Các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định như thế nào?

Đưa ra quyết định đúng đắn là một kỹ năng quan trọng ở bất kì giai đoạn nào của sự nghiệp. Nhưng để thực hiên điều đó thì không hề dễ dàng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đưa ra quyết định là một quá trình phức tạp liên quan đến việc đánh giá phản ứng cả về nhận thức và tình cảm để tìm ra con đường đúng để đi. Các chuyên gia tin rằng việc ra quyết định tốt nhất xảy ra ở đâu đó giữa nghiên cứu với suy nghĩ cẩn thận và sự tin tưởng trong lòng.

Biết chọn lọc ý tưởng, lấy khách hàng làm trung tâm, ham học hỏi, tận tâm, sáng tạo chính là những ‘vũ khí bí mật’ giúp những người đứng đầu các công ty nổi tiếng đưa ra những quyết sách đúng đắn cho công ty của họ.

Lý thuyết thì như vậy nhưng thực tế còn có một công thức bí mật, như Dave Girouard, Giám đốc điều hành của startup quản lý tài chính cá nhân Upstart, chia sẻ "Tất cả các hoạt động kinh doanh thực sự đều hường tới đến hai điều đơn giản: Ra quyết định và thực hiện quyết định. Thành công của bạn phụ thuộc vào khả năng bạn thực hiện điều đó như thế nào".

Vậy cơ chế ra quyết định và thực hiện được tiến hành như thế nào tại các công ty thành công nhất? Nhìn qua danh sách 50 CEO hàng đầu được đánh giá cao nhất, thực tế cho thấy rằng các nhà lãnh đạo tốt không chỉ là người có một tầm nhìn rất rõ ràng về tương lai công ty của họ, họ còn có thể tạo động lực cho nhân viên của mình bằng cách khiến các nhân viên biết rằng họ đều đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu của công ty, hay nói cách khác tức là bằng cách đưa ra các quyết sách chính xác và đúng đắn.

Larry Page và Sergey Brin - Đồng sáng lập Google: Những nhà lãnh đạo kiên quyết

“Trong nhiều năm của tôi tại Google, tôi thấy Eric Schmidt (Cựu CEO của Google) sử dụng phương pháp “Quyết định nhanh” để đưa ra quyết định rất thường xuyên. Bởi vì người sáng lập Larry Page và Sergey Brin là những nhà lãnh đạo rất kiên quyết và họ tham gia vào mọi quyết định lớn.

Larry Page Sergey Brin

Eric biết ông không thể tự đưa ra những quyết định quan trọng mà không tham khảo ý kiến của 2 lãnh đạo trên. Điều này có thể khiến nhiều việc bị đình trệ nhưng Eric luôn chắc chắn rằng các quyết định đã được thực hiện trên một khung thời gian cụ thể. Ông đã duy trì thói quen này cho chính mình và khiến Google trở nên thật khác biệt.” Dave Girouard chia sẻ.

Ursula Burns - Giám đốc điều hành của XEROX: Ưu tiên khách hàng và cải tiến kĩ thuật

Ursula Burns đã trở thành người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên lãnh đạo một công ty của Mỹ mà mở rộng được cả quy mô và tầm ảnh hưởng của Xerox.

Ursula Burns

Trong một cuộc phỏng vấn với trang Triple Crown Leadership, bà đã chỉ ra chính khách hàng và sự đổi mới là “kim chỉ nam” cho các quyết sách tại Xerox:

“Khi chúng tôi cần phải đưa ra quyết định, chúng tôi dựa vào hai yếu tố. Một là yếu tố khách hàng: bảo đảm chúng tôi biết về những rắc rối hoặc vấn đề của họ. Yếu tố còn lại chính là cải tiến: Liệu chúng tôi có thể áp dụng một số cải tiến kỹ thuật, quy trình để giúp chúng tôi giải quyết vấn đề này không?

Chúng tôi cũng không phân cấp khi mọi người đóng góp ý kiến. Thay vào đó chúng tôi cố gắng tạo sự bình đẳng trong mọi cuộc thảo luận. Với đội ngũ lãnh đạo, tôi hy vọng tất cả mọi người hãy tự kiểm điểm lại chức năng và nhiệm vụ của mình sau đó sẽ đưa cho tôi ý kiến đề xuất. Tôi mong họ suy nghĩ nhiều hơn về các khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhân viên và cổ đông. Vì vậy, tôi cho tất cả mọi người cơ hội như nhau để cùng nói về một vấn đề.”

Mark Parker - Giám đốc điều hành của Nike: Chọn lọc ý tưởng

Trong một cuộc phỏng vấn với Fast Company, Parker ghi nhận rằng Nike là một tổ chức với những ý tưởng phong phú và rất nhiều cơ hội. Chọn đúng để phát triển đó là một bài tập về khả năng chọn lọc.

"Khả năng chọn lọc và mở rộng là rất quan trọng", Parker nói với Fast Company khi nhóm nghiên cứu và phát triển của Nike đã có 350 ý tưởng để chọn lọc từ kho ý tưởng.

Mark Parker

“Bạn có thể không luôn luôn dự đoán trúng người chiến thắng. Tôi thường hỏi rất nhiều câu hỏi, do đó, nhóm nghiên cứu cho rằng mọi vấn đề đã được thông qua. Tôi không nói, 'Hãy làm điều này, làm điều đó. Tôi không phải là một nhà quản lý vi mô. Tôi không tin vào điều đó!

Cha tôi đã nói với tôi khi tôi lớn và đã tới lúc tôi phải đưa ra quyết định rằng: 'Ồ vậy con nghĩ thế nào về điều đó?’ Và tôi nói,' Dạ, con nghĩ thế này’ Và ông sẽ nói, "Có vẻ đó là một ý tưởng hay." Và theo thời gian, tôi bắt đầu biết chọn lọc ý tưởng cho bản thân mình. Tôi không cần phải đi với anh ta. Tại Nike, chúng tôi có những nhân viên vô cùng mạnh mẽ. Họ biết phải làm gì.”

Dao Nguyen - nhà xuất bản của trang tin Buzzfeed: Cái bạn cần là trực giác và sáng tạo

Buzzfeed là trang tin cung cấp tin tức đời sống hàng ngày. Báo New York Times từng dự đoán giá trị của nó có thể lên tới 850 triệu USD. Đầu năm 2014, Tổng giám đốc Jonah Peretti, ra giá 1 tỷ USD trong cuộc đàm phán với Disney khi công ty này muốn mua lại trang. Một trong những "vũ khí bí mật" của Buzzfeed là Dao Nguyen, 42 tuổi, phụ trách bộ phận dữ liệu và tăng trưởng của trang.

Dao Nguyen

Dao Nguyen đã chia sẻ rằng để tiếp tục xây dựng nên sự thành công của một bài viết BuzzFeed cô ấy không chỉ dựa vào dữ liệu và thuật toán.

“Bạn phải sử dụng rất nhiều trực giác và rất nhiều sáng tạo, và các dữ liệu chỉ một phần giúp bạn suy nghĩ về lý do tại sao điều này có thể thu hút độc giả và tại sao mọi người chia sẻ nó. Các dữ liệu không bao giờ cho bạn biết lý do tại sao bất cứ điều gì xảy ra. Dữ liệu sẽ cho bạn biết, nếu bạn đang rất may mắn, những gì đã xảy ra.”

Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook: Lòng kiên trì và sự tận tâm

Trong một báo cáo gần đây cho Fast Company, Harry McCracken hỏi nhân viên của Facebook về cách nhà lãnh đạo của họ đã đạt được một số thành tựu quan trọng gần đây của công ty.

Mark Zuckerberg

“Tôi không nghe thấy rất nhiều giai thoại về việc Mark tự đưa ra các quyết định mang tính thiên tài giúp thay đổi mọi thứ. Thay vào đó, họ khen ngợi sự ham học hỏi, lòng kiên trì, khả năng triển khai các nguồn lực, và sự tận tâm với việc cải thiện Facebook của Mark. Anh ta có một sở trường riêng là chia nhỏ những kế hoạch lớn và hoàn thành chúng.”

"Hầu hết các cuộc nói chuyện của chúng tôi là về chiến lược dài hạn, và sau đó chúng ta sẽ xem xét xem nên làm gì trong tháng tới," Bret Taylor, cựu CTO của Facebook trong khoảng thời gian từ 2009-2012, khoảng thời gian khó khăn của Facebook khi công ty này đang nỗ lực để đặt dịch vụ trên điện thoại thông minh. "Đó là một trong những lý do chính tại sao Facebook đạt được thành tựu ngày hôm nay.”

Thụy Dương
Nguồn Trí thức trẻ