Nhà đàm phán và câu chuyện Quản trị thương hiệu

Mới đây, Stabucks Việt Nam vừa trải qua một vụ khủng hoảng truyền thông nhẹ, làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

Nếu những người đại diện thương hiệu tại Việt Nam có cách ứng xử thông minh hơn, thì khủng hoảng có lẽ đã không xảy ra.

Vụ việc này làm tôi liên tưởng đến bộ Phim Hàn Quốc mới công chiếu mang tên: Cuộc đàm phán sinh tử.

Nếu người đại diện thương hiệu vào vai “nhà đàm phán sinh tử” có lẽ họ đã trách nhiệm hơn với cách hành xử của mình.

Tôi nhận thấy có 5 điểm chung giữa nhà đàm phán và người đại diện thương hiệu, mà nếu như ý thức rõ 5 điều này thì khủng hoảng đã được hạn chế:

  1. Tôi xuất hiện ở đây để khủng hoảng thương hiệu của tôi không bao giờ xảy ra. Nó phải là một câu khẳng định.
  2. Tôi hiểu sự nhạy cảm và tốc độ lan truyền kiểu “virus” của mạng xã hội, chỉ một cách xử sự sai của tôi, cũng có thể khiến cho thương hiệu đại diện thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.
  3. Lùi một bước là tiến hai bước, lùi lại xem vấn đề cốt lõi nằm ở đâu: Người mất tài sản, họ cần thái độ hợp tác để “cùng nhau” tìm lại thứ đã mất, đưa kẻ xấu vào tù. Không ai quan tâm đến qui trình của bạn.
  4. Người mua sản phẩm của bạn mỗi ngày, họ rất yêu thương hiệu của bạn. Khi tổn thương, họ không còn hành động theo logic thông thường nữa. Nên nhớ, mọi đám cháy lớn, không cháy theo logic, đừng dùng logic để giải quyết vấn đề, hãy dùng trái tim.
  5. Thời gian sẽ làm mọi thứ nguội lại: Cố gắng giữ tình huống trong tầm kiểm soát, nếu kéo dài được nó là điều nên làm. Người ta sẽ có suy nghĩ thấu đáo hơn khi bình tâm.

Trong phim, nữ nhân vật chính đã luôn đặt trách nhiệm cao hơn mạng sống của bản thân. Nên, về phía thương hiệu, muốn bền vững và hạn chế khủng hoảng xảy ra, tốt hơn hết và để phòng tránh những cuộc khủng hoảng truyền thông. Cố gắng, kiên trì tìm người thực sự có trách nhiệm, thử thách trước khi nhận họ vào vai trò quan trọng của thương hiệu.

HT