Hãy sẵn sàng cho mùa mua sắm Tết

Dù Tết đã qua lâu, nhưng người tiêu dùng Việt Nam vẫn rất thích mua sắm – hoặc ít nhất là có vẻ như thế. Đối với nhiều thương hiệu, đó là thời điểm trong năm để họ hoạt động sôi nổi và chiếm được nhiều thị phần.

Decision Lab đã làm một cuộc khảo sát về cảm nghĩ của người tiêu dùng ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội về Tết 2018 vừa qua, cũng như thói quen mua sắm của họ trong dịp lễ hàng năm này.

Một phần ba người được hỏi cho biết Tết vừa rồi của họ là “không có gì đặc biệt” hoặc “chỉ là một thời điểm khác trong năm”, trong khi một phần tư người khác chia sẻ rằng “còn thiếu gì đó”.

Mọi người cảm nhận về Tết 2018 như thế nào.

Mặc dù mức độ quan tâm đối với kỳ lễ quan trọng nhất của Việt Nam có giảm, nhưng hơn một nửa người được hỏi cho rằng việc mua sắm Tết vẫn “hứng khởi” và hơn 20% cho biết họ cảm thấy “vui” - đó là tin tốt lành cho các nhà bán lẻ và là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy truyền thống biếu tặng vẫn còn, ngay cả khi nó làm cho một số người cảm thấy “mệt mỏi” và “căng thẳng”.

Mọi người cảm thấy thế nào khi mua sắm Tết.

Hiện tại, các mặt hàng “phải có” thường bán chạy vào dịp Tết đã quá quen thuộc. Với các mặt hàng chủ lực của nhiều nhãn hiệu như bia, thịt chế biến bao gồm thịt xông khói thái lát và nước ngọt có ga như Coca-Cola, tất cả đều được hai phần ba người lựa chọn mua.

Các mặt hàng “phải có” trong dịp Tết.

Được lựa chọn mua nhiều tương tự là hàng truyền thống cao cấp – phù hợp cho việc biếu tặng, gồm bộ hộp kẹo và trái cây sấy khô, các loại hạt và bánh quy, mỗi mặt hàng chiếm khoảng 50%.

Đối với kênh mua sắm những mặt hàng này, mặc dù mua sắm trực tuyến tăng trưởng mạnh trên toàn nền kinh tế, nhưng theo cuộc khảo sát trong dịp Tết vừa qua, các cửa hàng thực tế vẫn chiếm ưu thế.

Kênh mua sắm được cân nhắc vào dịp Tết.

Cụ thể, kênh siêu thị dường như chiếm vị trí áp đảo vào thời điểm này trong năm, với gần 90% số người được hỏi cho biết họ sẽ cân nhắc mua sắm tại siêu thị vào dịp Tết. Chợ truyền thống - nơi có mọi thứ từ hải sản tươi sống đến quần áo trẻ em, là kênh phổ biến thứ hai, chiếm gần 60%.

Các trang điện tử thương mại như Lazada hay Shopee cũng có thể được xem là một kênh liên quan đến mua sắm Tết với 32% người trả lời rằng họ sẽ xem xét mua thử, vượt qua một chút so với các cửa hàng tạp hóa truyền thống.

Các trang mua bán trực tuyến khác, bao gồm cả các ứng dụng mua sắm tạp hóa theo yêu cầu, cũng đã thu hút được sự chú ý ở Việt Nam gần đây và nổi lên như là một lựa chọn mới.

Bao Bì

Ngoài việc xác nhận rằng Tết vẫn vui và các truyền thống văn hóa mua sắm vẫn còn và phát triển, chúng tôi cho rằng dữ liệu khảo sát còn nêu bật được tầm quan trọng của bao bì tại thời điểm này trong năm.

Nghiên cứu cho thấy, ở một cửa hàng bán lẻ đông đúc, phần lớn những món quà Tết phổ biến nhất được mua đều phải nổi bật và nhanh chóng bắt mắt khách hàng.

Ngay cả thương mại điện tử cũng phải chú trọng nội dung và hình thức hơn vào dịp này trong năm, và chúng tôi tin rằng nó sẽ còn được quan tâm hơn nữa. Dù là trực tuyến hoặc ngoại tuyến, hình ảnh sản phẩm và bao bì cần phải đủ kích thích để dừng chân người tiêu dùng trong khi họ đang lựa chọn sản phẩm và cuối cùng làm họ quyết định mua hàng với một tinh thần hào hứng.

Tải về báo cáo mới nhất của Decision Lab về Bối cảnh Thương mại tại Việt Nam để có cái nhìn khái quát về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam. Decision Lab có thể giúp thương hiệu của bạn chọn ra bao bì hoàn hảo nhất cho dịp Tết. Liên hệ với chúng tôi để có bản dùng thử miễn phí.