Kinh tế châu Á Thái Bình Dương 'an toàn' trước Brexit

Tác động của việc Anh rời EU tới kinh tế châu Á Thái Bình Dương được đánh giá là không đáng kể do tiếp xúc thương mại của khu vực với nước này còn hạn chế, theo Cushman & Wakefield.

Hậu quả của Brexit thể hiện qua những tác động tức thời bằng sự bất ổn của thị trường tiền tệ và sự “bốc hơi” hơn 3.000 tỷ USD trên thị trường chứng khoán toàn cầu. Điều này làm phát sinh những quan ngại về việc suy yếu hoạt động kinh doanh và niềm tin tiêu dùng. Tuy nhiên, Cushman & Wakefield tin rằng sự hỗn loạn ngắn hạn này không đại diện cho sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới.

Đơn vị này dự báo, các tác động kinh tế của Brexit trên khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ bị hạn chế. Vương quốc Anh là một thị trường xuất khẩu khá nhỏ của châu Á Thái Bình Dương, chiếm khoảng 2% tổng xuất khẩu, thấp hơn rất nhiều so với các phản ứng dây chuyền lên EU (chiếm khoảng 12% xuất khẩu).

Điều đáng quan tâm nhất chính là thị trường tiền tệ. Đồng bảng Anh giảm giá 11,5% so với USD sau cuộc trưng cầu dân ý, trước khi bắt đầu hồi phục từ ngày 28/6. Các biến động tiền tệ ít nhiều gây ra rủi ro cho các doanh nghiệp và các nền kinh tế hoạt động mờ nhạt trong khu vực.

Các tác động của Brexit đến khu vực châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ rất hạn chế.

Tại Nhật, đồng yên tăng giá gây áp lực khiến cho các mặt hàng xuất khẩu ít tính cạnh tranh và cắt giảm vào lợi nhuận chuyển về nước (bên cạnh những tác động khác). Nhật có thể đòi hỏi các biện pháp kích thích kinh tế hơn nữa từ ngân hàng, bao gồm cả việc can thiệp vào các thị trường ngoại hối.

Song, tác động của Brexit đối với Trung Quốc không đáng kể. Hiện nay ảnh hưởng lớn nhất đã được nhìn thấy trong việc dòng vốn chạy ra vừa phải. Một số nhà kinh tế dự đoán một sự sụt giảm mạnh đối với đồng nhân dân tệ trong những tháng tới khi các nhà đầu tư đổ xô tìm đến đồng USD. Nhưng trong thời gian này, sức mạnh tương đối của đồng nhân dân tệ tạo ra cơ hội mua mới cho các nhà đầu tư Trung Quốc tại Anh.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Anh chiếm gần 10% tổng vốn FDI vào Ấn Độ, chủ yếu nhắm vào các phân khúc dịch vụ, đặc biệt là các công ty chuyên gia công phần mềm) có thể sẽ tạm ngừng. Từ năm 2015, các doanh nghiệp Ấn Độ đã tận dụng nước Anh như một cơ sở để mở rộng thị trường của họ ở EU. Trong dài hạn, nhu cầu lực lượng lao động có tay nghề cao của Ấn Độ cũng như thương mại và đầu tư với Ấn Độ dự kiến ​​sẽ được duy trì.

Trong khi Brexit dẫn đến một số bất ổn và khiến các nhà đầu tư trong khu vực đánh giá lại việc tiếp cận các thị trường ở Anh, giới đầu tư có tầm nhìn dài hạn hơn không thể bỏ qua cơ hội phát triển ở châu Âu và đặc biệt là Anh trong bối cảnh biến động hiện nay.

Những thành phố cửa ngõ chính ở Bắc Mỹ và châu Á Thái Bình Dương có thể hưởng lợi trong ngắn hạn từ Brexit. Khu vực châu Á Thái Bình Dương có thể kỳ vọng sẽ tận dụng được sự đa dạng hóa các nguồn vốn từ Anh, thúc đẩy hoạt động đầu tư tăng cao tại các thị trường chính ở châu Á.

Khu vực châu Á Thái Bình Dương có thể kỳ vọng sẽ tận dụng được sự đa dạng hóa các nguồn vốn từ Anh, thúc đẩy hoạt động đầu tư tăng cao tại các thị trường chính ở châu Á.

Nhật và Australia đã và đang là những thị trường hút vốn nước ngoài trong ba năm qua. Cơ hội tại Hong Kong, Hàn Quốc và Trung Quốc có được từ việc các doanh nghiệp và các nhà đầu tư bán bớt tài sản để cắt giảm nợ và tái cơ cấu vốn có thể thu hút sự quan tâm nhiều hơn của các nhà đầu tư. Tương tự, Singapore có thể thấy những dòng vốn mới, đặc biệt là khi thị trường văn phòng của nước này phải trải qua chu kỳ giá thuê đi xuống như hiện tại. Sự phục hồi của thị trường văn phòng tại Singapore có thể sẽ dần dần diễn ra khi nước này loại bỏ được khối lượng lớn nguồn cung mới.

Nhiều dự đoán cho rằng cho đến khi những điều khoản của việc Anh rời EU được làm rõ (điều này chưa được thực hiện) thì quyết định thuê mặt bằng (bất động sản) vẫn sẽ tiếp tục được dựa trên những điều kiện thị trường địa phương hơn là sự bất ổn toàn cầu. Số liệu về niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ là một trong những chỉ số quan trọng nhất cần theo dõi bởi vì chúng có mối tương quan chặt chẽ với các yếu tố cho thuê cơ bản và cuối cùng sẽ là tín hiệu cho xu hướng trong tương lai của tỷ lệ trống và giá thuê.

Cushman & Wakefield cho rằng Brexit sẽ có thể điều chỉnh lại sự cân bằng các danh mục đầu tư của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Sự tăng trưởng và thu hút của khu vực vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố cơ cấu như là nền tảng nhân khẩu học thuận lợi, đô thị hóa nhanh chóng và tầng lớp tiêu dùng tăng cao, nhất là giữa các nước mới nổi.

Về lâu dài, khu vực có thể an toàn vượt qua bất kỳ biến động nào gây ra bởi Brexit, các yếu tố thuận lợi trong nước sẽ lại trở thành tâm điểm, củng cố vị trí của châu Á Thái Bình Dương như là khu vực phát triển nhanh nhất trong trung hạn.

Vũ Lê
Nguồn VnExpress