Nhà máy sản xuất “Follower” (Phần 2)

Devumi bán follower trên Twitter và tweet lại phát ngôn người nổi tiếng, các doanh nhân, và bất kì ai có ảnh hưởng trong cộng đồng mạng. Dữ liệu ước tính cho thấy Devumi có 3,5 triệu tài khoản được lập tự động, và mỗi tài khoản được bán lại rất nhiều lần.

Làm sao để nhận diện một Bot (của Devumi)

Ảnh đại diện và hình nền bị đánh cắp

Ảnh đại diện ban đầu của Jessica Rychly đã được chỉnh màu và nén lại, để tránh nhận dạng tự động.

Ảnh: The New York Times.

Thay đổi chữ cái

Chữ cái đầu trong tên tài khoản của Rychly đã bị thay đổi từ chữ “i” thường sang chữ “l” hoa– rất khó nhận ra từ lần quan sát đầu tiên.

Ảnh: The New York Times

Những tỉ lệ bất thường

Số tài khoản mà Rychly theo dõi thì ít hơn 200, là con số cơ bản của người dùng tầm trung. Nhưng bots của Devumi thông thường sẽ theo dõi vài nghìn tài khoản, với số ít follower cho tài khoản đó.

Ảnh: The New York Times.

Số bài đăng và chia sẻ

Mỗi tài khoản bot, tính cả tài khoản Rychly giả mạo, thường đăng và chia sẻ các nội dung có chủ đề đa dạng và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Ảnh: The New York Times.

15.000 follower tiếp theo từ Devumi thì có nhiều điểm đáng ngờ hơn: không ảnh đại diện, sự cách quãng và trộn lẫn các kí tự chữ cái và chữ số thay vì một cái tên tử tế.

Mua Bots

Số hồ sơ công ty mà tờ Times đã điều tra tiết lộ nhiều điều mà Devumi cùng khách hàng của công ty muốn che giấu.

Hầu hết những khách hàng quen thuộc của Devumi đều bán sản phẩm, dịch vụ hay chính tên tuổi và uy tín của họ trên kênh truyền thông xã hội. Trong bài phỏng vấn, những lí giải tại sao lại mua bots của họ rất đa dạng. Có người mua follower vì tò mò phương thức mà nó hoạt động, người khác cảm thấy áp lực khi phải gia tăng lượng số follower cho chính mình hay khách hàng của họ. “Ai cũng làm thế thôi,” nữ diễn viên Deidre Lovejoy, một khách hàng của Devumi, cho hay. Trong khi một vài khách hàng tin tưởng rằng Devumi cung cấp những người hâm mộ khách hàng tiềm năng thực tế, thì số khác biết rõ hoặc nghi ngờ rằng cái nhận được là những tài khoản giả mạo.

Một vài người nói rằng họ hối hận vì đã thực hiện chuyện mua bán này. “Đó là lừa đảo”, James Cracknell, vận động viên đua thuyền người Anh sở hữu một huy chương vàng Olympic, đã mua 50.000 follower từ Devumi. “Mọi người thường đánh giá dựa trên số lượng like hay số lượng follower và điều đó không tốt chút nào”.

Khi tờ Times liên hệ, những khách hàng của Devumi hay đại diện của họ từ chối đưa ra bất kì lời bình luận nào. Trong số những người im lặng, có diễn viên Leguizamo, người có số follower được mua bởi trợ lý của mình. Một số trả lời thì phủ nhận chuyện mua bán với Devumi, bao gồm Ashley Knight, trợ lý riêng của bình luận viên nổi tiếng Lewis mặc dù địa chỉ email của Knight gắn với đơn hàng cho 250.000 follower; hay Eric Kaplan, một diễn giả, một “người bạn” của tổng thống Trump, có địa chỉ email dính líu đến 8 “đơn hàng” như vậy. Ở một tình huống khác, tài khoản Twitter của Paul Hollywood, một người làm bánh nổi tiếng, đã được xóa ngay sau khi tờ Times gửi email đặt câu hỏi cho Paul và câu trả lời được gởi lại đến Times không khác gì thông báo của Twitter cho người dùng: “Tài khoản không tồn tại”.

“Mọi người thường đánh giá dựa trên số lượng like hay số lượng follower và điều đó không tốt chút nào.”

Trong hơn 2 năm, cố vấn quan hệ công chúng đảng Dân chủ cũng là cộng tác viên của CNN, Hillary Rosen đã mua hơn nửa triệu follower giả từ Devumi. Rosen trước đó đã dành hơn 10 năm để đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Hoa Kỳ. Trong cuộc phỏng vấn, bà nói việc mua bán này như là “một thí nghiệm mà tôi thử thực hiện từ vài năm trước để kiểm tra cách thức mà nó hoạt động”. Theo dữ liệu của công ty, bà Rosen đã thực hiện hơn 12 vụ mua bán follower từ 2015 đến 2017.

Những khách hàng khác thì nói rằng họ phải chịu nhiều áp lực từ ông chủ của mình để gia tăng số lượng follower trên mạng xã hội. Marcus Holmlund, một cây bút tự do trẻ tuổi, ban đầu đã rất vui khi được Wilhemina, một công ty người mẫu quốc tế, thuê để quản lý mảng truyền thông xã hội của công ty. Nhưng khi lượt theo dõi của Wilhelmina không tăng nhanh như mong muốn, cấp trên đã đề nghị Holmlund hoặc mua follower hoặc hãy kiếm việc khác. Năm 2015, dù cảm thấy tội lỗi, nhưng Holmlund đã bỏ tiền túi để đặt hàng Devumi.

“Tôi cảm thấy ngột ngạt đứng giữa việc bị sa thải, hoặc tệ hơn là vĩnh viễn ra khỏi ngành thời trang”, Holmlund kể lại sau khi đã rời công ty vào cuối năm 2015. “Kể từ sau lần đó, tôi nói với bất cứ ai và bất kể có ai hỏi rằng đó là lừa đảo – và nó sẽ không làm tăng doanh số của công ty đâu” (người phát ngôn của công ty Wilhelmina đã từ chối bình luận việc này). Một số khách hàng của Devumi lại hiểu việc họ mua bots là vì sự nghiệp của họ, một phần nào đó, phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng trên kênh truyền thông xã hội.

“Không ai ngó ngàng đến bạn nếu sự có mặt của bạn không có gì nổi bật”, Jason Schenker, nhà kinh tế học chuyên ngành dự báo kinh tế, đồng thời cũng mua ít nhất 260.000 follower, cho hay. Không ngạc nhiên là Devumi đã bán hàng triệu follower và lượt chia sẻ cho các nghệ sĩ hạng C và hạng B ở Hollywood, như là nam diễn viên Ryan Hurst - ngôi sao của show truyền hình “Sons of Anarchy”. Trong năm 2016 và 2017, Hurst đã mua tổng cộng 750.000 follower tương đương với 3/4 số lượng follower trên tài khoản của mình. Theo sổ sách của công ty, Hurst đã chi ra hơn 4.000 đô la (gần 90 triệu đồng) và lẽ đơn nhiên, Hurst đã giữ im lặng trước mọi lời đề nghị phỏng vấn cho việc này.

“Ai cũng làm thế thôi,” nữ diễn viên Deidre Lovejoy, một khách hàng của Devumi, cho hay. Ảnh: BBC.

Devumi cũng bán bot cho những ngôi sao truyền hình thực tế, những người có thể sử dụng follower để áp phí hợp đồng và phí xuất hiện. Sonja Morgan, một diễn viễn trong chương trình “The Real Houswives of New York City” của Bravo, sử dụng tài khoản Twitter có Devumi “hỗ trợ” để quảng cáo cho thương hiệu thời trang của mình, một ứng dụng mua sắm và một trang mạng bán các “video truyền động lực” mang tính cá nhân.

Một thí sinh của American Idol mùa trước, Clay Aiken, thậm chí trả tiền để Devumi phát tán một lời khiếu nại chống lại Volvo, một thương vụ Devumi bots kiếm lời khi chia sẻ bình luận đó tới 5.000 lần. Cả Aiken và Morgan, đương nhiên, đều không phản hồi khi được hỏi đến.

Hơn một trăm cá nhân tự nhận mình là influencer – những người mà giá trị thị trường gắn bó trực tiếp với số follower trên kênh truyền thông đại chúng – đã mua follower từ Devumi. Justin Blau, một DJ nổi tiếng gốc Las Vegas có nghệ danh 3LAU, đã mua 50.000 follower và hàng nghìn lượt chia sẻ. Trong một email, Blau nói rằng một thành viên trong nhóm anh ta quản lý trước đây đã mua mà không có sự cho phép của anh ta.

Ít nhất 5 khách hàng influencer của Devumi thuộc quản lý của HelloSociety, một đại lý influencer thuộc sở hữu của Công ty mẹ của The New York Times (nữ phát ngôn viên của tờ Times cho hay công ty đã tìm cách để chứng thực lượng người theo dõi của từng pháp nhân trên là chính thống và sẽ không kí kết với bất kỳ ai vi phạm những tiêu chuẩn đó). Lucas Peterson, nhà báo tự do viết mảng du lịch cho tờ Times, cũng mua follower từ Devumi Không nhất thiết influencer phải nổi tiếng để kiếm được bộn tiền.

Bên cạnh “bán lẻ” cho khách hàng cá nhân, Devumi cũng có những đơn hàng của các công ty quảng cáo, công ty quan hệ công chúng vốn là những đơn vị đi mua follower cho khách hàng của họ.

Theo báo cáo gần đây của tờ báo Anh The Sun, cặp chị em ruột, Arabella và Jaadin Daho, kiếm được 100.000 đô la một năm trong vai trò là influencer, làm việc với các nhãn hàng như Amazon, Disney, Louis Vuitton và Nintendo. Nhưng tài khoản Twitter của hai chị em đã được chính mẹ và Shadia Daho, người quản lý, của các em phù phép để tăng số lượng chia sẻ. Khi có email gởi trực tiếp đến bà Daho hoặc gởi qua công ty quan hệ công chúng, nhân vật được hỏi đã không phản hồi gì.

Bên cạnh “bán lẻ” cho khách hàng cá nhân, Devumi cũng có những đơn hàng của các công ty quảng cáo, công ty quan hệ công chúng vốn là những đơn vị đi mua follower cho khách hàng của họ.

Phil Pallen, một nhà chiến lược thương hiệu ở Los Angeles, hứa hẹn mang đến cho khách hàng “sự tăng trưởng và những chiến dịch quảng cáo” trên truyền thông xã hội.

Theo hồ sơ cho thấy, Pallen đã giao dịch với Devumi ít nhất cả chục lần để giữ được lời cam kết với khách hàng của mình. Bắt đầu từ năm 2014, Pallen đã mua 10 nghìn follower cho Lori Greiner, người sáng lập và đồng dẫn chương trình “Shark Tank”. Ban đầu, Pallen phủ nhận việc mua những follower này. Mãi đến khi Times liên lạc với Greiner thì câu trả lời được lật lại, coi chiến dịch đó chỉ là “thử nghiệm” với Devumi nhưng “đã ngừng dịch vụ từ lâu”. Luật sự Greiner cho hay nữ MC đã yêu cầu Pallen dừng lại sau khi biết về vụ mua bán đầu tiên. Tuy nhiên, hồ sơ lưu trữ lại chống lại điều đó. Thực tế, Pallen đã mua follower từ Devumi cho Greiner trong năm 2016.

Những nhà tư vấn marketing đôi khi mua follower cho chính họ để củng cố “chứng cứ” chuyên môn của mình. Trong năm 2015, Jeetendr Sehdev, một cựu trợ lý giáo sư tại trường Đại học Nam California, người tự nhân mình là “người định hướng sự nổi tiếng và độc quyền thương hiệu,” đã bắt đầu mua hàng trăm nghìn follower giả mạo từ Devumi. Sehdev chối bình luận điều này. Tuy nhiên, trong cuốn sách bán chạy gần đây nhất của mình với tựa “The Kim Kardashian Principle: Why Shameless Sells/ Mặt dày khi bán hàng”, Sehdev nói chắc như đinh đóng cột và khẳng định tìm ra bí mật thực sự để tạo nên sự nổi tiếng: “Độ xác thực chính là yếu tố cốt lõi” để lý giải về lượng follower tăng đột biến của mình. Một lời giải thích phủ nhận sự hiện diện của những từ đô la xanh nằm sau con số.

Những tài khoản giả mạo này đã lấy danh tính từ người dùng từ Facebook và Twitter trên mọi tiểu bang của Mỹ và hàng chục quốc gia khác nhau.

Ăn cắp và bán lại

Trong số follower giả mạo được cung cấp cho Sehdev có cả Jessica “Twitter”, hay ít nhất là bản sao của cô ấy. Tài khoản giả mạo Jessica, được lập trong năm 2014, nằm trong danh sách mua bán của hàng trăm khách hàng của Devumi. Nó đã được chia sẻ cho Schenker, nhà kinh tế học, và Arabella Daho, một influencer tuổi teen. Clive Standen, ngôi sao của chương trình “Taken”, cũng “được” Jessica giả mạo “ủng hộ”. Và trong danh sách của Jessica giả “ủng hộ” còn có người làm bánh nổi tiếng Hollywood, DJ - diễn viên người Pháp Snake và Irenland (Follower của DJ Snake được mua bởi người quản lý cũ và, đơn nhiên, vẫn là sự từ chối cho mọi yêu cầu bình luận).

Theo phân tích của tờ Times, Devumi đã bán đi bán lại ít nhất hàng chục nghìn tài khoản giả “có chất lượng cao”. Trong một số trường hợp, một người dùng thực được nhân bản thành hàng trăm bots khác nhau. Những tài khoản giả mạo này đã lấy danh tính từ người dùng từ Facebook và Twitter trên mọi tiểu bang của Mỹ và hàng chục quốc gia khác nhau, từ người lớn đến trẻ vị thành niên, từ những người dùng hoạt động tích cực tới những người không đăng nhập vào tài khoản của họ trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Sam Dodd, một sinh viên và nhà làm phim tham vọng, đã mở tài khoản Facebook và Twitter của mình khi còn là học sinh trung học năm hai ở Maryland. Trước khi hết phổ thông, thông tin chi tiết về tài khoản của Sam đã bị một bot đánh cắp.

Tài khoản giả này không có động thái gì cho đến năm ngoái, khi đột nhiên bắt đầu chia sẻ liên tục các bài đăng từ khách hàng của Devumi. Tính đến hè này, Dodd “giả” đã chia sẻ vô số tài khoản khiêu dâm khác, có cả trang Immoral Productions (trang nổi tiếng để xem sex show và phim đen), cũng như liên kết tới trang web đánh bạc.

“Tôi không biết tại sao họ lại lấy danh tính của tôi, một sinh viên 20 tuổi”, Dodd nói. “Tôi không nổi tiếng”. Nhưng cho dù Dodd không nổi tiếng, danh tính trên trang xã hội của cậu lại có giá trị trong ngành kinh tế mang tên độ phủ sóng. Như giá công bố tháng Mười Hai, Devumi bán mỗi follower chất lượng cao với giá ít hơn 2 xu (400 đồng). Hồ sơ của Dodd nằm trong gói bán cho 2,000 khách hàng – một con số cơ bản mà nhiều tài khoản bots của Devumi theo dõi – và Dodd “giả” đem mang lại cho Devumi khoảng $30.

Devumi bán mỗi follower chất lượng cao với giá ít hơn 2 xu (400 đồng).

Danh tính bị đánh cắp của những người dùng như Dodd rất quan trọng đối với Devumi. Các bot chất lượng cao thường được giao cho khách hàng trước, theo sau là hàng triệu bot rẻ tiền, chất lượng thấp, vàng thau lẫn lộn.

Một số bot “chất lượng cao” của Devumi, thậm chí còn thay thế luôn những tài khoản ít hoạt động. Whitney Wolfe, một trợ lý giám đốc sống ở Florida, đã mở một tài khoản Twitter vào năm 2008 khi cô còn làm nghề tổ chức đám cưới. Năm 2014, khi cô bắt đầu ít sử dụng tài khoản Twitter của mình thì một tài khoản giả mạo ăn cắp thông tin cá nhân của Wolfe được tạo ra. Trong những tháng gần đây, tài khoản đó đã chia sẻ bài đăng của nhiều nữ diễn viên phim người lớn, một số influencer và một cựu gái mại dâm đã chuyển thành người viết hồi ký.

“Những thứ đó – những bức ảnh phụ nữ trong quần lọt khe, rồi ngực phụ nữ - nó không phải là thứ mà tôi chọn làm đại diện cho đức tin, tên tuổi hay nơi tôi đang sống”, Wolfe, hiện đang hoạt động trong giáo đoàn Nam Thánh Baptist địa phương, cho hay.

Các nạn nhân khác vẫn hoạt động trên các mạng xã hội khi bots đã được bán của Devumi bắt đầu mạo danh họ. Salle Ingle, một kỹ sư 40 tuổi sống ở Colorado, cho biết cô lo lắng rằng một nhà tuyển dụng tiềm năng sẽ bắt gặp phải phiên bản giả mạo trong khi kiểm tra tài khoản trên mạng xã hội của cô.

“Tôi đã xin việc mới, và tôi thực sự biết ơn vì không ai thấy tài khoản này và nghĩ đó là tôi”, Ingle nói cô đã báo cáo với Twitter để đóng lại tài khoản đó.

Sau khi gửi email cho Calas vào năm ngoái, một phóng viên của tờ Times đã ghé thăm địa chỉ tại Manhattan của Devumi theo địa chỉ đăng website của công ty. Có rất nhiều đơn vị thuê tòa nhà đó, kể cả một phòng khám y tế và một công đoàn lao động. Nhưng không có Devumi và công ty mẹ của nó, Bytion. Người đại diện cho chủ sở hữu tòa nhà cho biết cả Devumi lẫn Bytion đều chưa từng thuê văn phòng ở đó.

Không khác gì những follower Devumi đã bán, văn phòng của công ty cũng là giả mạo.

Devumi nói rằng họ thuê một văn phòng ở Manhattan, nhưng chủ tòa nhà nói họ chưa từng thuê ở đây. Ảnh: The New York Times.

Dây chuyền cung cấp Thông tin

Rải rác trên mạng là một loạt các trang mạng ảo nơi các “nhà sản xuất” bot ẩn danh khắp thế giới kết nối với các nhà bán lẻ như Devumi.

Trong khi khách hàng cá nhân đa phần có thể mua bots trực tiếp từ những “nhà sản xuất” này, có một số công ty ít thân thiện với người mua hơn như Peakerr, CheapPanel và YTbot. Một số còn không chấp nhận thẻ tín dụng, chỉ giao dịch thông qua tiền ảo như Bitcoin.

Tuy thế, những trang này thường bán follower, likes và shares với số lượng lớn, trên nhiều mạng xã hội dưới nhiều thứ tiếng khác nhau. Những tài khoản giả mạo mà họ bán được chuyền tay liên tục. Thậm chí, cùng một tài khoản có thể có được giao dịch từ nhiều người bán.

Theo một cựu nhân viên của công ty, Devumi mua bots từ các “nhà sản xuất bot” khác nhau tùy thuộc vào giá cả, chất lượng và độ tin cậy. Ví dụ, từ Peakerr, mua 1.000 bots sử dụng tiếng Anh có “chất lượng cao”, hình ảnh thực với giá cao hơn 1 đô la và Devumi sẽ bán, cùng một loại “sản phẩm” như thế với giá 17 đô.

Chỉ trong vài năm, Devumi đã bán khoảng 200 triệu follower cho ít nhất 39.000 khách hàng, và chỉ mới chiếm 1/3 trên tổng doanh thu 6 triệu đô của thời điểm đó.

Việc chênh giá đã cho phép Calas, người sáng lập Devumi, tạo dựng một cơ ngơi nho nhỏ. Chỉ trong vài năm, Devumi đã bán khoảng 200 triệu follower cho ít nhất 39.000 khách hàng, và chỉ mới chiếm 1/3 trên tổng doanh thu 6 triệu đô của thời điểm đó.

Tháng trước, Calas đã yêu cầu tờ Times nêu tên các bots mà tờ báo này cho rằng đã ăn cắp thông tin từ người dùng thực. Sau khi nhận được tên của 10 tài khoản, Calas đã đồng ý phỏng vấn và yêu cầu có thêm thời gian để phân tích dữ liệu. Và đó là email cuối cùng Calas còn liên hệ.

“Chúng ta đang làm việc với các hệ sinh thái hoàn toàn không được kiểm soát và khép kín, không hề có thông tin báo cáo về nó. Những hệ sinh thái này còn đưa ra lời khuyến khích tai ác để điều đó được diễn ra (những giao dịch mua bán fake follower). Người ta muốn khống chế để chuyện đó không trở thành hiển nhiên, nhưng họ đang thực sự kiếm lời từ đó”, Essaid, một chuyên gia an ninh mạng phát biểu kết lời.

*Nguồn: The New York Times

Công cụ xác minh uy tín influencer

Tuy nhiên, sử dụng cách làm thủ công để kiểm tra xem người nổi tiếng có uy tín thật sự hay không là một công việc cực kỳ tốn thời gian và khó đảm bảo sự chính xác. Chính vì vậy, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và Big Data, công cụ Real Verify của công ty Hiip có thể giúp nhà quảng cáo kiểm tra chính xác số lượng fan ảo hay thật, bots hay người dùng, follower ảo đến mức nào... giúp nhà quảng cáo định hình được độ hiệu quả kênh influencer mà mình sắp chi tiền vào.

Nhà quảng cáo chỉ cần đơn giản đăng ký sử dụng tài khoản trên trang: http://hiip.asia/advertiser, sau đó lập chiến dịch quảng cáo, và công cụ Real Verify sẽ tự động đề xuất chính xác những influencer có lượng follower THẬT mà nhãn hàng cần để hướng đúng đối tượng độc giả theo dõi thông điệp quảng cáo của mình.

Với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và Big Data, công cụ Real Verify của công ty Hiip có thể giúp nhà quảng cáo kiểm tra chính xác số lượng fan ảo hay thật, bots hay người dùng, follower ảo đến mức nào. Ảnh: Hiip.

Thuật toán của Real Verify xác định chất lượng của influencer và gạn lọc những influencer xài “fake follower” thông qua những tiêu chí như sau:

  • Hoạt động (activity): có ít hoặc không có hoạt động như một người dùng bình thường như đăng trạng thái, đăng ảnh, check-in, v.v...
  • Thông tin mô tả bản thân (bio): không có hoặc giống bất thường với một follower khác follow cùng một influencer
  • Hình ảnh (photo): ít hoặc giống bất thường với một follower khác follow cùng một influencer

Nền tảng thông minh của Real Verify dựa trên AI và Big Data ngay lập tức giúp nhà quảng cáo có cái nhìn toàn cảnh về chiến dịch mình sẽ thực hiện trên các kênh mạng xã hội, đối tượng đón nhận thông điệp, và tương tác họ có thể có dành cho sản phẩm.

Nhờ đó, Real Verify giúp loại bỏ những influencer “giả” nhờ mua follow, mua like, câu like ảo. Từ đó, nhãn hàng có thể tránh được rủi ro chiến dịch Influencer Marketing không hiệu quả hoặc bị khủng hoảng vì thông điệp bị bóp méo do tính chất của influencer. Real Verify cũng giúp nhà quảng cáo nhận được báo giá minh bạch trực tiếp từ người nổi tiếng và influencer, đảm bảo cân đối được chi phí trong chiến dịch quảng cáo.

Ngay bây giờ, nhà quảng cáo có thể sử dụng Real Verify để bắt đầu một chiến dịch marketing influencer có giá trị thật và hiệu quả ngay tại đây: http://hiip.asia/advertiser.

Xem lại Phần 1