Tại sao “làm việc nhóm” là vô cùng quan trọng tại agency?

Mỗi nhân viên làm việc tại agency thường chỉ tập trung vào lĩnh vực chuyên môn của mình, nên mọi người thường sẽ có khuynh hướng làm việc độc lập. Có thể đây là lúc mà mỗi cá nhân trong nhóm cần một không gian riêng để thu thập thông tin và thực hiện những công việc chi tiết trong dự án.

Tuy nhiên, để được client nhận định như là một agency thành công, thì mọi cá nhân cần phải hiệp lực và gắn kết để làm việc ăn ý với nhau như một tập thể.

Vấn đề đặt ra là, làm sao agency có thể làm việc nhóm, trong khi mà mỗi cá nhân đều đã được xác định rõ những vai trò riêng của mình. Nhưng nếu thực hiện được điều này, các agency sẽ không chỉ làm việc hiệu quả hơn với một mục đích cụ thể, mà còn mang lại thành công cho dự án, bỗ sung những thiếu sót để cho ra đời những kết quả mang tính đồng bộ.

Một vài lý do tại sao agency nên làm việc nhóm:

CHIA SẺ KIẾN THỨC

Việc hợp tác, giao tiếp thường xuyên sẽ giúp mỗi cá nhân dễ dàng chia sẻ thông tin, cập nhật tiến độ dự án. Điều này không chỉ giúp agency phát triển được khả năng làm việc của từng cá nhân, mà đồng thời cung cấp cho client một góc nhìn mới về agency của bạn, như là một tổ chức chuyên nghiệp.

Hợp tác làm việc nhóm giúp agency đẩy nhanh tiến độ trong dự án và giảm bớt những xung đột trong công việc. Cho nên, có được một hệ thống giúp việc trao đổi thông tin trở nên dễ dàng hơn, và giảm thiểu những rủi ro trong giao tiếp.

THÚC ĐẨY NĂNG SUẤT

Một cá nhân thường sẽ gặp vài khó khăn để đưa ra những quyết định đúng trong quá trình thực hiện dự án, vì hầu hết các quyết định quan trọng đòi hỏi những góp ý chuyên môn từ vài cá nhân trong dự án. Việc giao tiếp thường xuyên sẽ giúp agency tiết kiệm khá nhiều thời gian và đẩy nhanh tiến độ công việc.

TẠO DỰNG MỘT DOANH NGHIỆP GẮN KẾT

Khi thường xuyên làm việc nhóm với nhau, từng cá nhân trong một dự án có thể truyền đạt những kinh nghiệm chuyên môn, chính điều này sẽ giúp agency phát hiện ra những thành viên sáng giá khi một cá nhân lại có khả năng đảm nhận những vai trò khác nhau. Và nếu như một thành viên trong quá trình thực hiệu dự án vắng mặt vì những lý do cá nhân, ngay lập tức những thành viên khác có khả năng thay thế và đảm nhiệm vai trò đó, đảm bảo đầu ra của dự án được hoàn thành đúng hạn.

TRUYỀN CẢM HỨNG

Niềm vui trong công việc được thể hiện rõ khi mà mọi cá nhân có quyền được chia sẻ và hợp tác với nhau. Khi đó hiệu suất công việc sẽ gia tăng, đồng thời tỷ lệ nghỉ việc tại agency sẽ giảm đi đáng kể. Về góc nhìn kỹ thuật, vài minh chứng cụ thế cho thấy rằng, việc sử dụng một hệ thống hỗ trợ giao tiếp liên tục trong công việc sẽ tạo ra những kết quả kỳ diệu.

TẠO RA GIÁ TRỊ VỮNG CHẮC

Giá trị nền tảng giúp mọi cá nhân hướng đến một mục tiêu chung, điều này tạo nên giá trị trung thành, tinh thần đồng đội trong quá trình thực hiện dự án. Mọi thành viên luôn xem agency như là một gia đình nhỏ và luôn nỗ lực cống hiến để hoàn thành công việc đúng tiến độ.

ÁP DỤNG ĐÚNG HỆ THỐNG

Khi agency của bạn áp dụng một hệ thống quản lý dự án, cần phải xem xét thật kỹ và xác định rõ nhu cầu của mình để chọn lựa một hệ thống thật sự phù hợp với doanh nghiệp. Tốt nhất là nên tham vấn từ những thành viên nòng cốt, trao đổi và lấy ý kiến của họ.

CHO RA ĐỜI NHỮNG DỊCH VỤ TỐT HƠN

Agency nào cũng mong muốn có được những nguồn lực đầu vào chất lượng, tư duy của mỗi cá nhân đóng vai trò rất lớn cho sự thành công của dự án, việc tranh luận thường xuyên sẽ đưa ra những phương án tốt hơn để giải quyết những vấn đề. Với góc nhìn của một client, agency như vậy sẽ luôn đem đến những sản phẩm dịch vụ vượt ngoài sự mong đợi.

Những lý do trên phần nào đã minh chứng rằng, làm việc nhóm trong agency rất là quan trọng. Điều này không chỉ giúp agency gắn kết mọi nguồn lực lại với nhau để tạo ra một môi trường tốt hơn, bên cạnh các giá trị bền vững trong góc nhìn của Client về doanh nghiệp.

Câu hỏi được đặt ra là làm thể nào để tạo ra một môi trường làm việc nhóm chuyên nghiệp, bỏ qua những khó khăn về phương thức quản lý, giúp thực hiện công việc bằng những giải pháp thực tế nếu không có sự hỗ trợ của một hệ thống quản lý dự án. Hệ thống quản lý dự án này không chỉ hỗ trợ việc giao tiếp nội bộ thuận tiện hơn, mà còn chuyên nghiệp hóa việc giao tiếp trao đổi thông tin với client trong quá trình thực hiện dự án.

Thế nên, đừng ngần ngại tìm hiểu về một hệ thống với những quy trình cho phép phát triển các kênh giao tiếp nội bộ (internal communication) và giao tiếp bên ngoài (external communication), điều này sẽ giúp agency giảm thiểu các rủi ro phát sinh tốt nhất có thể.

Nguồn từ WorkBook.net

Carl Witton