Làm thế nào để PR cho 1 dự án ICO (Initial Coin Offering)?

Phần 1.

Gần đây có 1 chủ đề mà thu hút được rất nhiều quan tâm của các start up Việt là làm sao để thực hiện chiến dịch PR cho dự án ICO (Initial Coin Offering). Chính do vậy hôm nay mình định bụng sẽ chia sẻ về mảng nội dung này. Thực tế từ trước tới giờ ở VN chưa có 1 agency nào tư vấn chiến lược marketing và PR cho những dự án kiểu này. Đây là 1 công việc hoàn toàn mới đối với agency . Mới ở chỗ bản thân các bạn làm truyền thông phải tự học , tự tìm hiểu thế nào là ICO , công nghệ Blockchain, khái niệm tiền ảo ( crypto) . Bản thân mình cũng vậy, trước đây chỉ hiểu lờ mờ, không rõ và cũng thuộc loại nocoiner ( không tin) hay weak hand ( không dám nắm giữ đồng tiền ảo nào mà bán ngay) nhưng công việc buộc lòng chúng ta “YÊU” lại từ đầu. Vậy làm sao để PR cho 1 dự án chào bán token, crowdfunding?

#1 Nguyên tắc đầu tiên : LUẬT. Các bạn cần nắm rõ luật, thị trường nào chưa công nhận tiền ảo, thị trường nào pháp luật cấm trading? thị trường nào báo chí chính thống không được phép đưa tin ?... Hãy tự tìm hiểu và trả lời những câu hỏi này đầu tiên khi bắt đầu thực hiện chiến lược PR. Hiện tại có : Trung Quốc, Hàn Quốc., Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan ( gần đây TL đã bắt đầu linh động khi báo giới đăng tải về Crypto , vậy nên case by case)

#2 Nguyên tắc 2: Các dự án ICO hiện như nấm mọc sau mưa. Theo Business Insider, số liệu năm 2017 cho thấy chỉ 48% số lượng dự án ICO thành công trong việc gọi vốn lần đầu ( http://uk.businessinsider.com/how-much-raised-icos-2017-tokendata-2017-2018-1 )
Vậy dự án ICO của các bạn khác biệt ra sao với các dự án khác ra sao ? Bản thân việc chào bán public sales dự án của bạn ra công chúng hoàn toàn không phải là 1 tin mới. Thậm chí báo giới cũng chẳng mấy quan tâm bởi hàng ngày những thông tin như vậy có quá nhiều. Vậy cái “MỚI’ ở đâu , hãy trả lời câu hỏi : dự án này giải quyết vấn đề gì còn đang được quan tâm ? nó có ảnh hưởng gì đến ngành, lĩnh vực mà dự án đầu tư ( giáo dục, tài chính, nhân sự, games…) tính khả thi và hiệu quả của việc đầu tư ( moneytizing) ?...

#3 Nguyên tắc 3: Đừng bao giờ mang thông điệp giá Token của bạn sẽ tăng. Hãy lan tỏa giá trị lâu dài của dự án thay vì cái lợi trước mắt. Ai chả kỳ vọng khi mua giá thấp và khi bán giá cao, nhưng hãy tập trung nguyên tố nào giúp giá có xu hướng lên, hay nguyên tố nào giúp giảm thiểu rủi ro khi giao dịch tiền ảo. Rất nhiều dự án vướng phải lỗi cơ bản này. 100% trader chỉ quan tâm 2 vấn đề : giá tăng và phòng tránh nguy cơ lỗ (!)

#4 Nguyên tắc 4: Bắt cứ 1 dự án ICO nào cũng muốn được báo giới đưa tin (press mention), blog hay forum thậm chí là cả viral trên mạng xã hội. Bởi các dự án muốn tiếp cận với mass audience, tăng cao độ nhận diện với SEO search, online visibility. Thời điểm tốt nhất để thực hiện PR cho ICO là 2-3 tháng trước khi ICO diễn ra. Các câu chuyện không trực diện nói về dự án ( content marketing) , hãy chia sẻ về CEO, COO, CTO…tầm nhìn, chiến lược, chia sẻ về market trend vân vân và mây mây…Đừng tự sell yourself short bằng cách “Chúng tôi bán token đấy, anh hãy mua ngay đi” 😀 Nguyên tắc này cũng đúng với nghiệp vụ của earned media. Hãy build up audience trước khi moneytize from audience. Lỗi cực kỳ hay gặp là làm ngược lại 😀

#5 Nguyên tắc 5: Có một điểm không thể phủ nhận, báo chí giúp dự án của bạn truyền tải thông tin đến những người quan tâm. Nhưng đó là những người mới dừng ở cấp độ “quan tâm” . Những người thực sự bỏ tiền mua Token của bạn lại là các “trader” mà họ thì hay đọc tin bài từ các trang chuyên ngành nhiều hơn ví như : cointelegraph, coindesk… Chính do vậy post paid trên các trang đó cũng là điều cần thiết. Tuy nhiên hầu hết các start up đều vướng phải vấn đề ngân sách để đăng những bài PR đó không hề rẻ $10-20K/ bài là chuyện bình thường. Hãy dự trù kinh phí marketing với kỳ vọng lớn hay nhỏ trong việc kêu gọi số vốn huy động từ công chúng.

#6 Nguyên tắc 6: Đừng ngủ quên trong chiến thắng. Nếu dự án của bạn đã được báo chí và truyền thông ghi nhận. Xin đừng tự mãn với điều đó. Bởi earned media là 1 quá trình xây dựng, 1 bài viết , 1 mention trên blog hay re-twitter của KOL ...không bao giờ là đủ. Hãy thực hiện chiến lược PR như những cơn sóng dồn dập xô bờ có như vậy hiệu quả mới lâu dài và vững chắc.

# Nguyên tắc thứ N : có rất nhiều technique để thực hiện quan trong là phải LÀM thì mới cụ tỷ được. Vậy đi nhé nhiều chữ quá rồi.

(Còn tiếp)