năng lớn như chuẩn đoán y khoa từ xa, đào tạo trực tuyến, môi trường làm việc điểu khiển trung tâm.

(3) EEG mở ra kỷ nguyên giao tiếp vượt trên ngôn ngữ địa phương, việc toàn cầu nhất thể hoá ngôn ngữ giao tiếp EEG bỏ qua ngôn ngữ trung gian mở ra kỳ nguyên brain-to-brain với những ứng dụng ký diệu (và cả thách thức về pháp lý và đạo đức) cũng là việc đặt ra một trạng thái hay platform mới cho Marketing.